2017/01/13

Suy nghĩ thiển cận của Nguyễn Bắc Truyển

Hoa đất

Tết cổ truyền của dân tộc

Trước đây, đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia về việc gộp tết ta và tết Tây với hàng loạt lý do: tiết kiệm, đảm bảo sự đồng nhất trong công việc, nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản đã từng làm. 

Vốn là nhà thành phần zân chủ chuyên chém gió trên Facebook, Nguyễn Bắc Truyển nêu ra các lý do về các ảnh hưởng của Tết ta với xã hội và cuộc sống người dân từ đó kiến nghị đề xuất cần phải thay đổi.

Nguyễn Bắc Truyển đòi xóa bỏ tết cổ truyền của dân tộc

Ủng hộ dân tộc Việt Nam đón mừng Tết theo dương lịch, người làm thuê sẽ được nghỉ Tết cùng với đại đa số người làm thuê trên toàn cầu. Các ông chủ cũng không phải lao đao vì Tết dương Tết âm, mất cả tháng trời người làm thuê làm không ra làm, chơi không ra chơi. Nếu ai đã từng và đang làm ông chủ sẽ hiểu được nổi lòng này....

Tết âm lịch nên được ghi nhớ như ngày lễ dân gian như ngày Tết trung thu, Tết giữa năm...

Những nguyên nhân Nguyễn Bắc Truyển đưa ra để phải tính tới chuyện “xóa sổ” Tết ta theo truyền thống ngàn năm nay là sự ảnh hưởng xấu của nó tới thái độ làm việc, năng suất làm việc của người lao động và cả ông chủ. Theo ý kiến của cá nhân tôi, Nguyễn Bắc Truyển chỉ có cái nhìn thiển cận theo kiểu ném cát bụi tre nhằm mục đích cá nhân nào đấy mà thôi.

Thực tế cho thấy, số lượng các quốc gia có tết âm không nhiều. Ở Việt Nam, ngày tết không chỉ là kỳ nghỉ mà nó còn đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc. Từ ngàn đời nay, người Việt ăn Tết truyền thống nhưng chẳng ảnh hưởng gì đến sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Nếu nó là một cản trở đến tiến trình phát triển của xã hội, chắc hẳn nó đã bị khai tử lâu rồi. Rõ ràng, Tết ta hoàn toàn không có lỗi khi những bất cập trong xã hội hôm nay được Nguyễn Bắc Truyển quy trách nhiệm lên nó.

Những điều Nguyễn Bắc Truyển đưa ra chắc hẳn rằng không ai không biết. Vấn đề ở đây chính là thái độ và cách con người ngày nay ăn Tết ra sao mà thôi. Thời gian nghỉ, hay cách nhìn nhận của xã hội cùng những lo toan trong cuộc sống sẽ gây khó khăn cho không ít nhiều người. Nhưng thông qua tết ta, mọi người lại có dịp đoàn tụ, xã hội chung sức, quan tâm đến những số phận thiếu may mắn. Nào là tết vì người nghèo, tết vì bản cao, tết tri ân các gia đình chính sách… Hiệu quả lan tỏa từ những việc làm trên không phải lúc nào trong xã hội mọi người cũng có thể thực hiện được. 

Ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt không phải chỉ đơn thuần là một dịp để nghỉ ngơi và ăn chơi. Lễ Tết lớn nhất và quan trọng nhất này là một ý niệm về tâm linh và về cội nguồn dân tộc. Là linh hồn của dân tộc nên tết ra không thể được ghi nhớ như ngày lễ dân gian như ngày Tết trung thu, Tết giữa năm... như ý tưởng thiểu năng của Nguyễn Bắc Truyển.

Vấn đề là nếu cứ suy nghĩ theo kiểu: tết ta gây tốn kém, lãng phí, gây áp lực với xã hội… sao Nguyễn Bắc Truyển không đề xuất các giải pháp để khắc phục tình trạng đó thay vì muốn xóa bỏ. Theo tôi và tất cả mọi người đều nhận thấy rằng vấn đề mà cả xã hội người Việt ngày nay cần phải chung tâm góp trí là nghĩ coi làm thế nào để ăn Tết cổ truyền một cách hợp tình hợp lý nhất, vừa bảo đảm gìn giữ được một di sản văn hóa dân tộc, vừa phù hợp với thực tế hiện đại phát triển. 

Nói nôm na, đòi bỏ tết ta chỉ là ý tưởng thiểu năng của Nguyễn Bắc Truyển mà thôi!

No comments:

Post a Comment