Con đường phía trước
Mấy ngày vừa qua, các phương tiện truyền thông đại chúng đều đưa tin về tình hình lũ lụt ở miền trung, đặc biệt ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên Huế gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhân dân. Trong khi cơn lũ trước chưa hết thì hiện tượng mưa rất lớn trong mấy ngày vừa rồi (chỉ trong 4 ngày, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế - Phú Yên có lượng mưa tới 300mm, cá biệt có địa phương ở Quảng Nam lên tới gần 600mm) khiến cho miền trung phải đón nhận trận lũ lớn, ngập lụt cục bộ xảy ra ở nhiều địa phương. Trong khi các cấp chính quyền, lực lượng công an, quân đội đang vất vả cùng nhân dân chống lũ, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân thì trên các trang mạng phản động: Danlambao, Việt tân, BBC news,… , các nhà dâm chủ rởm ở trong nước lại liên tục đăng tải các bài viết xuyên tạc tình hình, lèo lái tình hình đi xa khỏi sự thật: Chính phủ ở đâu khi miền trung chìm trong lụt (RFA), “Lũ lụt miền trung, nhân tai hay thiên tai”,… trong đó, đổ lỗi tình trạng lũ lụt ở miền trung hoàn toàn do chính sách xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ ở miền trung, các nhà máy này đồng loạt xả nước gây lũ cho nhân dân, rồi nhà nước không quan tâm, bỏ mặc người dân trong hoạn nạn, thậm chí, có kẻ “tâm thần chính trị” còn cho rằng cộng sản cố tình tạo ra lũ lụt để người dân đối phó lũ, quên đi vụ Formosa? Vậy vấn đề thực chất ở đây là như thế nào?
Trước hết, về vấn đề nguyên nhân lũ ở miền trung. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, xả lũ có phải là nguyên nhân chính của việc lũ lụt hay không? Nếu các bạn am hiểu kiến thức về địa lý, khí hậu ở miền trung thì hoàn toàn có thể làm rõ câu trả lời. Chúng ta đều biết, miền trung từ trước đến nay luôn là rốn lũ của cả nước, được ví như chiếc lưng còng của người mẹ Việt Nam đón nhận bão lũ. Từ lâu lâu, trước rất xa khi các nhà máy thủy điện được xây dựng ở đây, hàng năm miền trung luôn phải đón nhận những cơn bão, lũ lớn. Điều này nó xuất phát từ đặc điểm địa hình của miền trung là địa hình dốc, hẹp, sông miền Trung có đặc điểm là sông ngắn, sau đỉnh mưa 2-3 giờ là nước lũ dồn đến cửa sông. Đã thế, các đoạn trung lưu của sông đều ngắn thậm chí có sông hầu như không có đoạn trung lưu, khiến cho động nước mùa lũ hầu như không bị triệt tiêu khi nước lũ dồn về cửa sông. Đặc biệt, cửa sông miền Trung là loại cửa sông kiểu liman (khuyết áo) phía trong có vũng cửa sông rộng và nông, cửa sông bị các cồn cát chắn cửa (hình thành do động lực dòng dọc bờ và sóng trong mùa khô) khiến cho việc thoát lũ rất kém. Do vậy, khi có mưa lớn trong 3 – 4 ngày là nhiều địa phương ở miền Trung đã rơi vào ngập lụt cục bộ. Nên nhớ rằng, ngay cả khi các đập thủy điện chưa xuất hiện, chưa xả lũ thì miền Trung đã phải trải qua rất nhiều các cơn lũ lịch sử, điển hình như cơn đại hồng thủy năm 1999 làm chết 595 người, gây thiệt hại 3773 tỷ đồng.
Chúng ta biết rằng, thủy điện là nguồn cung cấp năng lượng giá rẻ, ít ảnh hưởng tới môi trường như nhiệt điện, phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam. Thực tế thời gian qua, các nhà máy thủy điện ở miền trung đã góp phần rất nhiều trong việc cung cấp cho nhân dân miền trung. Nhiều người cho rằng, tại sao không xây các đập thủy điện lớn, mà chỉ xây những cái nhỏ, “mưa tý đã phải xả lũ”. Điều này xuất phát từ đặc điểm địa hình và sông ở miền Trung. Địa hình của sông là địa hình dốc, ít bằng phẳng, sông ở miền Trung không có sông nào lớn như sông Hồng, sông Đà ở miền Bắc, nên rất khó để xây dựng các hồ thủy điện có trữ lượng từ 500 triệu m3 trở nên mà chỉ toàn có trữ lượng nhỏ, do vậy khả năng tích nước, điều tiết lũ là ít hiệu quả. Nếu các hồ thủy điện không xả lũ sẽ dẫn đến vỡ đập, và lúc đó hậu quả về tính mạng, tài sản là rất lớn. Do vậy, việc xả lũ cứu đập là không thể tránh được.
Vậy, trong đợt bão vừa rồi, vai trò của chính quyền như thế nào? Rất nhiều các trang mạng RFI, Việt tân, BBC,.. đặt câu hỏi như vậy. Thưa các bác, chính quyền đang chỉ đạo các đơn vị chức năng, các lực lượng vũ trang đang ngày đêm cùng nhân dân vùng lũ vượt qua khó khăn. Ngay khi cơn lũ xảy ra, chính quyền địa phương đã nhanh chóng giúp người dân sơ tán đồ đạc ra khỏi vùng bị ảnh hưởng. Rất nhiều đoàn cán bộ trung ương đã nhanh chóng xuống hiện trường, thăm hỏi, động viên đồng bào vượt qua khó khăn. Ngày 21/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đến Bình Định kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ lụt và thăm hỏi, động viên người dân bị thiệt hại. Thủ tướng đã quyết định bổ sung cho tỉnh Bình Định 80 tỉ đồng để hỗ trợ đời sống dân sinh và đồng ý bổ sung thêm cho Bình Định 2.000 tấn gạo để cứu trợ cho nhân dân. Ngoài ra, Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương và giao cho Bộ GD-ĐT chỉ đạo xử lý cụ thể việc miễn phí học kỳ 2 năm học 2016-2017 cho học sinh cấp 2, cấp 3 và hỗ trợ sách, vở cho hơn 50.000 học sinh trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đây là sự hỗ trợ cần thiết, kịp thời của Thủ tướng nhằm hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trước mắt. Những hành động cần thiết trên thể hiện sự quan tâm, sát sao của chính quyền, là câu trả lời đanh thép phủ nhận những luận điệu vu cáo, xuyên tạc!
Nhìn nhận sự nỗ lực của hệ thống chính quyền, một câu hỏi được đặt ra ở đây là: Vậy Việt tân và các nhà dân chủ rởm lợi dụng đồng bào đang lũ lụt để kích động nhân dân, bôi xấu chính quyền, vậy, họ đã làm gì cho người dân vùng lũ. Các tổ chức bên ngoài đã viện trợ hàng chục tỷ hàng năm cho các đối tượng trong nước chống phá, gây rối trị an, lật đổ chính quyền – đã đóng góp gì để cứu giúp, viện trợ cho người dân vùng lũ hay chỉ lăm lăm lúc người dân gặp khó khăn để kích động? Một câu hỏi hóc búa thực sự cần sự giải đáp….
No comments:
Post a Comment