2016/04/17

Liệu Ngô Xuân Phúc có quyền tầy chay bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIV?

Chiềng Chạ
Ngô Xuân Phúc (Ảnh: Internet). 
Tuyên bố "tẩy chay đợt bầu cử Quốc Hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016 - 2021" là cái cách mà Ngô Xuân Phúc, một người ưng cử Đại biểu Quốc hội tự do đến từ TP Vinh, Nghệ An phát ra sau khi đọc bài viết "Một người tự ứng cử ở Nghệ An vào danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội" của tác giả Đắc Lam báo PLO
Trong tuyên bố của mình, Ngô Xuân Phúc viết: "Không quá bất ngờ nhưng cái cách làm của UBBC thì quá thất vọng, chuyện dàn dựng và đấu tố, gian lận phiếu ở Hội Nghị cử tri dù đã có đơn nhưng chưa giải quyết và thông báo mà Hội nghị hiệp thương vẫn bảo lưu quan điểm, kết quả của Hội nghị nơi cứ trú thì đúng là trò hề. Đến thời điểm hiện tại có thể thấy đảng csvn không còn đủ tư cách và không có được niềm tin ở cử tri và người ƯC, vì vậy, tôi chính thức tuyên bố: Tẩy chay đợt bầu cử Quốc Hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016 - 2021. Với tuyên bố tẩy chay thì tôi sẽ không tham gia bất cứ hoạt động nào liên quan tới bầu cử Quốc Hội tính từ thời điểm này, và cũng không thừa nhận Quốc Hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016 - 2021 là đại diện của nhân dân - ít nhất là đối với quyền cá nhân của tôi, Quốc Hội khóa này không phải là đại diện của tôi.
Quang cảnh Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 ở Nghệ An (Nguồn: Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh). 
P/S: ở Hội nghị cử tri nơi cư trú tôi cũng đã nói thẳng: đảng csvn muốn lãnh đạo thì phải có trí tuệ, bản lĩnh. Nhưng rõ ràng đảng thiếu những thứ đó và vi phạm chính Luật Bầu cử do đảng csvn và Quốc hội của đảng csvn thông qua thì không bao giờ tôi thừa nhận một Quốc Hội như vậy là cơ quan của những người đại diện cho tôi và nhân dân!". 
Trước hết xin nói thêm, đây là phản ứng thứ 2 của ông Phúc sau khi biết mình không đủ số phiếu để có thể đi tiếp trong kỳ bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân chính thức diễn ra vào ngày 22/05 sắp tới. Trước đó, với một giọng điệu rất đỗi hằn học, khó nghe và có chút gì đó tự ái, Phúc viết trên FB cá nhân: "khốn nạn, chúng tôi xin rút hết để dân đỡ khổ vì nợ khi bầu quốc hội, đảng cộng sản thôi được rồi, chúng tôi có tự trọng và xin nhường, thua đảng cộng sản việt nạm ạ". Và so với điều này thì việc tuyên bố tẩy chay bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và không thừa nhận Quốc hội là "cơ quan của những người đại diện cho tôi và nhân dân!", Ngô Xuân Phúc đã có sự gia tăng nhất định về mặt cường độ trong phản ứng sau tất cả những gì đã qua. 
Tuy nhiên, ở đây xin nhắc lại một điều mà tôi đã rất nhiều lần đề cập trong các Entry trước đó: Ngô Xuân Phúc và rất nhiều người giống Phúc có được quyền tẩy chay và không công nhận Quốc hội không? Và nên nhìn nhận phản ứng của Phúc dưới khía cạnh là một hành động có tính tất yếu, phù hợp hay đó chỉ là sự giận hờn của con trẻ trước những điều không vừa lòng? 
Phúc bước chân vào tự ứng cử Đại biểu Quốc hội với "danh tiếng" của một kẻ từng khiến báo chí xôn xao khi tranh giành bản quyền bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" với nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Và không hiểu có phải bị thất lý không nhưng Phúc đã chủ động kết thúc phi vụ tranh chấp bản quyền sáng tác bài thơ trong lặng thinh trước khi tuyên bố tự ứng cử đại biểu Quốc hội và hoàn tất thủ tục gửi uỷ ban Bầu cử theo quy định. Chưa hết, cựu quân nhân này cũng đã thu hút ánh nhìn của dư luận bằng hành động "tuyên bố xin ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam" với những lí do không rõ ràng kiểu "ăn theo, nói leo". 
Và thử hỏi rằng, với từng ấy "hành trang" trước khi tự ứng cử Đại biểu Quốc hội liệu Phúc có đủ sức tạo nên điều gì đó thực sự khác biệt? Liệu sẽ có nhiều người dám ký thác niềm tin, quyền công dân của mình vào một kẻ tài năng chỉ dừng lại ở những tiếng chửi đầy ăn thua? Liệu rằng một kẻ đã dám từ bỏ Đảng Cộng sản, dẫm đạp lên những lời thề thốt chỉ vì những lí do không đâu thì họ có thể làm điều tương tự khi đã trở thành Đại biểu Quốc hội không? Tôi tin rằng, trong đầu những người có mặt tại Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú khối 6, Phường Quán Bàu (TP Vinh, Nghệ An) hôm 04/04 vừa qua đã đặt ra những câu hỏi như thế và thật dễ hiểu khi trong 106 người có mặt tại hội nghị thì chỉ có 08 người là giành lá phiếu ủng hộ cho Phúc? 
Và có một chi tiết không thể không nhắc đến tại hội nghị lấy ý kiến nơi cư trú đối với Phúc, Phúc đã bị ông hàng xóm đuổi xuống khi đứng lên phát biểu những điều mà đông đảo những người có mặt gọi là nhăng cuội và khó nghe. Vậy nên, sẽ không có bất cứ một lí do nào dù nhỏ nhất để Phúc có thể kêu ca hay không đồng tình về hội nghị vừa qua, kể cả lí do đó thuộc về suy lý. Ngô Xuân Phúc hoàn toàn không có quyền tẩy chay đợt bầu cử và không công nhận Quốc hội mới bởi không có bất cứ sự xung đột, mâu thuẫn nào giữa Phúc và hai chủ thể này. Hay nói rõ hơn, Phúc chỉ có cái quyền trên khi giữa Phúc và hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú vừa qua thực sự có những vấn đề để nói; việc bị động chạm về mặt quyền lợi, bị đối xử không công bằng mới là những nguyên nhân để người ta đi đến động thái tẩy chay hay không công nhận chứ không phải xuất phát từ những điều không đâu như cái cách Phúc đã làm! 
Từ những điều luận suy trên đây, khi tất cả các nguyên nhân có thể dẫn đến các "phản ứng" của Ngô Xuân Phúc như một lẽ tất yếu bị loại trừ thì nên nhìn nhận đó là sự giận hờn của Ngô Xuân Phúc trước những điều không vừa lòng. Phúc phản ứng đơn giản vì nó thực sự là một cú sốc đối với bản thân mà ngay lập tức gã chưa thể tìm lại được sự cân bằng cần thiết cho riêng mình! Gã cũng cần lên tiếng để không bị mang tiếng là lạc loài khi ngoài kia đám Nguyễn Quang A, Nguyễn Thuý Hạnh đã, đang "diễn" những điều tương tự. Và quan trọng hơn cả, gã sợ rằng nếu tiếp tục im lặng sẽ khiến tên tuổi, cái uy tín được gây dựng bởi những câu chuyện tai tiếng bị tổn hại. Sự phản ứng của Ngô Xuân Phúc vì thế chỉ mang khía cạnh cá nhân, là cái sự tầm thường trong một kẻ tầm thường mà thôi.

No comments:

Post a Comment