2017/01/01

Cái tầm của Putin

Hoa đất

Putin quyết định không trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ

Ngày 29-12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra sắc lệnh hành pháp trừng phạt sáu cá nhân, năm cơ quan, trục xuất 35 nhà ngoại giao và đóng cửa hai khu phức hợp của Nga trên đất Mỹ giúp đỡ hoạt động tình báo của Nga, vì Nga tấn công mạng, can thiệp bầu cử Mỹ. Trong quan hệ ngoại giao, việc trục xuất cơ quan đại diện của quốc gia khác là chuyện hoàn toàn bình thường.

Đáp trả cho hành động khá bất ngờ này của ông Obama, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đề xuất trục xuất 31 nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow, bốn nhà ngoại giao Mỹ ở St. Petersburg. Lịch sử trả đũa ngoại giao trong quan hệ Nga – Mỹ là điều không còn mới lạ, tuy nhiên các ứng xử của Putin lại một lần nữa thể hiện tầm vóc của con người này. Trong thông báo mới nhất, Tổng thống Putin khẳng định ông sẽ không trục xuất 35 nhà ngoại giao, hay đóng cửa bất kỳ cơ quan ngoại giao nào của Mỹ ở Nga, theo đề xuất của Bộ Ngoại giao Nga.

Qua sự kiện này, có thể rút ra một số vấn đề sau:

Thứ nhất, chính sách hoàng hôn nhiệm kỳ của Obama

Điều này một lần nữa khẳng định rằng, các quyết sách trong quan hệ ngoại giao của Obama thời gian qua là hết sức sai lầm. Gần một tháng trước khi về hưu, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành hai đạo luật về nhân quyền và tôn giáo, được thành phần “rận chủ” Việt Nam hoan nghênh ầm ĩ. Hai dự luật đó là: 

Ngày 16/12, Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế, tức H.R. 1150, quy định mọi hành động vi phạm sẽ được báo cáo trực tiếp đến Ngoại trưởng Mỹ, và cập nhật “Danh sách cần theo dõi đặc biệt” đối với các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo.

Đến ngày 23/12 - ngày làm việc cuối cùng ông Obama ký tiếp Dự luật S. 2943 - Đạo luật Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) “áp dụng các biện pháp chế tài trên toàn thế giới và cho phép áp đặt lệnh trừng phạt chống lại tất cả những cá nhân đã tham gia các hoạt động tham nhũng và vi phạm nhân quyền”. 

Trong nhiệm kỳ của mình, dưới sự dẫn dắt của Obama, nước Mỹ vi phạm nhân quyền khắp nơi trên thế giới. Đáng chú ý, nhân quyền còn là công cụ để Mỹ thực hiện cuộc cách mạng Mùa xuân Arập hay gây ra tình hình bất ổn ở Trung Đông. Cũng dễ hiểu, khi ký các quyết định này, Obama chẳng cần quan tâm đến sự phản ứng của dư luận bởi vì kiểu gì mình cũng nghỉ hưu rồi.

Thứ hai, tầm vóc của Putin với chính sách “lấy nhu thắng cương”

Trong đối nhân xử thế, muốn không làm cho người khác tổn thương cần phải học cách nhẫn nhịn, chịu đựng. Một khi đã rèn luyện được khả năng nhẫn nhịn, chịu đựng, chính Putin đang thuần thục triết lý phương Đông “lấy nhu thắng cương”. Nhu luôn thắng cương bởi nhu chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài còn sức mạnh thật sự của nó luôn ẩn dấu bên trong chứ không phải như cương, sức mạnh thể hiện ra ngoài nhưng chỉ là vũ dũng. Người thông minh như Putin luôn biết cách lấy nhu thắng cương để có kết quả tốt nhất.

Thứ ba, mối quan hệ Mỹ - Nga sẽ có bước phát triển

Tổng thống Donal Trump hoan nghênh quyết định lần này của Putin khiến tất cả phải ngầm hiểu rằng, Putin không muốn tạo ra bất cứ vật cản nào cho quan hệ hai nước. Chiến tranh lạnh giữa hai nước sẽ chẳng mang lại một chút lợi ích nào, ngược lại nó còn là cơ hội để các cường quốc mới nổi như Trung Quốc vươn lên. Cả hai vị tổng thống hiểu điều này hơn ai hết, bởi chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là vĩnh viễn.

No comments:

Post a Comment