2017/02/05

Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố không đi tị nạn vì "tự ái cá nhân"

Mẹ Đốp


"Vì sao Trần Huỳnh Duy Thức 'không muốn sống lưu vong'?". BBC Việt ngữ đã đặt vấn đề như thế trong một bài viết cùng tên về trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức sau khi một tù nhân khác kém tên tuổi hơn Thức là Đặng Xuân Diệu đã được sang Pháp "tị nạn". 

Dẫn lời Thức từ gia đình, BBC cho biết: "Anh ấy nói với gia đình đừng có nói cái chuyện đi nữa. Anh nói sự thay đổi sẽ rất là nhanh chóng mà không có gì ngăn cản sự thay đổi đâu. Anh rất kiên định trong vấn đề anh ở lại, không có đi tị nạn," ông Trần Huỳnh Duy Tân, em ruột của tù nhân chính trị được đài VOA tiếng Việt trích dẫn hôm 02/2, nói". 
Trần Huỳnh Duy Thức thời còn chưa vào tù (bên trái), nguồn: Internet. 

Để làm sinh động bài viết của mình, nhà đài này cũng dẫn về một số ý kiến của những nhà dân chủ cuội trong nước như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tiến Trung (người từng là bị cáo trong vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân cùng với Thức, Lê Thăng Long và Lê Công Định về nguyên nhân Thức từ chối đi tị nạn. Xin dẫn về đây để những ai cùng quan tâm theo dõi: 

Nguyễn Lân Thắng: "Không, tôi không nghĩ việc này là một sự lãng phí đâu. Bởi vì anh Thức đã trở thành một biểu tượng đấu tranh cho các lớp người tham gia đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Và việc anh không chấp nhận sự thỏa hiệp với đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, nó là một thông điệp cực kỳ mạnh mẽ". 

Nguyễn Tiến Trung: "Việc anh Thức cương quyết từ chối đi tị nạn chính trị đã được biết đến rộng rãi từ lâu và cũng không có gì bất ngờ. Đối với cá nhân anh Thức thì chắc chắn anh ấy phải tin đây là quyết định đúng. Riêng đối với tôi là người cũng từng trải qua cảnh tù đày và trong cùng vụ án với anh Thức thì tôi không muốn ai phải ở trong tù vì lý do chính trị hay tư tưởng". 

Theo đó, nếu như Nguyễn Lân Thắng cố tình phủ nhận luôn mối quan hệ trong ngoài mà các đối tượng chống đối bị bắt, xử lý có được cũng như những nỗ lực vận động của người thân, bạn hữu, đồng bọn với những người bị bắt để can thiệp vào giới chức Việt Nam để được ra nước ngoài và cho đó là một sự thỏa hiệp trong khi Trần Huỳnh Duy Thức không chấp nhận điều đó thì trong cách lí giải của Nguyễn Tiến Trung. Trung lại vờ như đã biết được điều đó từ lâu. Trung cũng không quên lấy sự trải nghiệm của mình trong tù để làm ví dụ. 

Tuy nhiên, xem chừng sự lí giải của hai nhà dân chủ cuội này đều có những sự mâu thuẫn không dễ gì thanh minh. Nguyễn Lân Thắng phủ nhận và cho rằng đi tị nạn chính trị nước ngoài là một sự thỏa hiệp trong khi đó gã có vẻ rất hân hoan, vui lây khi những Đặng Xuân Diệu, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần được đi Mỹ? Còn Nguyễn Tiến Trung thì dù sao cũng là người cùng hội cùng thuyền với Thức một thời, với lại trong quá khứ Trung đã không thuộc diện tị nạn. Đó là lí do gã không muốn Thức có được cái 'vinh dự" đó nên khi Thức nói không muốn đi Trung đã không dại gì "tát nước theo mưa"....

Tiếp cận tuyên bố của Thức được gia đình truyền tải lại, tôi có một băn khoăn là tại sao không sớm hơn, cũng không muộn mà đúng ngay sau khi Đặng Xuân Diệu được đi Pháp chưa bệnh (một hình thức "tị nạn")? Ngoài ra, Thức từng được rất nhiều tổ chức, chính giới bên ngoài quan tâm và họ từng đặt vấn đề để Thức được tự do trước thời hạn. Vậy tại sao ở những thời điểm đó Thức và gia đình không lên tiếng? Phải chăng khi đó ý định được tự do và "tị nạn" của Thức còn mà bây giờ thì không. Nếu như thế thì đấy không thể coi là sự kiên định hay không chịu thỏa hiệp của Thức được! 

Quay trở lại với thời điểm và các sự kiện diễn ra xung quanh quyết định có phần đường đột của Thức. Rõ ràng, so với Thức, Đặng Xuân Diệu chỉ là hạng vô danh tiểu tốt về cả tuổi đời lẫn thời gian làm dân chủ. Về học thức thì Thức cũng có hơn nhiều trong khi Đặng Xuân Diệu chỉ là một tay lao động tự do trước khi vào tù... Diệu cũng vào tù sau Thức 2 năm... Tất cả những lí do đó cho thấy, nếu công bằng thì Thức chứ không Diệu sẽ được tự do trước thời hạn và được ra nước ngoài trước. Nhưng mọi sự đã đảo chiều, một kẻ vô danh tiểu tốt thì được "can thiệp" và tha bổng trong khi một "cây đa, cây đề" của làng dân chủ thì vẫn gặm nhấm nỗi buồn, sự cô quạnh trong 4 bức tường lạnh lẽo. 

Nói như thế để thấy rằng, Thức có lí do để "tự ái", để "giận hờn" những người được cho là đỡ đầu cho họ (cả Thức và Diệu" cho công cuộc tranh đấu mà thực chất là những âm mưu chính trị đen tối). Cho nên, thật dễ hiểu tại sao Thức không bộc lộ sớm hơn, cũng không muộn hơn về ý định không muốn ra nước ngoài tị nạn mà chỉ sau khi tiếp cận thông tin Đặng Xuân Diệu được đi Pháp. 

Thức không đồng tình với sự vượt mặt của những kẻ vô danh, những lứa đàn em trước mình. Đó là lí do không thể hợp lý hơn cho sự "cả giận mất khôn của Thức". Sự giận dỗi hết sức trẻ con và vu vơ này sẽ khiến việc được trả tự do trước thời hạn chấm dứt, con đường được ra nước ngoài như những người được đi trước đó cũng vì thế trở nên khó thực hiện hơn!

Hãy xem Trần Huỳnh Duy Thức sẽ sống như thế nào đến hết bản án 16 năm mà gã mới thực hiện được 7 năm này! 

No comments:

Post a Comment