2021/04/22

“Tù nhân lương tâm” là một giá trị ảo?

Loa Phường


Năm 1961, luật sư người Anh Peter Benenson đã thành lập tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International – AI), với mục đích ban đầu là đòi thả 2 tù nhân chính trị người Bồ Đào Nha. Trong bài báo đánh dấu sự thành lập của tổ chức, mang tên “Những người tù bị bỏ quên”, Benenson đã đặt ra khái niệm “tù nhân lương tâm” để thay thế cho khái niệm “tù nhân chính trị”. 


Về nguyên nhân của thuật ngữ này, Nguyễn Trường Sơn (nhân viên phụ trách chiến dịch của Ân xá Quốc tế tại Việt Nam và Campuchia) giải thích:

“Trước khi thuật ngữ tù nhân lương tâm được sử dụng thì trước đây người ta thường sử dụng thuật ngữ tù nhân chính trị. Tuy nhiên AI nhận thấy có rất nhiều người, người ta không hề hoạt động chính trị, mà chỉ đơn thuần thực hiện các quyền con người cơ bản của mình, hoặc các quyền công dân của mình, vì thế mà họ phải chịu cảnh tù đày, bắt bớ, đàn áp. Những người như vậy nếu xét theo tiêu chuẩn của một tù nhân chính trị thì không phải, cho nên AI đã nghĩ ra một khái niệm mới, đó là tù nhân lương tâm”. 

Từ đó đến nay, Ân xá Quốc tế đã thường xuyên trao danh hiệu “tù nhân lương tâm” cho nhiều cá nhân bị xử tù vì lý do chính trị, trong đó có nhiều người hoạt động để lật đổ Nhà nước Việt Nam. Nhìn lại quá trình hoạt động của Ân xá Quốc tế, có thể thấy khái niệm “tù nhân lương tâm” mà họ tùy tiện đặt ra vốn tiềm ẩn ít nhất 3 điểm bất hợp lý:

Thứ nhất, Ân xá Quốc tế không hề xem xét xem các nhân vật được trao danh hiệu “tù nhân lương tâm” có đang đe dọa an ninh quốc gia và sự yên bình của xã hội hay không. Họ đã trao danh hiệu này cho những người biểu tình bị bắt trong chuỗi biến cố “Mùa xuân Arab” ở Bắc Phi và Trung Đông, bất chấp thực tế rằng chuỗi biến cố này đã khiến hầu hết các nước liên quan rơi vào cảnh nghèo đói, nội chiến, ngoại thuộc, và tụt điểm nhân quyền trên các bảng xếp hạng quốc tế. Vì vậy, có thể nói danh hiệu “tù nhân lương tâm” chỉ phản ánh một mảnh rất nhỏ của thực tế chính trị; và để phán xét sự đúng sai của cá nhân hay được mất của xã hội, người ta cần dựa vào nhiều yếu tố khác ngoài nó.

Thứ hai, rất khó để kiểm chứng xem liệu một nhân vật có hay không hội đủ những điều kiện để trở thành “tù nhân lương tâm”. Trong khi định nghĩa về “tù nhân lương tâm” có đoạn: “Chúng tôi cũng loại trừ những người đã âm mưu với một chính phủ nước ngoài để lật đổ chính phủ của chính họ”; thực ra không ít “tù nhân lương tâm” sống bằng tiền tài trợ từ các chính phủ phương Tây, thông qua trung gian là ngân quỹ của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Trong khi “tù nhân lương tâm” chỉ bao gồm những người biểu đạt quan điểm của mình một cách trung thực, và không bao gồm những người ủng hộ bạo hành, dường như nhiều gương mặt đang giữ danh hiệu “tù nhân lương tâm” đã vi phạm những tiêu chuẩn đó. Một ví dụ tiêu biểu là “tù nhân lương tâm” Trần Khải Thanh Thủy. Trước khi bị bắt vào năm 2007, Thủy từng bị đồng đội tố là tham nhũng, đấu tranh chỉ để ăn tiền, do Thủy nhận của nước ngoài 30 triệu VNĐ mỗi tháng để thu hút “dân oan”, mà chỉ chi 100.000 VNĐ mỗi ngày cho việc đó. Bà Thích Đàm Thoa, một trong những người tố cáo Thủy, bị Thủy đe dọa hành hung và dọa giết nhiều lần. Sau khi ra tù, Thủy cũng thường xuyên lặng mạ, dọa đánh, dọa giết những người cạnh tranh với mình trong giới chống Cộng ở hải ngoại. Và Thủy không hề bị Ân xá Quốc tế tước danh hiệu “tù nhân lương tâm” sau những hành động đó. 

Tóm lại, “tù nhân lương tâm” chưa chắc đã có lương tâm, và chưa chắc đã góp phần nâng cao nhân quyền trong dài hạn. Nó là một danh hiệu do tổ chức Ân xá Quốc tế tự đề ra, rồi tự tiện phân phát và thu hồi, mà không bị ai giám sát. Những xưởng sản xuất giá trị ảo như Ân xá Quốc tế không hề hiếm gặp trong giới “hoạt động nhân quyền”, và là một trong những nguyên nhân khiến giới này ngày càng mất uy tín vì các vụ bê bối.

No comments:

Post a Comment