2018/10/03

BBC đánh giá cao cống hiến của TBT Đỗ Mười với công cuộc đổi mới

Mõ Làng


Nhiều người quen biết Diện nói Diện là chó cắn đường quả không sai tẹo nào. Chỉ cần có chuyện hoặc nhân thể chuyện, kiểu gì Diện cũng cố lèo lái và biến nó thành một đề tài chống phá có hạng. 

Mới đây, sau khi có tin cố Tổng bí thư Đỗ Mười từ trần vào tối 1/10, Diện đã nhanh chóng hùa theo đám người xấu bụng, thiển cận về suy nghĩ để nói xấu nhà lãnh đạo quá cố. 

Và trong rất nhiều chuyện được nói đến, Diện cùng với gã rận chủ quê Thanh Trì Nguyễn Tường Thuỵ đã cố xoáy sâu vào vấn đề trình độ của cố Tổng bí thư lúc sinh thời. Những câu chuyện như Cố TBT Đỗ Mười tự hào về học thức thấp kém của mình được dựng lên để nói rằng, chính sự "ít học" của ông đã khiến ông để lại nhiều di sản được cho là làm chậm tiến đất nước trên nhiều lĩnh vực... 

Chúng cũng kể ra những câu chuyện cho thấy rõ điều này như việc Cố TBT phát biểu dây cà, dây leo, khó hiểu, chẳng ra đâu vào đâu,... dù ai cũng biết đấy là chuyện tiếu lâm do chúng dựng lên để bêu rếu, làm xấu hình ảnh nhà lãnh đạo vừa qua đời. 

Riêng về phần mình, Diện đã cố tình dựng lên một lần trò chuyện giữa Cố TBT Nguyễn Văn Linh và Cố TBT Đỗ Mười lúc sinh thời, ở thời điểm cố TBT Đỗ Mười chuẩn bị đảm nhiệm cương vị TBT từ năm 1991. 

Khá khen cho cái trò dựng chuyện khá thâm thuý của Diện. Vẫn là trò giễu cợt của Diện về vấn đề học thức của cố TBT và Diện cho đó là điểm khác biệt giữa cố TBT Nguyễn Văn Linh, với Cố Tổng bí thư Đỗ Mười. Rằng, ông Nguyễn Văn Linh từng nổi tiếng là một cây lý luận "những việc cần làm ngay" với bút danh N.V.L. Và Diện đã cố tình xoáy vào điều này để dựng chuyện thị phi. Xin được trích toàn văn điều vừa được nói đến được đăng trên Fb Chú Tễu của Diện trước khi có đôi lời: "CHUYỆN ÔNG MƯỜI CÚC DẶN ÔNG MƯỜI CỐNG

Có câu chuyện truyền tụng rằng: Ông Nguyễn Văn Linh khi nghỉ chức Tổng bí thư, bàn giao cho Ông Đỗ 10 xong. Một chiều thư thả, ông Mười Cúc (Linh) mời ông Mười Cống (Mười) đến tư gia uống trà trò chuyện thong dong cả buổi chiều. Lúc ra về, thấy ông Mười có vẻ lo lắng, rất thân mật, ông Linh vỗ vỗ vai ông Mười:

- Anh cứ yên tâm mà làm. Mọi việc tôi đã thiết kế đâu đấy rồi. Anh cứ thế mà làm. Cứ tôi làm gì thì anh làm thế. Cứ thế mà làm, anh nhé...

Ông Mười chỉ biết gật gật. Rồi, ông Linh ghé tai ông Mười:

- À mà này, có việc này tôi dặn anh nhớ kỹ này: Anh cứ làm như tôi, nhưng riêng việc viết :"Những việc cần làm ngay" thì anh đừng làm theo tôi. Tuyệt đối không làm theo đấy nhé.
Ông Mười chưa hiểu ra sao, cũng không dám hỏi lại. Cứ gật gật, vâng dạ rồi ra về mà trong lòng lo lắng, thao thức cả đêm không ngủ được. 

Sáng hôm sau, đến văn phòng, ông Mười kể cho thư ký Hà Nghiệp rồi hỏi: "Ông Mười Cúc nói vậy ý là thế nào?". Ông Hà Nghiệp chỉ ra cười... Ông Mười gặng mãi mới dám nói".

Hết trích. 

Về Cố TBT Nguyễn Văn Linh là một nhà lí luận xuất sắc, như đã nói ở trên thì điều đó là hết sức đúng, không có gì đáng phải bàn cãi. Song dù không có học vị, học hàm cao nhưng Cố TBT Đỗ Mười với sự trải nghiệm thực tế của hoạt động thực tiễn cách mạng và tinh thần học hỏi cao độ, biết dùng và tin dùng những người tài, có lí luận, ông đã thực sự hoàn thành trọng trách lớn lao của mình trên cương vị người đứng đầu Đảng cộng sản. 

Và một trong những dấu ấn mà xin thưa nếu không có tư duy lí luận thì sẽ rất khó để thực hiện. Giữ cương vị đứng đầu Đảng trong những ngày đầu đất nước tiến hành đổi mới, với khó khăn bộn bề và cả những nguy cơ hiện hữu nhưng bằng chính năng lực thực tiễn, sự từng trải và kiên định có thừa của mình, TBT Đỗ Mười khi đó đã thực sự đẩy lùi được những nguy cơ và biến nó thành cơ hội, động lực cho công cuộc đổi mới. 

Đánh giá về điều này, trong bài viết mới đây, BBC đã khách quan và công tâm khi nói rằng: "ông Đỗ Mười là nhân vật chuyển giao quan trọng trong việc dịch chuyển tranh luận chính sách, từ cách áp đặt của lãnh đạo cao cấp chuyển sang thuyết phục các nhóm lợi ích và dư luận chính". 

"Nhiều người nhớ ông từng dẫn dắt việc thi hành một số chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa cứng rắn ở miền Nam đầu thập niên 1980. Họ nghĩ rằng ông sẽ làm chậm lại cải cách kinh tế.

Nhưng ông làm họ ngạc nhiên, và tiếp tục di sản cải tổ kinh tế của ông Nguyễn Văn Linh.

Khi trở thành tổng bí thư, ông Đỗ Mười nhận ra cải tổ kinh tế, nhất là sau khi Liên Xô sụp đổ, là cần thiết để kinh tế tăng trưởng, thúc đẩy đầu tư, và bảo vệ sự tồn tại trong tương lai của Đảng Cộng sản". 

Xin được nhắc lại một ý ở trên, lịch sử đánh giá cao Cố TBT Đỗ Mười ở năng lực thực tiễn và đây cũng là thế mạnh trong suốt quá trình hoạt động cách mạng không mệt mỏi, kinh qua nhiều cương vị quan trọng của mình. Song đừng quên, với những quyết định quan trọng ở những thời điểm lịch sử quan trọng, TBT Đỗ Mười đã cho thấy mình toàn diện đến độ nào. Sự kết hợp giữa năng lực thực tiễn và tư duy lí luận khiến ông trở thành vị lãnh đạo kế tục và hoàn thiện con thuyền đổi mới của những nhà lãnh đạo tiền nhiệm, nổi bật là cố TBT Nguyễn Văn Linh.

No comments:

Post a Comment