2017/03/04

HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO ĐOÀN THỊ HƯƠNG

Đoàn Thị Hương là cái tên đang được quan tâm hiện nay trên các trang mạng xã hội, các tờ báo lớn nhỏ khi Hương là một trong hai nghi can trong vụ sát hại một công dân Triều Tiên có tên là Kim Choj, trong đó có Đoàn Thị Hương đã được đưa ra Tòa án quận Sepang, bang Selangor - Malaysia để nghe công tố viên đọc bản luận tội kết luận Đoàn Thị Hương đã phạm tội giết người và theo điều 302 bộ luật hình sự của Malaysia phải chịu mức án cao nhất là tử hình.
HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO ĐOÀN THỊ HƯƠNG
dẫn giải bị cáo Đoàn Thị Hương sau phiên tòa thứ nhất
Vụ án mạng này xảy ra tại Malaysia nên được tiến hành theo thủ tục tố tụng hình sự của nước Malaysia. Do Việt Nam và Malaysia chưa có hiệp định tương trợ tư pháp nên rất khó dẫn độ Đoàn Thị Hương về nước để xét xử. Theo pháp luật Malaysia, các luật sư Việt Nam không được trực tiếp bào chữa cho bị cáo này, các luật sư có thể tham gia dưới hình thức trợ giúp pháp lý.
Vụ án xảy ra cách đây một tháng và đang được tiến hành điều tra, xét xử theo trình tự của luật pháp Malaysia. Nhà nước ta đang can thiệp từng bước để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Đoàn Thị Hương. Tuy nhiên, một số đối tượng xấu đã lợi dụng vấn đề này để công kích, bôi xấu uy tín, danh dự của Nhà nước, cho rằng chính quyền nước ta bỏ mặc công dân của mình, không cử luật sư đi bào chữa cho Hương, chỉ quan tâm nhóm họp để bàn tính những thứ khác.
Nếu là những người thiếu hiểu biết pháp luật, làm việc theo cảm tính thì sẽ nói và đồng tình với quan điểm này. Nhưng với những người có kiến thức pháp luật thì suy nghĩ lại khác hẳn, cho rằng chính quyền ta đang nỗ lực hết mình để trợ giúp Đoàn Thị Hương trong vụ án này. Thủ tục Tố tụng hình sự của Malaysia rất khác đất nước chúng ta, không phải thích cử luật sư nào là được tham gia bào chữa ngay được, là được gặp nghi can ngay được, cái này đâu dễ dàng như ở Việt Nam, luật sư thích là phải gặp được ngay, nếu không là vu vạ cho cơ quan chức năng ngăn cản việc bào chữa.
Theo thủ tục tố tụng của Malaysia, phiên tòa diễn ra ngày 1-3 vừa qua là phiên tòa sơ bộ (pretrial), mục đích là thông báo cho Đoàn Thị Hương và LS biết bị cáo bị buộc tội gì để chuẩn bị bào chữa. Trong phiên tòa này, nếu bị cáo nhận tội thì sẽ được áp dụng nguyên tắc thỏa thuận nhận tội giữa bị cáo và bên công tố. Nếu bị cáo không nhận tội, sẽ có phiên tòa thứ 2 để xem xét tính hợp pháp của các chứng cứ do công tố và LS cung cấp. Trong phiên tòa này, LS của bị cáo đưa ra chứng cứ gỡ tội. Phiên tòa thứ 3 là phiên xét xử chính thức có bồi thẩm (preliminary hearing). Lúc này, các bên sẽ chính thức tranh tụng với nhau về quan điểm buộc tội, gỡ tội. Dựa trên kết quả tranh tụng, tòa sẽ có phán quyết về tội danh và hình phạt cho bị cáo.
Ngày 2/3, đại diện Cục Lãnh sự đã gặp gia đình của Đoàn Thị Hương nghi phạm đang bị xét xử tại Malaysia về tội giết người, để giải thích tiến trình tố tụng của vụ án, hướng dẫn về việc hỗ trợ pháp lý theo đúng quy định của pháp luật nước sở tại và thông lệ quốc tế. Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia cho biết đang tiếp tục triển khai các biện pháp bảo hộ công dân trong phạm vi thẩm quyền để bảo đảm tiến trình tố tụng diễn ra công bằng, khách quan, trong đó có việc hỗ trợ tìm luật sư phù hợp với quy định pháp luật của nước sở tại.
Dù luật sư Việt Nam không được trực tiếp tham gia bào chữa nhưng việc tham gia trợ giúp pháp lý sẽ tạo điều kiện tốt hơn, ổn định hơn về mặt tâm lý cho Đoàn Thị Hương. Sự thật của vụ án chưa được chứng minh rõ ràng, Đoàn Thị Hương có phải là người trực tiếp giết Kim Chol hay không vẫn chưa thể khẳng định. Vì vậy, Việt Nam tiếp tục hợp tác với Malaysia để làm rõ sự thật của vụ án. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam để điều tra là hoạt động hợp pháp, không có quốc gia nào có thể can thiệp được, đó là những biện pháp đảm bảo thuận lợi cho quá trình chứng minh vụ án.
Công Lý

No comments:

Post a Comment