2017/01/01

ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CỨ MÃI BẤU VÍU VÀO SỰ KIỆN ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI FATIMA?

Sự kiện Đức Mẹ lần đầu hiện ra với các trẻ mục đồng Bồ Đào Nha vào ngày 13/5/1917 và những lần kỷ niệm sau đó đặc biệt là lần kỷ niệm 13/5/1981, theo quan niệm của người theo đạo Công giáo gắn liền với những dấu tích sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản. Tuy nhiên, xem chừng ngoài những mối liên hệ được thêu dệt và hết sức rời rạc khi nói về sự tan rã của Liên Xô và Đông Âu thì nay sự kiện này lại được gắn với một sự kiện khác là Đức Mẹ Fatima cứu mạng Đức Gioan Phaolô qua câu chuyện được Hồng Y Dziwisz (người được biết từng có 39 năm làm thư ký cho Giáo Hoàng Gioan Phaolô II) chia sẻ với tờ Register nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.


Sau đây là toàn văn nội dung trả lời của Hồng Y Stanislaw Dziwisz với tờ Register: 
"Những cuộc hiện ra ở Fatima có ý nghĩa như thế nào với Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trước và sau khi ngài được bầu làm giáo hoàng? Đặc biệt với vụ ám sát ngày 13/5/1981, đúng ngày kỷ niệm Đức Mẹ lần đầu hiện ra với các trẻ mục đồng Bồ Đào Nha vào ngày 13/5/1917?
Đức Thánh Cha đã không lưu tâm đặc biệt đến những cuộc hiện ra ấy cho đến khi xảy ra vụ ám sát ngài vào năm 1981. Ở Tổng giáo phận Krakow, người ta vẫn sùng kính Đức Mẹ Fatima, ngài ủng hộ điều đó, nhưng không đặt ưu tiên điều ấy trong sứ vụ của mình.
Và Fatima đã trở nên rất thân thuộc với ngài vào ngày 13/5/1981, khi ngài nhận thấy được tầm quan trọng của sự kiện này. Ngài liên kết vụ ám sát với sự kiện, khi biết rằng nó diễn ra vào ngày kỷ niệm Đức Mẹ lần đầu hiện ra ở Fatima. Ngài đã cận kề với cái chết, và tin rằng Đức Mẹ đã cứu mạng sống mình. Đã có những lúc tình hình như ngàn cân treo sợi tóc, và các bác sĩ đến bên tôi và nói, cần thực hiện những nghi thức sau cùng vì tình huống rất nguy kịch, tim của Đức Giáo hoàng có vẻ như sắp ngừng đập.
Đức Gioan Phaolô II đã đề nghị Hồng Y Franjo Šeper, lúc đó là Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, gửi toàn bộ tài liệu về các cuộc hiện ra ở Fatima – đặc biệt là bí mật thứ ba – đến bệnh viện nơi ngài đang điều trị. Tôi nghe nói rằng các giáo hoàng trước cũng đọc những bí mật ấy, nhưng họ chỉ đọc rồi để đó.
Đức Gioan Phaolô II sau đó đã quyết định rằng ngài phải thực hiện điều mà Đức Trinh Nữ Maria đã đề nghị những trẻ em ở Fatima: tức dâng hiến nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ; rồi sau đó tự do sẽ trở lại với nước Nga.
Đức Thánh Cha đã thực hiện điều này nhưng hơi khác đi một tí, và ngài đã dâng hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ những quốc gia chịu ách nô lệ của cộng sản. Ngài lên kế hoạch thực hiện việc này cùng với các giám mục trên thế giới. Tuy nhiên khi mọi thứ đã sẵn sàng, thì Đức Thánh Cha lại ốm nặng, ngài phải trở lại bệnh viện, và vì vậy sự kiện đã không xảy ra. Nhưng nó xảy ra sau đó, khi bức tượng gốc Đức Mẹ Fatima được đưa đến Quảng trường Thánh Phêrô (Vatican). Đó là một buổi lễ lớn, với sự tham dự của nhiều người.
Tôi được biết, sau nghi lễ dâng hiến các nước Đông Âu cùng với các giám mục, nữ tu Lucia (một trong 3 trẻ được Đức Mẹ hiên ra) nói rằng Đức Gioan Phaolô II đã hoàn thành yêu cầu của Đức Mẹ. Cũng từ thời điểm đó, các giám mục cho biết đã có những thay đổi. Những thay đổi này tiếp tục tăng tốc, dẫn đến sự thay đổi trong hệ thống chính trị cũng như sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản, giúp các nước bi nô lệ bởi cộng sản được tự do.
Năm 1982, Đức Gioan Phaolô II đến thăm Fatima để tạ ơn Mẹ đã cứu mạng ngài một năm trước đó, và đã có một nỗ lực ám sát ngài lần thứ hai. Tuy nhiên, vụ ám sát năm 1982 được ít người biết đến so với vụ ám sát ở Vatican năm 1981".
Có một điều dễ nhận thấy là trong câu chuyện mới này dù được kể bởi một nhân chứng, người đã có tới 39 năm bên cạnh nhân vật chính (Giáo hoàng Gioan Phaolô II) nhưng nó vẫn không thể thoát khỏi những ý đồ suy diễn. Đoạn văn sau đây cho thấy rất rõ  điều đó: "Và Fatima đã trở nên rất thân thuộc với ngài vào ngày 13/5/1981, khi ngài nhận thấy được tầm quan trọng của sự kiện này. Ngài liên kết vụ ám sát với sự kiện, khi biết rằng nó diễn ra vào ngày kỷ niệm Đức Mẹ lần đầu hiện ra ở Fatima. Ngài đã cận kề với cái chết, và tin rằng Đức Mẹ đã cứu mạng sống mình". 

Nghĩa là nó được hình thành trên ý nghĩ chủ quan của một con người cụ thể qua một chi tiết trùng hợp: Ngày ngài thoát nạn bởi một cuộc ám sát trùng với ngày kỷ niệm Đức mẹ hiện ra tại Fatima. Ngoài ra, nó không có bất cứ một bằng cớ nào thực sự xác đáng đóng vai trò dẫn dụ.

Đồng ý rằng, đã là tôn giáo thì nó không thể tách rời sự huyền bí, bởi những phép màu siêu nhiên, hư hư thực thực. Và ai cũng hiểu rằng, Giáo hội Công giáo hay bất cứ tôn giáo nào cũng cần nó để duy trì, củng cố đức tin trong thời buổi khoa học công nghệ mới đang làm cho một số hiện tượng bị lụn bại, vô giá trị.... Vậy nhưng, liệu có cần thiết không khi vẫn cố bám víu vào một sự việc cũ và gắn với xu hướng phủ nhận những giá trị của một chế độ mà sự sụp đổ chỉ mới dừng lại ở mô hình chứ không phải là toàn bộ? 


Liệu có cần không khi sự kiện Fatima năm 1917 đang làm cho một số Giáo hội Công giáo ở một số nước đang mất đi sự đối thoại hòa hợp, thậm chí đối kháng với chính quyền sở tại? Và tin chắc rằng, không có được sự hòa hợp và khi có sự đối kháng thì không bao giờ tinh thần "Sống phúc âm trong lòng dân tộc", một luận thuyết có tính nền tảng trong Công đồng Vatican II do Giáo hoàng Gioan Phaolo II khởi xướng. Cổ súy và mãi bấu víu vào sự kiện Đức mẹ hiện ra tại Fatima cũng chính là đang đi ngược lại với đường hướng của Giáo hoàng Vĩ đại Gioan Phaolo II, là ghi danh Juan María Fernández Krohn, một linh mục người Tây Ban Nha đã cố gắng ám sát thánh Gioan Phaolô II tại Fatima vào năm 1982 " Ông là một linh mục truyền thống, thuộc Huynh đoàn Thánh Piô X. Huynh đoàn này đã chỉ trích Đức Gioan Phaolô vì đã hỗ trợ các cải cách của Công đồng Vatican II". 

An Chiến

No comments:

Post a Comment