2017/02/20

Làm giàu không khó với nghề biểu tình

Việt Nam


Đã từ lâu nghề dân chủ đã nổi tiếng với thu nhập kha khá với nguồn ngoại tệ vô cùng to lớn từ hải ngoại bơm về dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng chung quy lại, đó là thù lao cho những con người “chửi thuê, khóc mướn” của làng dân chủ sau những màn kịch hợm hĩnh.

Và mới gần đây, không cần phải chửi rủa gào thét gì mà chỉ cần đi biểu tình thôi cũng có tiền, nếu phá hoại tốt thậm chí còn được thưởng thêm gấp đôi, gấp ba người bình thường. Dần dần, biểu tình được coi là một “nghề”, thậm chí ở bên Ca li phọt những kẻ thất nghiệp còn chỉ le ve ở những hàng quán café chỉ để đợi nhận kèo đi biểu tình. Ở Việt Nam cũng không kém phần long trọng, nhớ ngày nào vụ biểu tình cái giàn khoan HD 981, ở Bình Dương đã biết bao công nhân nhận được cả vài ngày lương bằng cách rất đơn giản là đi đập phá trong đám biểu tình. Còn nhớ ngày ấy có 1 chị công nhân hồn nhiên trả lời báo chí rằng có 1 nhóm người đến từng phòng lôi kéo người đi biểu tình, ai đi thì được cho 200 nghìn, ai mà hổ báo cáo chồn xông pha đập phá thì được 500 nghìn, thậm chí là cả triệu đồng nếu trực tiếp xông pha chống người thi hành công vụ. Đấy, công việc chỉ nhẹ nhàng thế thôi mà lương lại cao, ai mà chẳng thích, đã vậy lại còn được mang tiếng đi biểu tình thể hiện lòng yêu nước nữa chứ, nghe nó mới sướng cái lỗ tai làm sao.

Trở lại với sự việc phá rối an ninh trật tự núp dưới danh nghĩa biểu tình của Nguyễn Đình Thục, cứ ngỡ rằng cha có sức thuyết phục ghê gớm lắm mới vận động được đến 500 bà con giáo dân khăn gói lên đường khởi kiện, ai dè khi hỏi người dân đi biểu tình mới vỡ lẽ ra có phải là ai cũng muốn đi đâu. Một bộ phận giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc mặc dù không muốn tham gia nhưng vẫn bị ép phải tham gia cuộc tuần hành này. Ngay trước ngày tuần hành, ngày 12/2, linh mục Thục đã chỉ đạo Hội đồng mục vụ giáo xứ đến tận nhà từng hộ dân trong giáo xứ để bắt buộc mỗi gia đình phải cử một người tham gia cùng đoàn khởi kiện và hứa hẹn lợi ích vật chất khi tham gia khởi kiện để lôi kéo người dân tham gia.

Vậy lợi ích vật chất ở đây là gì? Tôi thấy vị linh mục này vô cùng thương yêu con dân của mình, ai đi xe máy biểu tình cha cho 200 nghìn tiền xăng xe, còn ai đi ô tô thì cho 1 triệu. Đi với cha ít hôm mà có tiền là bà con thấy sướng, thấy tiền là mờ mắt, cha bảo gì cũng nghe, bảo ném đá cũng ném, bảo hành hung người khác vẫn làm. Đi với cha Thục ít hôm mà được đút túi bao nhiêu tiền “đổ xăng, tẩm bổ” thêm cho bõ công sức ném đá đánh nhau kể cũng sướng thật. Thời buổi kinh tế khó khăn kiếm tiền đâu phải dễ, thế mà đi theo cha la ó mà có tiền đút túi thì ai chả thích.

Nghe lời cha, bà con ném đá không thương tiếc!
Vậy cha làm gì mà giàu vậy, cha bao cả thảy 500 con người mà không tiếc tay, thực sự đó là những con số đáng nói. Nhưng bà con đâu nào hay biết, đó chỉ là số lẻ trong số tiền Việt Tângửi cho cha để cha đi làm phản động, chỗ đấy mới chỉ là chỗ lẻ, còn lại số chẵn, cha ỉm hết nào ai có biết. Theo thông tin công khai từ Việt Tân thì đây chính là số tiền mà đài truyền hình SBTN ở hải ngoại quyên góp do Việt Tân phát động trong thời gian qua dưới vỏ bọc nhằm cứu giúp nạn nhân bão lụt Miền Trung và yểm trợ công lý cho nạn nhân Formosa. Số tiền công khai mà tổ chức này bơm cho Thục thực hiện âm mưu bảo loạn là 619,632.34 nghìn USD. Tất nhiên, đó chỉ là phần nổi trong tảng băng chìm mà sự thực bao nhiêu thì chỉ có cha mới biết.

Như vậy, “kiện Fomosa” chỉ là cách để Nguyễn Đình Thục rửa tiền; “yêu nước”, “yêu dân”, “đòi quyền lợi cho dân” chỉ là giọng điệu mĩ dân, bịp bỡm. Nguyễn Đình Thục cũng không quên chửi chế độ, bôi nhọ phỉ báng đất nước như một chiêu trò kích động. Tất nhiên, Thục đã đóng không trọn vai kẻ “yêu nước, kính chúa” khi bản chất lợi dụng đức tin, lòng tin của giáo dân đã bị lộ diện.

No comments:

Post a Comment