2017/01/16

BẤT CHẤP XUYÊN TẠC

Tọa Sơn


Nhân sự kiện Bảo tàng lịch sử quốc gia tổ chức trung bày 18 bảo vật quốc gia Việt Nam để khách tham quan được chiêm ngưỡng vào ngày 10/1 vừa qua trong đó có cuốn “Nhật ký trong tù” của chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác trong những năm 1942 – 1943 khi người bị bắt giam tại Quảng Tây, Trung Quốc. Rất nhanh chóng, đứng đầu là trang nhật ký bán nước cùng với những admin và đám rân chủ nhà ta có biệt tài "tay nhanh hơn não" đã mở một cuộc công kích vào tập nhật ký trong tù. Và cái đám đó tưởng như mình đã phát hiện ra được điều gì đó lý thú trong tập thơ này để nhằm bôi nhọ chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cũng như bao lần khác, mấy bản tin của trang nhật ký bán nước này đưa tin xuyên tạc về tập thơ nhật ký trong tù một cách rất mập mờ, dễ dàng đánh lừa được những người thiếu hiểu biết và không chịu tìm tòi kiểm chứng. 
 
Trang nhật ký yêu nước tăng cường xuyên tạc về tập thơ
Nhật ký bán nước tập trung xuyên tạc vào khoảng thời gian sáng tác của tập thơ nhật ký trong tù. Trong khi thông tin chính thống nói tập thơ được sáng tác trong thời gian 1942 – 1943 thì ngay bìa ngoài của tập thơ ghi là “29.8.1932 -  10.9.1933”. Rồi từ đó dùng cái lý luận là chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy tập thơ đó của ai đó trở thành của mình. Hay như ông Lê Hữu Mục mộng du trước đây, thì tập thơ đó của ông Già Lý, một tướng cướp già, giỏi chữ Hán, biết làm thơ, bị giam chung với Bác Hồ trong nhà tù Victoria ở Hồng Kông, thời kỳ 1931 – 1933. Để thêm phần chắc chắn, bọn rân chủ còn độc mồm nói rằng, ngoài tập thơ nhật ký trong tù, Bác Hồ còn bài thơ bằng chữ Hán nào nữa đâu.

Vậy sự thật là như thế nào?

Chúng ta chỉ cần một ít phút, tìm tòi qua một ít tài liệu là chúng ta hoàn toàn có thể lý giải được những điều mà đám phản động, rồi rân chủ vin cớ để chống phá trên. Cụ thể:

Thứ nhất, trong tập thơ Nhật ký trong tù không chỉ ghi lại những cảnh sinh hoạt đời thường trong tù, mà thông qua những vần thơ, Bác Hồ của chúng ta đã tố cáo chế độ nhà tù vô nhân đạo của chính quyền Tưởng Giới Thạch nên về thời gian sáng tác, ở đầu cuốn sổ gốc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã cẩn thận viết chệch đi 10 năm để tránh quyền “tự do ngôn luận” của mình bị phiền hà. Tuy nhiên, cuối tập thơ, tại trang 53, trên chữ “hoàn” (hết), Bác Vẫn đề rõ 29.8.1942 – 10.9.1943”. 

Thứ hai, việc vu khống Bác Hồ lấy thơ hay đạo thơ của người khác thành thơ của mình là việc làm tráo trở, nhét chữ vào miệng người mà bình thường đám phản động hay rân chủ vẫn hay làm. Dám nói là đạo thơ, tôi thách đám rân chủ, phản động đưa được bài thơ nào mà bảo Bác Hồ đạo đấy. Ngay cả thơ của tướng cướp Già Lý thì rõ ràng từ ý thơ, đến câu chữ thuần việt, đến không gian vào bối cảnh trong các câu thơ là hoàn toàn khác nhau. 

Thứ ba, các nhà rân chủ và phản động dám lớn tiếng kêu ngoài tập nhật ký trong tù ra, Bác không còn bài thơ chữ Hán nào khác là ấu trĩ, thiếu hiểu biết. Vì ngoài nhật ký trong tù, Bác còn viết khoảng 40 bài thơ chữ Hán khác. Những bài thơ này chủ yếu được sáng tác trong khoảng thời gian 1940 – 1960. Và các bài thơ này được đưa vào tập sách lấy tên Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. Tháng 5/1995, Nhà xuất bản Văn học đã xuất bản cuốn Hồ Chí Minh – Tuyển tập văn học tập 3. Trong cuốn sách này có đầy đủ các bài thơ bằng tiếng Việt và tiếng Hán của Bác. Có lẽ tôi sẽ mua và tặng cho đám rân chủ thối mồm đó một quyển nhỉ.

Như vậy, một lần nữa chúng ta lại thấy tính nguy hiểm của việc bất chấp xuyên tạc của đám rận chủ và bọn phản động. Mục tiêu của chúng vẫn là tìm mọi cách bôi nhọ, hạ thấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước thậm chí là lãnh tụ của cả một dân tộc. Chúng thường xuyên sử dụng chiêu bài nửa đúng nửa sai, hay đưa lên các vấn đề lật lại mà không cần chứng minh hay kiểm chứng gì hết. Đây là thủ đoạn hết sức nguy hiểm, dễ đánh lừa những người thiếu hiểu biết trong xã hội của ta hiện nay.

No comments:

Post a Comment