Nhìn nhận về vấn đề bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bầu cử Quốc hội,… cũng như vấn đề dân chủ mà thời gian gần đây một số người đang tỏ ra hơi chút băn khoăn. Khi nhìn nhận thấu đáo về bản chất vấn đề, hiện tượng diễn ra một cách thực chất chúng ta sẽ hiểu rằng điều gì đang diễn ra thực sự và niềm tin của chúng ta là đúng đắn. Cũng từ đó mà bớt đi sự băn khoăn, nghi ngờ không đáng có, tốn thời gian đặc biệt là rất dễ rơi vào trạng thái hoang mang, hoài nghi như một số người đã và đang trải qua. Nhìn nhận vấn đề này tác giả xin đưa ra những ý kiến sau:
Chúng ta khi đã hiểu về bản chất sự chặt chẽ, ưu việt của phương thức bầu cử của chế độ ta thì sẽ không hoài nghi, hoang mang, dao động bởi các luận điệu |
Như tất cả chúng ta đã biết rằng trong xã hội hiện nay dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, có một số ý kiến băn khoăn cho rằng nếu để mọi cử tri bầu trực tiếp Chủ tịch nước; mọi đảng viên Đảng cộng sản (đủ tư cách) bầu trực tiếp Tổng Bí thư... sẽ dân chủ thực sự hơn..., Ngẫm về vấn đề này theo tôi thì... chưa chắc là dân chủ thực sự. Bởi vì, điều đó tương tự việc trưng cầu dân ý một vấn đề gì đó của đất nước, để cá nhân mỗi người dân bỏ phiếu kín, rồi kết quả là phải theo đa số.... Một ví dụ điển hình: như sự kiện "Brexit" diễn ra ở nước Anh: đa số các cá nhân cử tri không biết gì về BREXIT đã thắng và buộc chính quyền Anh và EU phải theo (dù đa số trong chính quyền Anh và EU đều hiểu rõ Brexit sẽ rất phức tạp, tệ hại cho cả nước Anh và EU). Còn việc bầu một quan chức cấp cao, phải tùy trường hợp cụ thể vể thực chất đức, tài của người ứng cử và đa số cử tri hiểu đúng người ứng cử thì tốt rồi. Nếu trong thời điểm mà... ai đó cơ hội, mỵ dân, đánh bóng bản thân nhưng đang... có thế lực chống lưng PR, tức là đang lên (ví dụ như "đ/c Y" mà một số nhà nghiên cứu đã phê phán về "Lợi ích nhóm", khi đang "nổi như cồn"...) thì chắc là đa số cử tri đã bầu cho đ/c đó rồi...; liệu kết quả đó có là dân chủ thực sự cho chế độ ta hay không thì chúng ta đều đã có câu trả lời rõ ràng, chắc chắn.
Từ đó xin lưu ý một vấn đề lý luận kết hợp phương pháp luận, trên cơ sở một sự thật phổ biến ở mọi nước như sau: Một dân tộc, nhân dân của cả một quốc gia thì luôn có sức mạnh, trí tuệ, quyền lực lớn nhất, cao nhất. Nhưng từng cá nhân người dân thì không có quyền lực; không có sức mạnh đáng kể về bản chất và đại đa số không thể có trí tuệ khoa học đặc biệt khoa học chuyên sâu về các vấn đề chính trị, xã hội...để quyết định những vấn đề khoa học vĩ mô của quốc gia. Nếu kết quả của đa số người dân về những "Việc lớn mang tầm trí tuệ và thực tiễn" đó...được công nhận và buộc cả quốc gia phải tuân theo...thì sẽ rất tai hại chung cho mọi người, cho đất nước và dân tộc...
Vấn đề đáng bàn là ở chỗ: cách giới thiệu từ cơ sở lên như ta vẫn làm là đúng và khác so với dân chủ tư sản. Các nước tư sản do "Đại cử tri" hoặc tỷ lệ cử tri đi bầu rất thấp...không dân chủ thực chất của đa số dân. Trong khi ở nước ta: Mọi cử tri, thông thường là trên 90% đi bầu trực tiếp Quốc hội theo danh sách đã chọn lọc ngày càng kỹ từ dưới lên...vẫn là thực chất từ đa số dân hơn và dân chủ hơn. vấn đề nữa là phải giám sát, kiểm tra, ngăn ngừa, trừng trị...một số biểu hiện tiêu cực, dù không là bản chất bầu cử của ta, nhưng vẫn còn...
Vấn đề nữa cần bàn và đưa ra là không có gì phải ..."lăn tăn" về sự thật là Quốc hội nước ta luôn có đa số đảng viên. Đó là do họ được đa số dân tin và đề cử, bầu cử từ... "Tổ dân phố", "Thôn-Bản"... . Theo dòng lịch sử theo dõi, giám sát cho thấy, trước đây còn có hiện tượng tuyên truyền, áp đặt nhất định; cho đến hiện nay ngày càng không ai dám "chỉ đạo, áp đặt" ngay từ Tổ dân phố...) ; khi đã "lên trích ngang" để bầu ở các cấp thì cá nhân mỗi người dân chọn ai cũng được. Đó cũng là sự thật đổi mới đất nước hơn 30 năm qua. Lịch sử đã chứng minh rằng Bác Hồ, Đảng, Nhà nước, Măt trận...của ta, đã rất nhiều lần cố gắng..."chỉ đạo" để tăng tỷ lệ người ngoài Đảng vào các cấp Hội đồng nhân dân, vào Quốc hội...nhưng kết quả vẫn không tăng nhiều, đây là vấn đề rất tự nhiên. Đó cũng là kết quả bầu cử thật sự, vậy thì ai dám "chỉnh sửa kết quả" được? . Thực tế không khí dân chủ thực sự khi ngày càng tăng cường công tác giám sát kiểm phiếu trong nước và quốc tế, với nhiều công nghệ mới hiện đại...; cho dù trong mọi sự cố gắng đó vẫn luôn khó tránh khỏi những sai sót, kể cả tiêu cực nhất định.... Đây là vấn đề thuộc về hệ lụy vì thực tế thì mọi nước đều như vậy thôi, thậm chí nhiều nước phát triển còn luôn kiện cáo "gian lận bầu cử"...mà ai cũng đã thấy trên thông tin đại chúng hiện nay
Vậy nên một lần nữa khẳng định rõ rằng rằng bầu cử và dân chủ là hai vấn đề đã được hoàn thiện bài bản, chặt chẽ, hợp lý ở chế độ ta. Nó ưu việt hơn rất nhiều và chắc chắn hơn so với các nước tư bản thực tế thời gian qua đã chứng minh. Vậy nên, những ai đang có tâm lý băn khoăn, hoài nghi nhất định cần nhìn nhận thấu đáo bản chất vấn đề để tin tưởng và hành động đúng hướng hơn./.
Bài viết rất hay
ReplyDelete