2016/04/17

Cần có một sự nhìn nhận nghiêm túc hơn!

Mẹ Đốp
Cho đến thời điểm, sau khi các ủy ban bầu cử (từ Trung ương cho đến điạ phương) chốt danh sách ứng viên Đại biểu Quốc hội sau vòng hiệp thương thứ 3, không một nhà "dân chủ" Việt nào có tên để có thể đi tiếp. Nguyên nhân chính là việc đa phần đám người này nhận được rất ít phiếu tín nhiệm tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì đáng nói nếu đám người này tự biết thân, biết phận và im lặng sau tất cả những gì đã qua. Nhưng chúng đã nói, đã kiến nghị thay vì im lặng và đương nhiên, với một đám người năng lực vốn đã có hạn, cách ứng xử thì càng có vấn đề thì việc lên tiếng có chăng chỉ làm chúng xấu đi trong mắt dư luận mà thôi. 


Có thể đơn cử ra một số ví dụ cho điều này như: nhà dân chủ Nguyễn Kim Môn trong khi lí giải nguyên nhân mình chỉ nhận được có 3/81 phiếu tín nhiệm tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đã cho rằng: "Tôi đã tham gia vào quá trình ứng cử vòng 2 và vừa có tham gia hội nghị cử tri nơi cư trú ( thực chất lại chỉ là nơi tạm trú) vào hồi 19h30 ngày 9/4/2016 tại trường tiểu học B thị trấn Văn Điển". Và sau phát biểu này, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi về sự trung thực của Môn trong khai báo các nội dung hồ sơ tự ứng cử Đaị biểu Quốc hội. 

Ngông nghênh hơn một chút, ứng viên Đại biểu Quốc hội tự do đến từ Nghệ An - Ngô Xuân Phúc đã làm nổi sóng dư luận sau khi phát ra những lời lẽ hết sức khó nghe, hợm hĩnh: "Nếu đảng đồng ý từ sáng mai tôi sẽ chính thức kêu gọi toàn bộ anh em công dân lề trái và các ứng viên tự do dừng mọi hoạt động ứng cử để dân đỡ khổ hơn, đỡ nợ nần thêm, cam đoan của chúng tôi là trước khi có thay đổi sẽ không để người dân khổ hơn". Sau phát biểu này, trong khi phía Chính quyền chưa có bất cứ phản ứng nào nhưng có người đã hỏi rằng: Liệu rằng, Ngô Xuân Phúc có thực sự uy tín để có thể kêu gọi "toàn bộ anh em công dân lề trái và các ứng viên tự do dừng mọi hoạt động ứng cử" hay chăng đó chỉ là miệng lưỡi của kẻ sàm ngôn, phát biểu mà không nghĩ người khác cười? 

Cá nhân thứ 3 tôi muốn nhắc đến là ứng viên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Cảnh Bình - Giám đốc nhà sách Alfa Book. Mặc dù trong đơn kiến nghị gửi tới Ủy ban bầu cử TP Hà Nội về kết quả lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với các ứng viên Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân TP Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021 của 36 Cử tri phường Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) không thể hiện rõ có hay không vai trò đứng đằng sau của ông Nguyễn Cảnh Bình; hay nói rõ hơn, đó có phải là sản phẩm do ông Bình tạo dựng nên. Tuy nhiên, dù là sản phẩm của ai đi nữa (ông Bình hay 36 Cử tri phường Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) thì việc kiến nghị "bỏ phiếu lại" do không đồng tình với kết quả kiểm phiếu đều hết sức vô lối. Bởi không lẽ cứ hễ không đồng tình trong bất cứ chuyện gì đều được làm lại. Cơ chế "bò nhai lại" có chăng chỉ nên được diễn ra trong các trò chơi của con trẻ mà thôi! 


LS Lê Văn Luân (Ảnh: Tại đây). 

LS Lê Văn Luân là một trong số những cái tên chịu thất bại trong hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và đây cũng là nguyên nhân khiến Luân trở thành người xem trong đợt bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân sắp tới. Và do được biết Luân là một luật sư thuộc đoàn luật sư TP Hà Nội nên qua suy nghĩ của bản thân, Luân sẽ không ngớ ngẩn đến mức nói ra những điều dễ bị quy kết, lên án. Ấy vậy nhưng, tất cả đã sai lầm. Lê Văn Luân đã lên tiếng mặc dù không quá sớm song nó vẫn không tránh được những sai lầm mà các ứng viên tự do bị loại đã mắc phải. 

Trang Fanpage Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016 tường thuật chi tiết phát biểu của Luân như sau: "Hôm nay, trên facebook cá nhân, Luật sư Luân Lê nêu lên quan điểm "Phải sửa luật bầu cử". Ông viết: Bốn ứng cử viên thuộc diện tự ứng cử sáng giá ở Hà Nội đã bị rơi rụng hàng loạt sau vòng hiệp thương thứ 3 chỉ vì lý do "do cơ cấu và số lượng có hạn" nên phải "so bó đũa, chọn cột cờ" và từ đó loại họ mà chẳng còn lý do nào nữa (cùng 42 người tự ứng cử khác). Những người tài, có nhân tâm và tiến bộ rồi cứ chơ vơ trong cuộc đời này với những tiếng thét gần như vô vọng.

Điều đầu tiên và cốt yếu là phải thay đổi Luật Bầu cử đại biểu quốc hội, theo đó phải quy định bỏ cơ chế đảng cử dân bầu, nới rộng tỷ lệ người tự ứng cử từ 40 đến 50%, bỏ cơ chế cơ cấu và hiệp thương, người tự ứng cử được tự do vận động tài chính, vận động nhân sự, tìm sự ủng hộ trực tiếp của cử tri thông qua các cuộc tiếp xúc, diễn thuyết, tranh luận trước toàn dân chúng, chỉ có như vậy thì mới mong đất nước có người tài đại diện cho dân và đưa đất nước đi lên'. 

Ở đây, người viết chưa bàn vội đến chuyện đúng hay sai trong phát biểu hậu thất bại của Lê Văn Luân. Chỉ xin được nói lại với Luân rằng tại sao trước thời điểm cũng cách bầu cử ấy, Luật bầu cử ấy nhưng tại sao Luân không hề có bất cứ một quan điểm nào, đại loại như cần phải thay đổi Luật bầu cử cho phù hợp thề này, thế khác? tại sao phải chờ đến khi thất bại thì mới đứng lên kiến nghị thay đổi?

Rõ ràng, trong suy nghĩ ngay từ đầu của những người như Luân đã có một sự thỏa hiệp; họ không quá quan tâm đến chuyện cái bộ máy được hình thành trên cơ sở bầu cử sẽ ra sao? Họ chỉ quan tâm bản thân sẽ làm gì để có thể đạt được mục đích của mình - trở thành những ông nghị, bà Nghị rồi sử dụng chính những cương vị đó để "thay đổi thể chế" (?). Sự vô tâm, không quá quan tâm tới những điều có tính nguyên tắc đối với hoạt động đang tham gia đã khiến rất nhiều người trong số họ sau thất bại thay vì cố công vắt óc suy nghĩ để tìm ra được một cái lí do cho thuyết phục và đỡ ngượng ngùng thì đã không ngần ngại đi tới yêu cầu một trụ cột pháp lý quan trọng nhất đối với hoạt động bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đang diễn ra.

Vậy nhưng, như đã nói ở trên sự muộn màng đã khiến cho cái kiến nghị tưởng như phù hợp đó trở nên kỳ quặc và vì thế, sau Nguyễn Kim Môn và Ngô Xuân Phúc, Luân được biết đến với cái phương châm "mất mùa bởi tại thiên tai" hết sức quen thuộc của đám dân chủ Việt thất sủng trước thềm bầu cử vừa qua.

Như vậy, kể ra thì ngay trong hoạt động tự ứng cử Đại biểu Quốc hội vừa qua, đám dân chủ Việt đã tự trưng ra một bộ mặt không mấy thiện cảm trước dư luận. Họ không nói quá nhiều khi bắt đầu tham gia nhưng đến khi tất cả đã an bài (thất bại) thì họ lại dựng lên đủ lí do; song điểm giống giữa các lí do đều không thuyết phuc, thậm chí có lí do mới đọc qua đã biết là dựng chuyện...

Chính vì vậy, đã đến lúc nên có một cái nhìn nhận nghiêm túc hơn về hiện tượng "dân chủ" tham gia tự ứng cử Đại biểu Quốc hội. Liệu có cần thiết không khi để một đám người không dám nhìn thẳng, nhìn thật vào thất bại tham gia sự kiện chính trị 05 năm một lần này? Và cùng với việc nhận thức đúng hơn bản chất, mục đích của đám dân chủ trong tự ứng cử Đại biểu Quốc hội vừa qua thì cũng đã đến lúc chúng ta cần thiết lập được cơ chế đủ sức để phân biệt, xác đoán được đâu là người thực tâm, toàn tâm toàn ý trong việc tham gia để trở thành đại biểu của các cơ quan dân chủ/tránh được tình trạng những kẻ tham gia vào chỉ để phá hoại, làm vẫn đục, xói mòn niềm tin của người dân vào hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp như đã xảy ra trong thời gian vừa qua!

No comments:

Post a Comment