2015/11/25

Cộng đồng kinh tế ASEAN – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

http://molang0205.blogspot.com/2015/11/cong-ong-kinh-te-asean-co-hoi-va-thach.html?m=1




Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang trên đà hội nhập mạnh mẽ, hướng tới thành lập Cộng đồng chung vào năm 2015, trong đó việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là nội dung hội nhập quan trọng nhất. AEC ra đời sẽ là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á và sẽ đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam.

Với mục tiêu phát triển ASEAN trở thành một khu vực ổn định, thịnh vượng, cạnh tranh với sự phát triển kinh tế công bằng, giảm đói nghèo và phân hóa kinh tế -xã hội, tại Hội nghị Bali diễn ra vào tháng 10 năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra tuyên bố về việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). AEC sẽ cùng với Cộng đồng an ninh - chính trị ASEAN (APSC) và Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC) là ba trụ cột tạo nên Cộng đồng ASEAN.

AEC tạo động lực phát triển

Trong ba trụ cột, AEC được coi là quan trọng nhất; sự phát triển của AEC sẽ là tiền đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn lại. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 ở Thái Lan, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Cha-am/Hua Hin về Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community Roadmap) và thông qua Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC Blueprint) đến năm 2015 (ISEAS, 2009). Kế hoạch nói trên đã quy định cụ thể các biện pháp nhằm thực hiện bốn trụ cột của AEC gồm: (1) Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; (2) Một khu vực kinh tế cạnh tranh; (3) Một khu vực phát triển đồng đều và (4) Hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Nội dung chủ yếu của các trụ cột nêu trên như sau:

(1) Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất: Ở trụ cột này, các nước ASEAN chú trọng tự do hóa ba lĩnh vực lớn là:Tự do hoá thương mại hàng hoá; tự do hoá thương mại dịch vụ; tự do hoá đầu tư, tài chính và lao động. Theo đó, trong thời gian tới, để tự do hóa thương mại hàng hóa, các thành viên ASEAN sẽ tham gialộ trình cắt giảm thuế trong CEPT-ATIGA; cải cách hải quan và các biện pháp tạo thuận lợi thương mại khác. Hướng tới tự do hóa thương mại dịch vụ, các nước ASEAN sẽ tiến hành đàm phán 11 gói cam kết cho đến năm 2015. Các lĩnh vực dịch vụ được ASEAN ưu tiên tự do hoá gồm: ASEAN điện tử (e-ASEAN), y tế, logistics, hàng không và du lịch. Cho đến nay, các nước ASEAN đã đạt được 8 gói cam kết về dịch vụ, 5 gói cam kết dịch vụ tài chính và 7 gói dịch vụ vận tải đường hàng không. Trong lĩnh vực tự do hóa đầu tư, tài chính và lao động, ASEAN chú trọng thúc đẩy đầu tư nội khối thông qua Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) với mục tiêu là tạo ra một cơ chế đầu tư tự do, mở cửa trong ASEAN được thực hiện thông qua từng bước tự do hóa đầu tư; tăng cường bảo vệ nhà đầu tư của các nước thành viên và các khoản đầu tư của họ; cải thiện tính minh bạch và khả năng dự đoán của các quy tắc, quy định và thủ tục đầu tư; xúc tiến, hợp tác tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và thống nhất. Đối vớihội nhập tài chính tiền tệ, các nước trong khu vực chú trọng bốn lĩnh vực:(1) Phát triển thị trường vốn, (2) Tự do hóa dịch vụ tài chính, (3) Tự do hóa tài khoản vốn và (4) hợp táctiềntệ ASEAN. Để tạo điều kiện cho lao động lành nghề di chuyển trong khu vực, từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư và thương mại, các nước ASEAN đã ký kết cácThoả thuận công nhận lẫn nhau(MRAs - Mutual Recognition Agreement), theo đó cho phép chứng chỉ của lao động lành nghề được cấp bởi các cơ quan chức năng tương ứng tại một quốc gia sẽ được thừa nhận bởi các nước thành viên khác trong khu vực. Đến nay, ASEAN đã ký kết 7 MRAs đối với lao động trong các lĩnh vực sau: dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ điều dưỡng, dịch vụ kiến trúc, thừa nhận lẫn nhau đối với chứng chỉ giám sát, người hành nghề y, người hành nghề nha khoa và kế toán...

(2) Một khu vực kinh tế cạnh tranh: Để đạt mục tiêu xây dựng một khu vực kinh tế cạnh tranh, AEC đang hướng vào 4 hoạt động chính gồm: chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

(3) Một khu vực phát triển đồng đều:Để tạo lập một ASEAN phát triển đồng đều, ASEAN đã xem xét để xây dựng một chiến lược để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiết lập một khung chương trình chung cho các doanh nhân ASEAN và đưa ra Sáng kiến Hội nhập ASEAN (AIA).IAI giúp các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt nam nâng cao năng lựcthông qua việc cung cấp nguồn lực kỹ thuật và tài chính cho một loạt các dự án phát triển để hỗ trợ khu vực hội nhập như phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin.

(4) Hội nhâp vào nền kinh tế toàn cầu: Để thực hiện mục tiêu này, ASEAN nhất trí việc giữ vững vai trò "trung tâm" của toàn khối trong quan hệ đối ngoại; thúc đẩy đàm phán các FTA và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện; tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cho tới cuối năm 2013, ước tính AEC đã đạt tỷ lệ thực hiện là 79,7% các mục tiêu đặt ra với các trụ cột nêu trên. Điều đó cho thấy ASEAN còn nhiều việc phải làm để có thể thực hiện AEC vào năm 2015 theo đúng lịch trình đề ra.

Bốn trụ cột của Cộng đồng kinh tế ASEAN


Việt Nam trong tiến trình xây dựng AEC

Là thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam đã và đang nỗ lực chuẩn bị gia nhập AEC. Theo cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong CEPT-ATIGA, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế về 0% cho tất cả các mặt hàng trao đổi trong ASEAN (ngoại trừ các mặt hàng trong Danh mục loại trừ chung) với lộ trình cho hầu hết các dòng thuế là cho tới năm 2015 và 7% dòng thuế còn lại cho tới năm 2018. Hải quan điện tử là một nội dung quan trọng đang được thực hiện nhằm các mục tiêu trên. Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam về cơ bản đã đạt được các mục tiêu như rút ngắn thời gian thông quan, và giảm các yêu cầu về các giấy tờ kê khai. Việt Nam cũng đang xây dựng chương trình Một cửa quốc gia (Vietnam's National Single Window - VNSW) nhằm tạo thuận lợi tối đa cho thương mại.

Bên cạnh các nội dung trên, Việt Nam cũng đang nỗ lực đơn giản hoá hệ thống các giấy phép, giấy chứng nhận bao gồm giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), giấy chứng nhận vệ sinh kiểm dịch, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Các nỗ lực này thể hiện qua hệ thống eCoSys (hệ thống xin cấp C/O qua mạng) cũng như việc cấp phép nhập khẩu tự động. Hướng tới tự do hóa dịch vụ, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi một số Luật liên quan như Luật đầu tư, Luật Thương mại, Luật doanh nghiệp và ban hành nhiều Nghị định, văn bản hướng dẫn các Luật này.

Để thực hiện trụ cột 2 của AEC, Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới các chính sách để thực hiện các cam kết trong từng ngành cụ thể, điển hình là trong các ngành dịch vụ phân phối, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông để phù hợp với các cam kết trong hiệp định khung ASEAN về dịch vụ(AFAS) cũng như GATS. Đối với các ngành ưu tiên gồm y tế, du lịch, logistics, e-ASEAN và hàng không, Việt Nam cũng đã tuân thủ nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia vào các hiệp định liên quan. Hiện tại, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có Luật cạnh tranh khá toàn diện áp dụng cho cả nền kinh tế và có các cơ quan giám sát thực hiện luật này cùng với Indonesia, Singapore và Thái Lan...

Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ

Xây dựng Cộng đồng ASEAN là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của Hiệp hội. Đối với Việt Nam, AEC đang mang lại cơ hội và cả những thách thức không nhỏ.

AEC sẽ là cơ hội quý báu để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu vực và thế giới.Theo Hiến chương ASEAN có hiệu lực từ 15/12/2008, AEC được thành lập vào cuối năm 2015 sẽ đánh dấu sự hội nhập toàn diện các nền kinh tế 10 nước Đông Nam Á, tạo ra thị trường chung của một khu vực có dân số 600 triệu người và GDP hàng năm khoảng 2.000 tỉ USD. Từ năm 2004 đến nay, ASEAN đã ký kết FTA với nhiều đối tác: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ. Xu thế này phù hợp với xu thế đẩy mạnh cải cách, mở cửa của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán các FTA với EU, Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), ASEAN+6, Hàn Quốc, Khối Thương mại tự do châu Âu (Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Iceland) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). AEC ra đời cùng với việc Việt Nam mở rộng các hiệp định tự do thương mại sẽ tạo động lực giúp các doanh nghiệp mở rộng giao thương, thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, tiếp cận các thị trường rộng lớn hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi lớn, AEC ra đời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Việc cạnh tranh về dịch vụ đầu tư của các nước ASEAN sẽ dẫn đến một số ngành, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trường. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập mạnh mẽ, các nước sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam nhưng đồng thời Việt Nam cũng phải mở cửa cho hàng hóa cạnh tranh của các nước. Những doanh nghiệp có lợi thế xuất khẩu sẽ ngày càng lớn mạnh hơn, trong khi doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh yếu đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ gặp thách thức nghiêm trọng. Hiện nay, đa số doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế, bước vào "sân chơi" AEC, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt không ít khó khăn, thách thức.

Việc tham gia AEC cũng sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể chế, hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao trình độ phát triển. Tuy nhiên, trong những năm tới, Việt Nam cũng đứng trước sức ép rất lớn về cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ và năng lực cạnh tranh, trong bối cảnhASEAN nhảy vọt từ nấc Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) lên nấc thang Liên minh Kinh tế AEC. Hiện nay, trình độ phát triển của Việt Nam còn kém xa nhiều quốc gia trong ASEAN như: Singapore, Malaysia, Thái Lan...do vậy, sức ép cải cách đặt ra với Việt Nam là rất lớn. Xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố cho năm 2014-2015 ở mức rất thấp và ít có cải thiện từ nhiều năm nay.Nền quản lý hành chính lạc hậu, nhiều thủ tục rườm rà gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh, chi phí về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp Việt Nam, đơn cử như việc các doanh nghiệp Việt Nam cần đến 872 giờ/năm để đóng thuế trong khi con số bình quân của dịch vụ đó ở các nước ASEAN-6 chỉ là 172 giờ/năm.Thực tế này cho thấy, cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ khoa học-công nghệ và năng lực cạnh tranh đang là đòi hỏi cấp thiết đặt ra cho Việt Nam khi gia nhập AEC.

Xếp hạng về thể chế của Việt Nam 
(Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới)

Chỉ tiêu                                    Xếp hạng              Điểm số
                                          trên 144 nước       (1-7 là cao nhất)

-Thể chế                                        92                        3.5
-Thể chế công                               85                        3.5
-Luật về sở hữu                           104                       3.4
-Chi phí ngoài pháp luật 
và đút lót cho xuất, 
nhập khẩu                                    109                       3.2
-Chi phí ngoài pháp luật 
và đút lót cho 
nộp thuế hàng năm                      121                       2.6
-Chi phí ngoài pháp luật 
và đút lót để nhận được 
kết quả tư pháp thuận lợi            104                       3.5
-Hiệu quả của Chính phủ            117                       2.9
-Gánh nặng của Chính phủ           91                       3.2
-Gánh nặng của quy định 
của Chính phủ                             101                      3.1
-Tính minh bạch của 
quá trình soạn thảo 
chính sách của Chính phủ           116                     3.5

Đối với lĩnh vực lao động, việc làm, Việt Nam cũng đứng trước những cơ hội và thách thức lớn.Để thực hiện cam kết có tính mới và đột phá về "tự do dịch chuyển của lao động có chứng chỉ đào tạo", 10 nước ASEAN đã thống nhất công nhận giá trị tương đương của chứng chỉ đào tạo của mỗi nước thành viên đối với tám loại nghề nghiệp: bác sỹ, nha sỹ, hộ lý, kỹ sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giám sát viên và nhân viên du lịch.

Về lý thuyết, khi gia nhập AEC, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động trẻ đông đảo, khéo tay, học nhanh và làm việc chăm chỉ, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực về lao động phổ thông. Tuy nhiên, lao động Việt Nam có nhược điểm là rất kém về kỷ luật lao động, kỹ năng sống và sẵn sàng chuyển việc nếu được hứa hẹn tiền lương cao hơn nơi đang làm. Trình độ chuyên môn và kỹ năng của lao động trong nước đa số chưa cao. Do vậy, lao động có tay nghề cao từ các nước ASEAN-6 phát triển hơn cũng có thể tràn vào Việt Nam và gây nhiều hệ lụy về xã hội. Thực tế này đòi hỏi Chính phủ, doanh nghiệp và người dân Việt Nam phải có sự thuẩn bị tốt để đối phó các thách thức về dịch chuyển lao động từ AEC.

Có thể nói AEC đang đến rất gần và đặt Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á khác trước những cơ hội, thách thức to lớn. Thực tế này đang đòi hỏi chính phủ, doanh nghiệp và người dân Việt Nam phải có sự quan tâm, chuẩn bị kỹ lưỡng để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong quá trình tham gia AEC. Trong đó, các yếu tố then chốt mà Việt Nam không thể bỏ qua là cải cách thể chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây cũng là hai trong ba "khâu đột phá" chiến lược để phát triển đất nước trong những thập kỷ tới mà văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ.

Nguyễn Quốc Trường, Nguyễn Thế Cường (Viện Chiến lược phát triển)

17 nhận xét:

  1. Với cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), mọi hàng rào thuế quan sẽ được bãi bỏ, hoạt động kinh doanh phát triển. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN đã tăng 3 năm liên tiếp và AEC được kỳ vọng sẽ thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài vào các nước trong khu vực này. Bên cạnh đó, lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi. Người dân trong khu vực sẽ có những con đường tốt hơn, hệ thống giao thông tốt hơn, sử dụng công nghệ cao và kết nối với toàn thế giới.
    Nhiều cơ hội và và việc làm cũng sẽ được tạo ra. Yếu tố quan trọng nhất của cộng đồng ASEAN chính là con người. Các Chính phủ ASEAN muốn đảm bảo rằng, mọi người sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
    Trả lời
  2. Việc tuyên bố thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN quả là một thành tựu mang tính đột phá, nhưng nhiều thách thức trong quá trình “ hoàn thiện” vẫn còn tồn đọng. còn có nhiều rào cản khác như vấn nạn tham nhũng, cơ sở hạ tầng không đồng đều và các chênh lệch về chi phí trong lĩnh vực giao thông vận tải. Vẫn tồn tại cái hố sâu rộng chia rẽ các nền kinh tế giàu có hơn như Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei, Thái Lan và Philippines với bốn nước thành viên phát triển kém hơn là Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia.
    Trả lời
  3. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã là một thực tế và nhiều nguyên tắc cơ bản của nó đã được áp dụng trong lĩnh vực loại bỏ các hàng rào thuế quan và hạn chế thị thực giữa các nước thành viên ASEAN. Điều này dẫn đến sự hợp tác chính trị và văn hóa ngày càng sâu rộng.
    Trả lời
  4. Việt Nam gia nhập ASEAN là một bước phát triển, là cơ hội để Việt Nam hội để Việt Nam hội nhập với các quốc gia khác. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay thì đâu là một thách thức lớn cho Việt nam và khối cộng đồng ASEAN. Hy vọng các nước hãy cố gắng phát triển trên mọi lĩnh vực, đoàn kết jopwj tác và phát triển.
    Trả lời
  5. nó là cơ hội và cũng là thách thức nếu mà nông dân và chính quyền không ý thức được điều này mà cứ chạy theo số lượng bỏ qua chất lượng thì sớm muộn gì cũng thất thế trên chính sân nhà đó, haizz dân mình đánh nhau với giặc thì giỏi nhưng mà làm kinh tế chán quá@@ Mong sẽ có nhiều nhân tài của đất nước trong lĩnh vực kinh tế sẽ xuất hiện
    Trả lời
  6. đây là cơ hội to lớn để chúng ta hòa nhập vs khu vực và thế giới.các nước ấn đoàn kết cùng nhau,cùng xây dựng 1 khu vực asean hòa bình ổn định và phát triển.đây là 1 khu vực đầy tiềm năng về cả thị trường cũng như nguồn lao động nhân công,tài nguyên khoáng sản.có đủ cơ sở để bắt kịp vs nhịp điệu phát triển của các nước phát triển trên thế giới.việc cộng đồng hóa kinh tế asean sẽ tăng sản lượng xuất khẩu.hy vọng 1 asenan trong tương lai sẽ là 1 eu của châu á
    Trả lời
  7. đây là cơ hội to lớn để chúng ta hòa nhập vs khu vực và thế giới.các nước ấn đoàn kết cùng nhau,cùng xây dựng 1 khu vực asean hòa bình ổn định và phát triển.đây là 1 khu vực đầy tiềm năng về cả thị trường cũng như nguồn lao động nhân công,tài nguyên khoáng sản.có đủ cơ sở để bắt kịp vs nhịp điệu phát triển của các nước phát triển trên thế giới.việc cộng đồng hóa kinh tế asean sẽ tăng sản lượng xuất khẩu.hy vọng 1 asenan trong tương lai sẽ là 1 eu của châu á
    Trả lời
  8. Sự kiện VIệt Nam gia nhập ASEAN là một bước ngoặt lớn trong đường lối tư duy của Đảng ta. Gia nhập ASEAN cũng đồng nghĩa ta tiến hành công cuộc đổi mới chấp nhận mở cửa hội nhập, giao lưu với các nước trong tổ chức cũng như trên thế giới trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt đối với nước đang phát triển như Việt Nam thì thời cơ luôn song hành với thách thức. Thách thức đến từ chính những cơ hội đổi mới. ĐIều quan trọng là chúng ta phải luôn luôn chủ động trên thị trường kình tế cũng như chính trị; dùng chính thời cơ để khống chế thách thức; hòa nhập nhưng không được hòa tan, phải luôn luôn giữ vững bản chất xã hội chủ nghĩa của dân tộc. Với những đường lối chính sách đúng đắn của Đảng, Việt Nam sẽ sớm vươn lên sánh vai với bạn bè quốc tế trong ASEAN cũng như toàn thế giới!
    Trả lời
  9. Việc hội nhập với các quốc gia trong khu vực la điều hợp lý, đúng với tình hình phát triển của nước ta và của cả các nước trong khu vực,việc Việt Nam hội nhập ASEAN là điều tất yếu, mang tính khách quan và phù hợp với sự phát triển và hội nhập của thế giới, ngoài ra Việt Nam còn phải tạo ra tầm ảnh hưởng quan trọng của mình đối với hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, đó là nhiệm vụ quan trọng, đồng thòi thể hiện sức mạnh của nước ta trên trường quốc tế
    Trả lời
  10. Việc AEC ra đời sẽ là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á và sẽ đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam.Chúng ta tin tưởng ràng duwois sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước,Việt Nam sẽ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để có thể vượt qua những thách thức mà AEC mang đến.
    Trả lời
  11. Khi Việt Nam vào sâu cộng đồng ASEAN thì sẽ có nhiều cơ hội và và việc làm cũng sẽ được tạo ra. Yếu tố quan trọng nhất của cộng đồng ASEAN chính là con người. Các Chính phủ ASEAN muốn đảm bảo rằng, mọi người sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây cũng là cơ hội to lớn để chúng ta hòa nhập với khu vực và thế giới. Các nước trong cộng đồng sẽ cùng nhau xây dựng 1 khu vực asean hòa bình ổn định và phát triển.đây là 1 khu vực đầy tiềm năng về cả thị trường cũng như nguồn lao động nhân công,tài nguyên khoáng sản.có đủ cơ sở để bắt kịp vs nhịp điệu phát triển của các nước phát triển trên thế giới.
    Trả lời
  12. Đây là một bước ngoặt lớn trong đường lối tư duy của Đảng ta. Gia nhập ASEAN cũng đồng nghĩa ta tiến hành công cuộc đổi mới chấp nhận mở cửa hội nhập, giao lưu với các nước trong tổ chức cũng như trên thế giới trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình “ hoàn thiện” vẫn còn tồn đọng. còn có nhiều rào cản khác như vấn nạn tham nhũng, cơ sở hạ tầng không đồng đều và các chênh lệch về chi phí trong lĩnh vực giao thông vận tải. Vẫn tồn tại cái hố sâu rộng chia rẽ các nền kinh tế giàu có hơn như Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei, Thái Lan và Philippines với bốn nước thành viên phát triển kém hơn là Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia.
    Trả lời
  13. Hội nhập mang lại cơ hội cho phát triển kinh tế đối với Việt Nam nhưng song hành theo đó là bao thách thức từ thực tiễn đặt ra đối với nền kinh tế còn nhiều tụt hậu so với các nước trong cùng khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan... Cải cách, tái cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, đào tạo lao động chất lượng cao,... là vấn đề quan trọng để Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh với các nước bạn trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay.
    Trả lời
  14. Gia nhập ASEAN là một thời cơ để chúng ta phát triển về mọi mặt của kinh tế, xã hội. Tham gia ký kết những điều khoản tại các hiệp định, hiệp hội giữa các quốc gia ASEAN tạo cho nước ta có nhiều không gian để chúng ta bày tỏ tài năng và chất xám của con người Việt Nam với khu vực. Nhưng do hội nhập như vậy thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh gắt gao giữa các mặt hàng trong nước, nếu không thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì rất có thể gây thiệt hại xấu tới kinh tế, chính trị Việt Nam !!!
    Trả lời
  15. Cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ khoa học-công nghệ và năng lực cạnh tranh đang là đòi hỏi cấp thiết đặt ra cho Việt Nam khi gia nhập AEC.
    Trả lời
  16. Chính phủ, doanh nghiệp và người dân Việt Nam phải có sự quan tâm, chuẩn bị kỹ lưỡng để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong quá trình tham gia AEC. Trong đó, các yếu tố then chốt mà Việt Nam không thể bỏ qua là cải cách thể chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây cũng là hai trong ba "khâu đột phá" chiến lược để phát triển đất nước trong những thập kỷ tới mà văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ.
    Trả lời
  17. Quan trọng nhất là nhân công lao động và lao động Việt Nam có nhược điểm rất lớn là rất kém về kỷ luật lao động, kỹ năng sống và sẵn sàng chuyển việc nếu được hứa hẹn tiền lương cao hơn nơi đang làm.
    Trả lời
Cám ơn đã đọc bài viết!
- Mọi thắc mắc, gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới hoặc Gửi thư hay Báo lỗi
- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!
- Chèn link bằng thẻ: <a href="Link" rel="nofollow">Tên</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b>  <i>Ngiêng</i> 
Thank You!

No comments:

Post a Comment