Viễn
Trông buổi rao giảng lễ tối chủ nhật vừa qua, bên cạnh việc xuyên tạc, kích động chống phá đòi thay đổi chế độ tại Việt Nam, Nguyễn Ngọc Nam Phong còn lua loa trước hàng trăm giáo dân rằng Việt Nam hiện nay đang đơn độc, lạc lõng trên thế giới do Việt Nam là một trong số ít các nước XHCN còn lại.
Nguyễn Ngọc Nam Phong lấy câu chuyện chuyến làm việc của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại diễn đàn Liên Hợp Quốc vừa rồi để làm nền cho câu chuyện xuyên tạc của Phong.
Nhưng khốn nỗi, chính NGuyễn Ngọc Nam Phong cũng không biết rằng ngay tại diễn đàn Liên Hợp Quốc đó nhiều nước đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam ngồi vào ghế Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Nếu Việt Nam thực sự lạc lõng, làm sao có chuyện các nước lại ủng hộ Việt Nam ngồi vào ghế đó.
Còn nói về quan hệ ngoại giao của Việt Nam, xin trích qua mấy điểm để cho linh mục Nam Phong tham khảo.
Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ
[1], ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.
[2]
Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa.
Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Rõ ràng là, nếu Việt Nam cô đơn và lạc lõng như lời của Nguyễn Ngọc Nam Phong thì không thể có được quan hệ quốc tế sâu và rộng như thế.
Đơn độc mà có đến gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thiết lập quan hệ ngoại giao sao?
Hay tại vì ông Nguyễn Ngọc Nam Phong suốt ngày sống chui rúc ở xứ Thái Hà nên không biết thiên hạ nó rộng lớn cỡ nào.
Không biết là Việt Nam hay chính Nguyễn Ngọc Nam Phong đang lạc lõng giữa lòng dân tộc và dòng chảy thời đại đây?
No comments:
Post a Comment