2017/02/26

CHUYỆN GÌ ĐÃ XẢY ĐẾN VỚI THƯỢNG NGHỊ SỸ JANET NGUYỄN?

Janet Nguyễn (Nguồn: Internet). 

Tin từ BBC cho hay, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn (Cộng Hòa-Garden Grove), bị đưa ra khỏi phòng họp vì bị tố cáo vi phạm nội quy khi phát biểu, khi nói về cố Thượng Nghị Sĩ Tom Hayden, chồng cũ của nữ tài tử Jane Fonda. Thượng Nghị Sĩ Tom Hayden và nữ tài tử Jane Fonda được biết đến là những người tích cực trong phong trào phản đối cuộc chiến mà Chính phủ gây ra trong chiến tranh Việt Nam. 

Với những đóng góp cho nước Mỹ, hai ngày trước khi Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn (Cộng Hòa-Garden Grove), bị đưa ra khỏi phòng họp, Thượng Viện California đã tổ chức tưởng niệm cố Thượng Nghị Sĩ Tom Hayden. Ngoài tham gia phong trào phản đối chiến tranh của Chính phủ Mỹ tại Việt Nam, ông Tom Hayden cũng tích cực vận động cho việc kết thúc các cuộc chiến ở Afganistan, Iraq, Pakitan...

Tuy nhiên, với lí do cho rằng, bản thân cố Thượng Nghị Sĩ Tom Hayden và việc phản đối chiến tranh trong quá khứ đã ảnh hưởng đến cá nhân mình và những người tị nạn khác nên Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã bất chấp những gì đã được xác lập trước đó để đưa ra một góc nhìn khác về con người đã khuất mới được tôn vinh qua buổi tưởng niệm vừa qua này! 
Cố Thượng Nghị Sĩ Tom Hayden (Nguồn: Internet). 

Lật ngược một vấn đề đã được xác lập và cả thái độ coi thường Chủ tọa cuộc họp (Thượng Nghị Sĩ Ricardo Lara (Dân Chủ-Bell Gardens - chủ tọa buổi họp đã nhiều lần cắt ngang Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn để nhường thời gian phát biểu cho Thượng Nghị Sĩ Bill Monning (Dân Chủ-Carmel), người nói rằng vị nữ dân cử gốc Việt vi phạm nội quy. Nhưng bất chấp tất cả, bà Janet Nguyễn tiếp tục phát biểu, ngay cả khi ông Lara liên tục yêu cầu bà ngồi xuống và tắt micro. Cuối cùng, ông Lara yêu cầu nhân viên kéo lê bà Janet ra ngoài. (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39078569). 

Trước khi sang Mỹ định cư, học tập và tham gia chính trường Mỹ thông qua vai trò Thượng nghị sỹ California, Janet Nguyễn có một thời gian tương đối dài sinh sống tại miền Nam Việt Nam trước thời điểm 30.4.1975 sau chuyến vượt biên tương đối dài ngày. Sau khi hoàn thành chương trình học đại học tại Mỹ, Janet Nguyễn nhanh chóng nhận được sự hậu thuận của một số chính trị gia có tư tưởng chống Việt Nam như dân biểu Loretta Sanchez... giúp đỡ, chỉ dạy. Và với lòng hận thù mù quáng đã được hình thành trong nước nên Janet Nguyễn đã định hình ngay mục tiêu chính trong con đường hoạt động chính trị của cá nhân mình. 

Và từ đó dạo đó đến nay, cùng với Loretta Sanchez, Janet Nguyễn là 2 trong số những dân biểu có thái độ thù địch, chống Việt Nam mạnh mẽ nhất. Họ cũng chính là những người đứng ra đệ trình lưỡng viện Quốc hội Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền (CPC). Điều đặc biệt hơn nữa là dường như để ghi điểm với đám chủ của mình, Janet Nguyễn đã không từ một diễn đàn nào để thể hiện quan điểm chống Cộng nói chung, chống Việt Nam, nơi cô sinh ra một cách quyết liệt và không khoan nhượng. Đó cũng là lí do dù đã được yêu cầu dừng bài phát biểu song Janet Nguyễn vẫn không chấp hành và buộc chủ tọa cuộc họp phải yêu cầu nhân viên an ninh dẫn ra ngoài. 

Trên thực tế, sự việc xảy đến với Janet Nguyễn là lần đầu tiên và khiến nữ Thượng nghĩ sỹ gốc Việt này cũng hết sức bất ngờ. Song, việc mới xảy đến này đang báo hiệu một giai đoạn khó khăn trong hoạt động chính trị của Janet Nguyễn nói riêng và những chính trị gia chống cộng cực đoan nói chung. Và điều đáng nói là nó được thiết lập dưới thời của tân tổng thống Donal Trump. 

Hãy chờ xem điều gì sẽ chờ đợi nữ thượng nghị sỹ gốc Việt này trong thời gian tới. 

An Chiến

No comments:

Post a Comment