2016/04/06

LUẬT BÁO CHÍ KHÔNG CAN THIỆP PHÓNG VIÊN SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

Kính Chiếu Yêu


Trước ngày Quôc Hội bấm nút thông qua Luật Báo chí sửa đổi, một số thông tin cho rằng, trang thông tin tổng hợp, mạng xã hội sẽ được coi như báo chí và sẽ được Luật Báo chí điều chỉnh. Không phải vậy, trang thông tin điện tử và mạng xã hội vẫn được xếp vào diện đối tượng điều chỉnh của Nghị định 72 và Nghị định 174 về quản lý thông tin, không thuộc sự điều chỉnh của Luật Báo chí.
Lý do không đưa trang thông tin điện tử và mạng xã hội vào phạm vi điều chỉnh được lý giải: Trang thông tin điện tử tổng hợp không được tự sản xuất nội dung tin, bài mà lấy tin từ các báo và truyền dẫn trên môi trường mạng, còn mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin, trong đó có một số thông tin có tính chất báo chí. Mạng xã hội hoạt động trong môi trường ảo, thường không có người chịu trách nhiệm, đồng thời người viết và tham gia bình luận thường cũng chỉ sử dụng biệt danh. Vì vậy nó không được coi là báo chí và được điều chỉnh bằng Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và nghị định số 174 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và truyền thông không cấp phép, cũng không quản lý các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội này, mà chỉ quản lý đơn vị cung cấp dịch vụ mạng. 
Luật Báo chí sửa đổi lần này quy định công dân có quyền tự do ngôn luận trên báo chí và phát biểu ý kiến của mình về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và thành viên của các tổ chức đó.
Luật Báo chí sửa đổi quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Tiết lộ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân…, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án; Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng; kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Nghị định 174, Ngày 13 tháng 11 năm 2013, Thủ tường Chính phủ đã kí ban hành ngày 13/11/2013 quy định cụ thể những hành vi vi phạm cùng mức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt. 
MỤC 3. CỦA CHƯƠNG 4 QUY ĐỊNH HÀNH VI VI PHẠM VỀ THÔNG TIN TRÊN MẠNG

Điều 64. Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện không đúng quy định trong giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp;
b) Cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm quy định pháp luật;
c) Không xây dựng quy trình quản lý thông tin công cộng;
d) Không lưu trữ thông tin tổng hợp tối thiểu 90 ngày kể từ thời điểm được đăng trên trang thông tin điện tử tổng hợp;
đ) Vi phạm một trong các quy định về quản lý thông tin điện tử trên mạng đối với các trang thông tin điện tử không phải xin giấy phép.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp đúng với nội dung được quy định trong giấy phép; không trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức theo quy định;
b) Tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định;
c) Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
d) Miêu tả tỉ mỉ hành động dâm ô, chém, giết, tai nạn rùng rợn trong các tin, bài, phim, ảnh;
đ) Cung cấp nội dung thông tin mê tín dị đoan, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;
c) Đăng, phát bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;
d) Đăng phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
đ) Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác;
e) Không có hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Điều 65. Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thông tin cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người sử dụng dịch vụ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không công khai thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
b) Chủ động cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm quy định pháp luật;
c) Không có biện pháp bảo vệ thông tin riêng hoặc thông tin cá nhân của người sử dụng;
d) Không thông báo cho người sử dụng về quyền, trách nhiệm, rủi ro khi lưu trữ trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng;
đ) Không bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng đối với việc cho tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội sử dụng thông tin cá nhân của mình;
e) Thực hiện không đúng quy định trong giấy phép thiết lập mạng xã hội.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm, vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định;
c) Chủ động sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
d) Chủ động cung cấp thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động dâm ô, chém, giết, tai nạn rùng rợn trong các tin, bài, phim, ảnh không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam;
đ) Chủ động cung cấp thông tin có nội dung mê tín dị đoan;
e) Không có hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chủ động cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Chủ động cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;
c) Chủ động đăng, phát bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;
d) Chủ động đăng phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
đ) Không thực hiện việc ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm quy định pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
Mời xem toàn văn nghị định tại đây
---------------------------------

Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí phải được sự thống nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông; công tác 2 năm liên tục tại cơ quan báo chí thì được cấp thẻ nhà báo là những nội dung quan trọng trong dự án Luật báo chí (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua, sáng 5-4.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật báo chí (sửa đổi) trước Quốc hội sáng 5-4, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho biết, việc bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc trách nhiệm chính của cơ quan chủ quản báo chí (điểm b khoản 2 Điều 15).
Tuy nhiên thực tế hiện nay, một số cơ quan chủ quản cơ quan báo chí bổ nhiệm tổng biên tập không có nghiệp vụ báo chí, làm ảnh hưởng đến chất lượng của báo. Hơn nữa báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu, có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ đời sống xã hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu dự phiên họp sáng 5-4.
Trong khi đó, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động báo chí cả nước. Cơ quan này rất cần xây dựng mối quan hệ thường xuyên, mật thiết với người đứng đầu cơ quan báo chí nhằm bảo đảm đưa thông tin kịp thời, trung thực, lành mạnh đến công chúng.
Do vậy, mặc dù có ý kiến đề nghị làm rõ sự cần thiết phải có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông khi bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí nhưng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vẫn đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật.
“Quy định việc bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí phải được sự thống nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông là cần thiết để bảo đảm người đứng đầu cơ quan báo chí phải hội đủ tiêu chuẩn như quy định tại khoản 2 Điều 23”, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải lý giải.
Về cấp thẻ nhà báo, có ý kiến đề nghị giảm điều kiện phải có thời gian công tác từ “3 năm” xuống còn “2 năm” đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu. Tiếp thu ý kiến đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các nội dung trên thể hiện tại Điều 27 dự thảo Luật:
“Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 2 năm trở lên tính đến thời điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định phóng viên, nhà báo không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, đây là quyền tự do ngôn luận của công dân đã được hiến định nên không thể đưa nội dung này vào dự thảo Luật. Trường hợp thấy cần thiết phải quản lý những hoạt động trên, cơ quan báo chí có thể quy định nội dung này tại quy chế hoạt động của cơ quan báo chí đó.
Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo luật, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Điều 18 về giấy phép hoạt động báo chí và Điều 27 về điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo.
Đã có 442/445 ĐBQH tán thành, biểu quyết thông qua dự án Luật báo chí (sửa đổi), chiếm 89,47%. Luật báo chí gồm 6 chương, 61 điều, có hiệu lực thi hành từ 1-1-2017.

No comments:

Post a Comment