2016/01/14

TỘI ÁC CỦA ĐẠO KI TÔ

Tác giả: Toshiaki Suzuki
Lược dịch: TP Thanh Tâm
Để trả lời cho câu hỏi "Nếu đạo Chúa xấu ác như mấy người kể, tại sao đạo của họ phát triển khắp thế giới, và tồn tại cả hơn hai ngàn năm?" của một số người không muốn nghe sự thật. (SH)
[...Hãy nhìn vào các nước ở Trung Nam Mỹ. Ngày nay hầu hết họ theo đạo Ca Tô. Tổ tiên của họ đã bị binh sĩ là tín đồ hoặc giáo sĩ Ca Tô giết hại rất nhiều không đếm được, và theo đó, văn hóa truyền thống của họ cũng đã hoàn toàn bị tiêu hủy. Những người còn sống sót là những người phải chấp nhận cải đạo thành tín đồ Ca Tô do bị cưỡng bách. Kết quả là người dân các nước Nam Mỹ ngày nay hết lòng tín ngưỡng đạo Ca Tô, tôn giáo đã tàn sát dã man tổ tiên và hủy diệt văn hóa của dân tộc họ...]
Toshiaki Suzuki
Toshiaki Suzuki (ảnh: endangi.com)
Lời người lược dịch: Cho đến nay đã có nhiều sách báo, tài liệu viết về “tội ác của đạo Ki Tô”. Bài dưới đây của tác giả T. Suzuki cũng viết về đề tài này, nên không có nhiều điều mới. Tuy nhiên, với nhận thức về sự cần thiết nhắc đi nhắc lại những giai đoạn lịch sử đen tối để chúng ta không quên, hầu làm bài học chiêm nghiệm cho hiện tại và tương lai. Đừng để lịch sử đen tối ấy, dù dưới hình thức khác, trở lại với nhân loại nói chung, với đất nước Việt Nam nói riêng.
***
Khác với Nhật Bản theo tôn giáo đa thần (nd: hai tín ngưỡng chính tại Nhật Bản là Phật Giáo Bắc Tông gồm nhiều Pháp môn và Thần Đạo. Thần đạo, ngoài việc thờ phụng tôn vinh những vị anh hùng quá khứ người Nhật, họ còn thờ thần sông, thần núi, thần ruộng…với quan niệm rằng con người, thần và thiên nhiên là nhất thể, nên còn được gọi là tôn giáo dân tộc, là tín ngưỡng thiên nhiên với 8 triệu vị thần) thì Âu Mỹ là những nước theo đạo Ki Tô độc thần (Ca Tô Và Tin Lành) với lịch sử gây ra nhiều tội ác không thể che dấu được. Trong đó, phải kể đến những tòa án tôn giáo vô cùng tàn nhẫn. Giáo hội Ca Tô cho rằng họ là tổ chức có uy quyền tuyệt đối đối với thế gian nên những tội ác của họ cũng được họ biện hộ cho là hành vi chính đáng. 

Với nhận thức của người bình thường ngày nay thì giáo hội Ki Tô đã phạm tội lỗi nghiêm trọng với những hành vi tàn nhẫn cùng cực. Trong lịch sử Nhật Bản không hề có một tổ chức mang danh nghĩa tôn giáo nào làm những điều ác đức như giáo hội Ki Tô. Trong một chuỗi những tội ác họ đã gây ra, phải kể đến hai tòa án tôn giáo là “tòa án tra khảo người dị giáo” và “tòa án tra khảo ma nữ (mụ phù thủy)”. 

Về tòa án dị giáo, khi bị cáo bị tòa án dị giáo phán quyết là kẻ “không phải là tín đồ chính thống của Ki Tô” thì kẻ ấy phải chịu hình phạt tử hình mà phương thức thông thường là thiêu sống trên giàn hỏa. 

Vào thời trung cổ, vị Giáo Hoàng nổi tiếng là Innocent III (1198-1216) tuyên bố rằng:
Hãy dùng hình phạt thiêu đốt đối với những kẻ giải thích sai lệch về Thiên Chúa hoặc những kẻ mang tư tưởng mâu thuẫn với lời dạy trong Kinh Thánh”. 

Để tận diệt những kẻ “dị giáo”, giáo hội Ca Tô cũng không từ bỏ việc lợi dụng Thập tự quân - là đội quân được thành lập với mục đích chính là truy đuổi tín đồ đạo Hồi ra khỏi thánh địa Jerusalem- tàn sát đẫm máu những tín đồ Hồi giáo tại nhiều nơi.
Giáo hoàng Innocent IIIGiáo hoàng Gregory IX
Giáo hoàng Innocent III (ảnh: Thinklink.com) và Giáo hoàng Gregory IX (ảnh: Wikipedia)
Năm 1231, GH Gregory IX đã ban hành thành lập một cơ quan độc lập “tòa án tra khảo người dị giáo”. Trong ban tra khảo này có sự tham gia của quan tra khảo đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GH. Chế độ có những qui định như: tòa án xử kín không công khai, khích lệ mật báo, có quyền được tra tấn tàn nhẫn để lấy lời khai. Tòa án dị giáo đã sử dụng những dụng cụ và phương pháp tra tấn đẫm máu tàn nhẫn để lấy được lời khai. 

Một vài thí dụ về phương pháp tra tấn của tòa án dị giáo như sau: Quan tra khảo mặc một chiếc áo choàng có phủ đầu màu đen bao trùm toàn thân như một tử thần. Để lấy lời khai của bị cáo, họ đã sángchế ra nhiều dụng cụ tra tấn làm cho kẻ bị tra tấn đau đớn đến mức độ không thể chịu đựng được, như từ từ cắt cưa chân, tay hoặc bẻ gãy hoặc kéo rút những khớp xương của những bộ phận trong cơ thể, v.v... 

Những dụng cụ tra khảo này thường được khắc ghi hàng chữ như “Vinh Quang chỉ dành cho ThiênChúa”. Những dụng cụ được sử dụng thông thường là:
-Bàn tra tấn: bị cáo bị trói đặt nằm lên bàn, sau đó tay chân bị kéo dài ra cho đến khi các khớp xương bị rớt ra.
-Dụng cụ treo bị cáo lên không: sau khi trói hai tay bị cáo ra phía sau, buộc hai cánh tay bằng sợi dây và kéo lên cao cho đến khi cánh tay bị trật rớt ra.
-Tra tấn bằng cách chế nước: một cái phểu được cắm vào cổ của bị cáo, sau đó đổ nước vào bụng cho đến khi bụng phình chướng to lên.
-Dùng mỡ lợn hoặc dầu bôi lên thân thể bị cáo, sau đó châm lửa thiêu đốt từ từ.
-Trong thời kỳ Đức quốc xã ở thế kỷ 20 đã dùng lò thiêu sống tù nhân một cách tàn nhẫn mà đã bị cả thế giới nguyền rủa. Nhưng thật ra cách thiêu đốt này đã được sử dụng đầu tiên vào thế kỷ 12 của “tòa án tôn giáo” tại Đông Âu.
- Đẩy bị cáo xuống lỗ có rắn và chôn sống nếu không chịu khai báo.
-Một phương pháp tra khảo tàn nhẫn khác là cho bị cáo nằm ngửa giơ bụng ra. Úp trên bụng một cái tô chụp ngược, trong tô có nhiều chuột. Sau đó đốt lửa trên đáy tô để ngược làm tô nóng lên từ từ. Chuột trong tô hỗn loạn cố gắng cắn bụng bị cáo để tìm cách thoát thân. Nếu bị cáo vẫn không chịu thú tội thì cũng bị thiêu đốt sống.
- Lại có trường hợp thiêu sống tập thể (được gọi là auto-da-fe).
Hình vẽ một phòng tra khảo người dị giáo (ảnh: SPIEGEL Online) 

Trên đây là một vài thí dụ về hình phạt dị giáo của đạo Ki Tô, diễn tả sự tàn nhẫn khủng khiếp khiến mọi người đều kinh hãi. Một khi bị nghi là kẻ dị giáo, thì người đó khó trốn thoát được. Nhiều nhân viên trong ban tra khảo của tòa án dị giáo cải trang làm người thường dân để bí mật theo dõi những kẻ bị tình nghi. 

Những hình phạt tra khảo không chỉ áp dụng cho những kẻ bị cho là không theo hoặc phản đối Thiên Chúa, mà còn được áp dụng cho những tín đồ theo tôn giáo khác hoặc dân tộc khác. Tòa án tôn giáo của Tây Ban Nha vào thế kỷ 15 được nổi danh với sự tàn nhẫn đối với người Do Thái. Quốc vương Tây Ban Nha cho rằng người Do Thái là phần tử làm ô nhiễm xã hội của đạo Ki Tô. Vì vậy, tòa án tôn giáo đã viện mọi lý do như chính trị hoặc tội phạm cá nhân, để bắt xử nhiều người Do Thái sinh sống tại Tây Ban Nha thời bấy giờ, mặc dù phần đông họ là những người Do Thái đã cải qua đạo Ki Tô. Ước tình có khoảng 340 ngàn người là nạn nhân của tòa án dị giáo, trong đó có khoảng 32 ngàn người bị thiêu sống. 

Đối với người Ca Tô, thì đạo Tin Lành là thế lực phát sinh từ vận động cải cách và không tuân phục Ca Tô Vatican, khởi đầu từ khoảng đầu thế kỷ 16, cũng bị cho là dị giáo. Tuy nhiên, vì số tín đồ theo Tin Lành gia tăng nhanh chóng nên tòa án dị giáo của Ca Tô không còn đủ khả năng để khống chế. Đối lại, Tin Lành cũng cho rằng chính tín đồ Ca Tô mới là kẻ dị giáo không thể dung nhận. Tuy cùng là dân tộc da trắng, cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng chỉ vì khác tôn phái nên trở nên thù địch không khoan nhượng lẫn nhau, dẫn đến cuộc chinh chiến sống còn đẫm máu. Cuộc chiến giữa đạo Ca Tô và Tin Lành cho chúng ta liên tưởng đến cuộc chiến tương tàn chưa thấy hồi kết giữa 2 giáo phái Shia và Sunni tại Irak và trung Đông, tuy cùng chủng tộc, cùng tôn giáo đạo Hồi ngày nay. 

Người Nhật Bản khó có thể lý giải được cấu tạo của tinh thần quá khốc liệt về niềm tin của những người theo tôn giáo độc thần. Tại Nhật Bản, có nhiều tôn phái trong Phật giáo. Nhưng không tín đồ của tôn phái nào tự cho mình là chính thống, còn những tôn phái khác là tà phái. Họ tôn trọng, không coi thường hoặc tàn ác đối với những tôn phái khác. Trong lịch sử, chưa hề có sự kiện tranh chấp, hoặc những tố tụng lẫn nhau giữa các giáo phái Phật giáo. Chính Francisco Xavier, nhà truyền đạo Ki Tô phương Tây đầu tiên đến Nhật cũng tỏ ngạc nhiên về sự hòa hiệp, tương ái giữa những giáo phái của đạo Phật. 

Tiếp theo là câu chuyện về “săn lùng ma nữ (mụ phù thủy)”. Đạo Ki Tô tin rằng có sự tồn tại của ma nữ giao tiếp với ác linh. Đối tượng bị cho là ma nữ phần nhiều là những người đàn bà có tuổi với khuôn mặt nhăn nheo trông dễ sợ. 

Theo suy đoán cá nhân (tác giả Suzuki) thì có lẽ phụ nữ Tây Âu có mắt to và mũi cao, nên khi về già thì da nhăn với khuôn mặt co cóp dễ nhìn thấy sợ. Trong các tác phẩm vẽ về phù thủy của Nhật, thường biểu hiện khuôn mặt của người phụ nữ Âu Mỹ da nhăn, má cóp với cặp mắt to và mũi cao. Hình ảnh phụ nữ già Nhật Bản với mũi tẹt, mắt hí ít khi xuất hiện trong truyện tranh diễn tả mụ phù thủy. 

Ngoài những đàn bà lớn tuổi, thì những phụ nữ được nhiều người chú ý như phụ nữ đẹp lôi cuốn, hoặc ngược lại những phụ nữ có khuyết tật về thân thể hoặc tinh thần cũng dễ trở thành đối tượng bị nghi là “ma nữ”. (Một khi có phụ nữ nào được bà hoặc mẹ của mình chỉ cho loại thảo mộc có thể chữa bệnh thì phụ nữ đó cũng bị tình nghi là ma nữ vì nghe theo lời dạy của ma nữ. Vì vậy trong y học Tây Âu, kinh nghiệm sử dụng dược thảo hầu như bị loại trừ, không thể phát triển được cho đến ngày nay). 

Như trên, đạo Ki Tô chủ trương là có sự tồn tại của ma nữ. Nếu tín đồ nào không tin vào điều này cũng bị cho là kẻ dị giáo. 

Nguyên do của niềm tin về sự hiện hữu của ma nữ xuất phát từ thái độ khinh miệt phái nữ của tôn giáo này.
-Vào thế kỷ thứ 2, St. Clement thuộc Alexandria tuyên bố rằng “Tất cả phụ nữ phải biết hổ thẹn vì mình là người đàn bà”.
-Vào thế kỷ thứ 6, triết gia Ki Tô giáo Boethius cho rằng “Phụ nữ là nhà thờ được xây trên ống cống thoát nước bẩn”.
-Vào thế kỷ thứ 10, giáo sĩ Odo thuộc tu viện Cluny nói rằng “Ôm người phụ nữ không khác nào ôm túi phân bón”.
-Thế kỷ thứ 13, St. Thomas Aquinas tuyên bố “Phụ nữ là tác phẩm thất bại của Thiên Chúa. Trong quá trình sáng tạo vạn vật, không cần sáng tạo bất cứ sản phẩm khuyết tật nào. Vì vậy, phụ nữ cũng là sản phẩm khuyết tật đáng lẽ không nên sáng tạo”. 

Tại Hoa Kỳ, vào năm 1692, tại thuộc địa Salem của Massachutsetts, tòa án tra khảo ma nữ đã được thực thi. Kết quả là có trên 150 phụ nữ bị giam tù, và 19 người bị treo cổ tử hình. Đây là sự kiện tòa án phán xử ma nữ lớn nhất tại Hoa Kỳ. Nhưng nếu so với châu Âu thì không đáng kể. Tại châu Âu, tòa án tra khảo ma nữ đã có từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, trải qua 300 năm. Trong đó thế kỷ 16 và 17 là thời kỳ thịnh hành nhất. Hầu hết những nạn nhân trong tòa án tra khảo ma nữ là phụ nữ, nhưng cũng có trường hợp là đàn ông, tuy rằng rất hiếm.
Treo cổ ma nữ trong vụ án săn lùng phù thủy tại Salem, bang Massachussett, Mỹ (Ảnh: Salem witch trial, pinterest.com) 

Tuần tự việc lùng bắt và tra khảo ma nữ thông thường như sau: trước hết phụ nữ bị mật báo là ma nữ sẽ bị bắt bỏ vào ngục. Sau đó đưa ra tòa án tra khảo: bị cáo bị cởi áo quần và cạo sạch tất cả lông trên thân thể. Đạo Ki Tô tin rằng nếu là ma nữ thì sẽ có dấu hiệu khác thường nào đó tại vùng xung quanh cơ quan sinh dục của người phụ nữ. Ngoài ra họ còn tin rằng trong thân thể của ma nữ có bộ phận nào đó không cảm nhận sự đau đớn. Vì vậy họ dùng kim đâm chích khắp nơi trên cơ thể. Nếu có bộ phận nào không còn cảm giác đau đớn vì đã chịu nhiều lần đâm chích thì bị cho đây là chứng cớ của ma nữ. Những phụ nữ bị cho là ma nữ phải chịu nhiều hình phạt tàn nhẫn. Họ bị trói chặt vào chiếc bàn dài, bị tra khảo bằng những cách như kéo dài lưỡi ra, hoặc cột những cục nặng vào hai chân sau đó bắt nằm giữa trên chiếc ghế có 3 nhánh được gọi là “chiếc ghế của ma nữ” trong nhiều giờ. Tất cả những phương pháp tra khảo đều rất tàn nhẫn, đặc biệt đối với phụ nữ. Vì vậy sau khi không chịu nổi hình phạt họ đành phải thú tội mình là “ma nữ”. Kết quả cuối cùng là bị tử hình, mà hầu hết là hỏa thiêu. 

MACABRE HISTORY: Salem Witch Trials 1692 Published on Jun 30, 2012
Ngoài ra, còn có những loại hình phạt khác như tách hai chân ra cho đến chết, hoặc bỏ vào bồn nước sôi, v.v…Trên đây là những phương thức tử hình tàn nhẫn mà ngày nay không thể nào hình dung ra được. 

Một bác sĩ làm việc trong trại ngục nhốt “ma nữ” đương thời đã để lại thổ lộ: Những phụ nữ bị tình nghi là ma nữ bị nhốt vào phòng tối dơ bẩn và thường xuyên bị lôi ra tra khảo...Với những hình thức tra tấn vô cùng tàn nhẫn, nhiều phụ nữ tuyệt vọng muốn chạy trốn bằng cái chết, hoặc nếu không thì phảichấp nhận khai nhận mình là ma nữ, điều mà quan tra khảo mong muốn, mặc dù nó không là sự thật.Trong cuốn sách có tựa đề “Nghiên Cứu về Ma Nữ (Demonology)” mà tác giả là quốc vương Anh quốc James I có viết: Nếu không có những hình phạt tra khảo tàn ác thì họ (bị cáo) không khi nào chịu thú tội (vì nó không thật). 

Trong thời gian tra khảo, nếu quan tra khảo muốn thỏa mãn thú tính sinh lý, hắn có thể sờ mó hoặc làm đau đớn bằng cách dùng kìm, kim hoặc thanh sắt nóng, hoặc bất cứ dụng cụ nào kẹp, kéo, đâm vào nhũ hoa, vào vùng kín của phụ nữ. Hành vi tàn nhẫn đối với việc săn lùng ma nữ không ngừng ở đó. Đối với con cái của nghi phạm “ma nữ” cũng bị giáo hội đối xử tàn nhẫn. Con gái trên 9 tuổi rưỡi và con trai trên 10 tuổi rưỡi phải chịu hình phạt tra khảo để lấy lời khai tố cáo mẹ mình. Ngay cả lời khai của trẻ em 2 tuổi cũng được cho là chứng cứ nếu có lời khai có lợi cho họ. 

Vì hầu hết những tài liệu về số “ma nữ” bị hành hình đã bị thất lạc (hoặc tiêu hủy) nên không có con số chính xác về người bị hành hình. Tuy nhiên, theo ước tính của những nhà nghiên cứu ngày nay thì ít nhất có khoảng 9 triệu phụ nữ đã bị tử hình với tội danh là “ma nữ” trong 2 thế kỷ 16 và 17.
Dưới đây là một vài thông tin được tìm thấy. 

-Tại địa phương Würzburg Đức, số phụ nữ bị thiêu sống là khoảng 300 người trong vòng 1 năm kể từ năm 1616 đến 1617.
-Tại Mainz Đức, từ 1611 đến 1629, có trên 1000 phụ nữ bị tử hình.
-Tại Strasbourg, từ 1615 đến1635, có khoảng 5000 “ma nữ” bị giết.
-Tại Scotland thuộc Anh, từ 1590 đến1680 có trên 50 ngàn người bị hành hình.
-Ngay tại thành phố xinh đẹp Como của Ý cũng đã thiêu sống khoảng 1000 người chỉ trong một năm 1523.
Cả đạo hai đạo Ki Tô (Ca Tô và Tin Lành) đều có chế độ tòa án tra khảo người di giáo và tòa án truy lùng ma nữ. Vì vậy, cả hai tôn giáo Ca Tô và Tin Lành đều đã nhúng vào tội ác ghê gớm. 

Tổng Thống thứ ba của Hoa Kỳ Thomas Jefferson, cũng là vị Tổng Thống biên soạn Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ, đã viết về đạo Ki Tô vào năm 1785 như sau:
“Để giáo lý của đạo Ki Tô được lan rộng, biết bao nhiêu triệu nam nữ và trẻ em vô tội đã phải hy sinh như bị thiêu đốt, tra khảo tàn nhẫn, hoặc bị tịch thu tài sản hoặc bị nhốt vào tù ngục. Tuy vậy chúng ta đã không tiến được dù một inch nào trong cố gắng thống nhất ý chí giữa chúng ta. Vậy thì chế độ đàn áp của tôn giáo đã mang lại cho xã hội điều gì?. Kết quả là để lại một thế giới mà một nửa là những kẻ ngu dốt và một nửa còn lại là những kẻ đạo đức giả. Thế rồi nhiều người trong thế giới này lại bày tỏ sự ủng hộ hành vi tàn ác sai lầm và phản đạo đức này”. 

Nhiều nước Châu Âu đã dùng vũ lực tiến vào các nước Á Châu, Phi Châu và Trung Nam Mỹ. Trong quá trình áp đặt chế độ thực dân đô hộ tại các nước này, luôn luôn có giáo hội Ca Tô ẩn nấp phía sau để hỗ trợ chính sách thực dân hóa, và song hành với sách lược Ca Tô hóa các nước này. 

Hành vi ác đức của giáo hội Ca Tô vẫn tiếp tục cho đến gần đây.
Trong đệ nhị thế chiến, thay vì phản đối kế hoạch tàn sát người Do Thái của Đức Quốc Xã, họ lại bày tỏ sự ủng hộ. Giáo Hoàng đương thời là Pius XII đã ký một hiệp ước với Hitler, theo đó Vatican không phản đối hành vi tàn sát người Do Thái của Đức Quốc Xã, thay vào đó, chính quyền Hitler cũng không được truy hại giáo hội Ca Tô. Thật ra thì giáo hội Ca Tô chấp nhận hành vi truy hại người Do Thái của Đức Quốc Xã, cũng vì giáo hội Ca Tô đã từng có chủ trương đánh phá đạo Do Thái kể từ thế kỷ thứ 4. 

Để làm dịu phần nào sự phẫn nộ và bất tín của thế giới đối với lịch sử tàn ác của giáo hội Ca Tô, năm 2000 GH John Paul II lẩn đầu tiên nhân danh giáo hội Ca Tô chính thức nhận và xin “Thiên Chúa” tha lỗi về những lầm lỗi mà giáo hội đã làm trong quá khứ. Những lầm lỗi mà GH công khai nhận, thứ nhất là giáo hội đã nhiều lần gởi những đội quân thập tự đến những vùng Hồi giáo dùng vũ lực bắt họ cải qua đạo Ca Tô, nếu không sẽ bị giết không thương tiếc. Hành vi này được lập đi lập lại trong suốt thế kỷ 11 và 12. Tiếp theo là tòa án tôn giáo tại Âu Châu, tra khảo và tử hình vô số những người bị cho là “kẻ dị giáo” và “ma nữ” được lập đi lập lại qua nhiều thế kỷ. Tội ác thứ ba là hành vi bách hại người Do Thái. 

Theo nhận xét của tôi (tác giả Suzuki) thì không ít người Nhật “ngây thơ, ngu ngơ và dễ tin người” tỏ sự đồng tình hoặc chí ít là tin vào sự hối cải của giáo hội Ca Tô khi Gíao Hoàng nhận lỗi lầm trong quá khứ. Nhưng với tôi thì đây là hành vi ngoại giao vi thiện-đạo đức giả. GH chỉ xin “Chúa” tha thứ cho hành vi lầm lỗi của giáo hội trong quá khứ chứ không hề xin lỗi ai hết. Đây là thái độ không thành thật mà giáo hội Ca Tô đã có tính toán chu đáo. Vì nếu họ xin lỗi nêu đích danh người Do Thái hoặc tín đồ Hồi giáo thì có thể sẽ bị những tổ chức liên hệ tố tụng, yêu cầu bồi thường thiệt hại. 

Ngày nay, Hoa kỳ là nước duy nhất được cho là siêu cường. Chưa có nước nào có đủ sức đối kháng với Mỹ cả về kinh tế lẫn quân sự. Nhưng để trở thành siêu cường, biết bao nhiều người (trên thế giới) đã phải hy sinh cho quốc gia này. Không ai có thế đếm biết được. (nd: chủ nghĩa đế quốc) 

Cũng như vậy, để trở thành một tổ chức mang tên “giáo hội Ca Tô” có qui mô toàn thế giới như ngày nay, thì không biết bao nhiêu người đã bị tàn sát bởi tôn giáo này. (nd: chủ nghĩa bành trướng độc tôn)
Quyển “Dark Side of Christian History” và tác giả Helen Ellerbe. Ảnh metroactive.com

Khi viết bài này, tôi đã tham khảo quyển sách “Dark Side of Christian History” của tác giả Helen Ellerbe. Tôi rất cảm phục sự dũng cảm của tác giả khi cho phát hành quyển sách này tại Âu Châu, nơi mà đạo Ki Tô còn rất mạnh. Không khó tưởng tượng ra rằng nếu không bị giết (ám sát) chăng nữa thì bà cũng phải chịu rất nhiều áp lực, hăm dọa từ nhiều phía. 

Tương tự, khoảng 10 năm trước, nhà văn người Anh gốc Ấn Độ Salman Rushdie đã viết quyển tiểu thyết có nội dung trêu chọc và phê phán đạo Hồi. Liền sau đó giáo hội Hồi giáo đã công khai kêu gọi người Hồi giáo tìm cách ám sát ông ta. Để tránh nguy hiểm, Salman Rushdie đã phải ẩn trốn trong một thời gian dài. Sự kiên này cho ta thấy rằng dù là người không phải là tín đồ đạo Hồi, dù chỉ phê bình tôn giáo họ trong tiểu thuyết của mình thì cũng bị tuyên cáo hình phạt tử hình. 

Tôi cũng đồng ý với chủ trương của Bà Helen Ellerbe cho rằng nhân tố chính dẫn đến sự phá hoại môi trường hiện nay là do quá trình phá hoại của các tôn giáo độc thần. 

Sau cùng, tôi xin trích một đoạn trong phần cuối quyển sách của tác giả Helen Ellerbe:
Rõ ràng rằng đạo Ki Tô đã có một lịch sử đen tối. Nhưng không vì vậy mà phủ nhận toàn bộ Ki Tô giáo. Từ xa xưa cho mãi đến ngày nay, vẫn luôn có những tín đồ cam đảm chống đối thái độ độc tài và tội ác của giáo hội Ki Tô chính thống. Họ đã lấy lòng từ và bác ái làm nền tảng để vượt qua sợ hãi và sự trừng phạt. Thay vì chỉ biết vâng phục với niềm tin mù quáng (cuồng tín), họ đã đề cao quyền lợi cá nhân và sự hài hòa”. Số tín đồ này không phải ít”. 

Ở đây tôi cũng xin thêm đôi chút như sau: “Nếu đạo Ki Tô chỉ làm những điều ác như kể ở trên thì có lẽ đã không trở thành tôn giáo lớn như hôm nay. Nhưng nhìn mặt ngược lại thì nếu họ không làm cho loài người phải khủng hoảng, khiếp sợ thì đạo Ki Tô chắc chắn không phát triển như ngày nay”

Hãy nhìn vào các nước ở Trung Nam Mỹ. Ngày nay hầu hết họ theo đạo Ca Tô. Tổ tiên của họ đã bị binh sĩ là tín đồ hoặc giáo sĩ Ca Tô giết hại rất nhiều không đếm được, và theo đó, văn hóa truyền thống của họ cũng đã hoàn toàn bị tiêu hủy. Những người còn sống sót là những người phải chấp nhận cải đạo thành tín đồ Ca Tô do bị cưỡng bách. Kết quả là người dân các nước Nam Mỹ ngày nay hết lòng tín ngưỡng đạo Ca Tô, tôn giáo đã tàn sát dã man tổ tiên và hủy diệt văn hóa của dân tộc họ. 

Nói tóm lại, trong thế giới ngày nay, nếu các tôn giáo độc thần (Ca Tô, Tin Lành và Hồi) còn lộng hành thì tuyệt đối nhân loại không thể có hòa bình thật sự. Dù nếu các tôn giáo độc thần trên thế giới chịu ngồi lại để bàn thảo về hòa bình chăng nữa thì cũng không thể mang lại hòa bình. Chỉ khi nào những tôn giáo đa thần như Nhật Bản (nd: bất cứ tôn giáo nào hoặc không tôn giáo mà không cuồng tín, không giáo điều, không độc thiện, không phản quốc, đối đãi bình đẳng, bằng tình thương và sự hiểu biết) được phát triển sâu rộng trên thế giới thì mới mong hòa bình đến với trái đất này. 

Nguồn: Endanji Blog: http://www.endanji.com/?p=177

No comments:

Post a Comment