Kính Chiếu Yêu
Biểu tình ở Hà Nội
Mấy bữa nay, giới "xã hội dân sự" vịt đang ăn theo vụ Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Hoa Tập Cận Bình sắp sang thăm Việt Nam. Ở Hà Nội, đám NO-U, "dân oan" khoảng hai chục nhân mạng, với biểu ngữ "Phản đối Tập Cận Bình sang Việt Nam" đi vòng quanh Bờ Hồ một vòng rồi giải tán. Ở TP Hồ Chí Minh, nhóm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, với hai chục gương mặt, căng biểu ngữ diễu hành trên đường quê ngoại thành, cà lăm hô mấy câu phản đối. Rõ nhếch nhác.
Biểu tình ở Sài Gòn
Những động thái đó của phường "dân chủ cuôi" chỉ biểu hiện phong phú thêm sự tối tăm của các đầu óc "xã hội dân sự" vịt. Ước gì mấy cái biểu ngữ của họ có thể lấy lại được Hoàng Sa, Trường Sa. Cách biểu hiện của họ có thể đem lại hào bình, phồn vinh cho dân tộc. Họ chỉ là những kẻ chỉ "nhìn thấy cây mà không thấy rừng".
Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thì "đây là chuyến thăm thông thường để tăng cường quan hệ hai nước". Trong năm nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm TQ hồi đầu năm, và đây là chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch TQ sang VN.
Chương trình làm việc sẽ trao đổi tất cả các nội dung lớn trong quan hệ hai nước mang tầm chiến lược, phát triển quan hệ về kinh tế, văn hóa, thương mại. Và tất nhiên có cả vấn đề an ninh, quốc phòng trong đó có vấn đề Biển Đông.
Từ năm 1991, Đảng ta đã đề ra chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, trở thành bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011 đã khẳng định Việt Nam“thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; ... là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế".
Thực hiện chính sách của Đảng đề ra, trong thời gian qua, hoạt động đối ngoại đã đạt được những kết quả nổi bật. Quan hệ của VN với các nước lớn đều được tăng cường. Lãnh đạo nhiều nước như Thủ tướng Anh lần đầu tiên thăm VN kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Tổng thống Liên bang Nga V.Putin cũng đã đến Việt Nam, đưa quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga lên tầm cao mới. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã đến thăm, phát biểu trước diễn đàn Quốc Hội, không ngớt lời ca ngợi sự đóng góp của Việt Nam cho thế giới... Tổng thống Mỹ, Tổng thống Pháp sẽ thăm VN vào năm tới.
Thực hiện chính sách của Đảng đề ra, trong thời gian qua, hoạt động đối ngoại đã đạt được những kết quả nổi bật. Quan hệ của VN với các nước lớn đều được tăng cường. Lãnh đạo nhiều nước như Thủ tướng Anh lần đầu tiên thăm VN kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Tổng thống Liên bang Nga V.Putin cũng đã đến Việt Nam, đưa quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga lên tầm cao mới. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã đến thăm, phát biểu trước diễn đàn Quốc Hội, không ngớt lời ca ngợi sự đóng góp của Việt Nam cho thế giới... Tổng thống Mỹ, Tổng thống Pháp sẽ thăm VN vào năm tới.
Lãnh đạo cấp cao nước ta cũng đã đi thăm các nước quan trọng trên thế giới như: Tổng bí thư đi thăm TQ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Vatican. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm Đức - đất nước có vai trò hết sức quan trọng với VN. Thủ tướng cũng đi thăm hầu hết các nước quan trọng trong năm 2015.
Có thể nói quan hệ của VN với các nước, nhất là các nước lớn trên thế giới trong mấy năm qua đã mang lại những thành quả rất tích cực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
Có thể nói quan hệ của VN với các nước, nhất là các nước lớn trên thế giới trong mấy năm qua đã mang lại những thành quả rất tích cực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
Việt Nam đã đạt được những quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước. Tới nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với nhiều nước có vị thế trọng yếu hàng đầu thế giới: Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ân Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc (2009), Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức (2011). Tới năm 2013, Việt Nam tiếp tục xác lập quan hệ đối tác chiến lược với Italia, Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia và Pháp. Cũng trong năm này, Việt Nam và Mỹ đã nâng quan hệ song phương lên tầm đối tác toàn diện như mức độ quan hệ Việt Nam - Ồxtrâylia.
Điều quan trọng là nước ta đã có quan hệ đối tác chiến lược hoặc tương đương với cả 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tạo dựng quan hệ đối tác chiến lược với các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hầu hết các mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và các nước đều phát triển tốt đẹp, ngày một tăng cường và đi vào chiều sâu. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác và các tổ chức quốc tế cũng được đẩy mạnh, phát triển toàn diện thông qua chương trình, hành động cụ thể và định hướng cho thời gian tới.
Cùng với đó là những thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thu hút đầu tư được coi là một trong những chính sách ưu tiên nhằm tận dụng lợi thế bên ngoài để xây dựng và kiến thiết, phát triển kinh tế trong nước. Sự hỗ trợ của nguồn lực này chính là vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Trong những năm qua, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn tới kinh tế tất cả các nước đều gặp khó khăn, thách thức. Tác động đó ảnh hưởng không nhỏ tới đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia. Trong bối cảnh như vậy, đất nước ta vẫn đạt được mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bên cạnh những hợp tác về quốc phòng, an ninh, Việt Nam đã và đang thông qua quan hệ đối ngoại để xử lý tốt vấn đề chủ quyền, lãnh thổ ở biển Đông. Bằng chủ trương và giải pháp thích hợp, trên cơ sở thiện chí, tinh thần hợp tác và tuân thủ nguyên tắc của luật quốc tế, chúng ta đã thực hiện tốt việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Số vụ việc nghiêm trọng trên biển giảm đáng kể. Quan trọng hơn là việc giải quyết vấn đề biển Đông không làm ảnh hưởng tới quan hệ của nước ta với các nước khác. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường tháng 10-2013 và nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cho thấy Việt Nam và Trung Quốc đang cùng nỗ lực hợp tác giải quyết các vấn đề trên biển Đông.
Quan hệ VN - TQ cũng như quan hệ với các nước. Việc đi thăm của lãnh đạo cấp cao là một trong những hoạt động thể hiện tầm quan trọng của quan hệ, thể hiện sự giao lưu giữa lãnh đạo cấp cao, tăng cường quan hệ chính trị, đồng thời mở ra quan hệ về văn hóa, kinh tế. Ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đó là, nó diễn ra sau chuyến thăm lần trước của một người đứng đầu TQ đã 9 năm. Chuyến thăm này mang ý nghĩa quan trọng đối với hai nước.
Kết quả của việc thực hiện tốt chính sách đối ngoại đã tăng cường uy tín và hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, nâng cao tầm vóc của đất nước và phục vụ đắc lực cho việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Điều đó ai cũng có thể nhận biết. Duy chỉ có các nhà "dân chủ cuội" là không biết. Họ không mong muốn hòa bình cho dân tộc, họ không thực tâm vì đất nước. Vì vậy, việc làm của họ rất lạc lõng, chẳng bịp được ai.
No comments:
Post a Comment