2016/12/22

Còn những nghi ngại gì thưa Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Hoa đất

Hội nghị đoàn kết các tôn giáo

“Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với chức sắc cấp cao của các tổ chức tôn giáo” do thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì là dịp để chính quyền và các tôn giáo đối thoại nhằm hướng đến mục tiêu đoàn kết các tôn giáo.

Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo, do tính dị biệt nên sự thiếu hoà đồng giữa các tôn giáo là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, để ổn định và phát triển đất nước có nhiều tôn giáo như hiện nay, việc đoàn kết các tôn giáo là một trong những vấn đề luôn được quan tâm. Đoàn kết tôn giáo trong là việc làm có ý nghĩa quyết định để bảo vệ và xây dựng đất nước, là bài học quý báu trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.

Sự cởi mở và chân thành của chính quyền là vậy, tuy nhiên, trong những phát ngôn của một số chức sắc tôn giáo lại cho thấy sự nghi ngờ đáng e ngại. Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm phát biểu tại hội nghị cho rằng, mặc dù đã có những bước tiến bộ trong đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và mối quan hệ giữa giáo hội và chính quyền, tuy nhiên:

Bên cạnh những nét tích cực trên, từ góc nhìn của chúng tôi, vẫn còn một số điều tiêu cực trong mối quan hệ giữa Chính quyền và các tôn giáo. Ngay trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016, chúng tôi lấy làm tiếc khi phải nói rằng có nhiều nhu cầu trong sinh hoạt tôn giáo của người dân chưa được bộ luật này quan tâm và đáp ứng đúng mức, dù đã được đề xuất. Tất cả phản ánh một cách nhìn xem ra còn nhiều nghi ngại của Chính quyền đối với các tôn giáo, và chúng tôi hi vọng cách nhìn này sẽ được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn trong tương lai.

Chắc rằng, khi đọc bài phát biểu này, GM Nguyễn Văn Khảm đã có sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Sự nghi ngại của chính quyền đối với các tôn giáo là gì thưa Giám mục? Bởi nếu chính quyền nghi ngại với các tôn giáo nghĩa là chúng ta đã bỏ qua hơn 23 triệu tín đồ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 

Và cũng phải nói thêm với GM Nguyễn Văn Khảm rằng, những nghi ngại ở đây phải chăng chỉ là sự thiếu thiện chí của một vài chức sắc đạo Thiên chúa trong thời gian qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa chính quyền và giáo hội. Điển hình là vụ việc ở Đông Yên (Hà Tĩnh), Quỳnh Lưu (Nghệ An), Tam Tòa (Quảng Bình)… Xin khẳng định một lần nữa, Nhà nước chỉ quản lý tôn giáo chứ không cấm đoán tôn giáo. Tự do tôn giáo không phải là tuyệt đối khi sinh hoạt tôn giáo của người dân hoàn toàn có thể hạn chế vì an ninh, trật tự, lợi ích quốc gia dân tộc. 

Tiếp tục bài phát biểu của mình, GM Nguyễn Văn Khảm nhìn nhận rằng:

Chúng tôi cũng không tránh né vấn đề khi nhìn nhận rằng trong thời gian qua, đã có những căng thẳng giữa Chính quyền địa phương và một số cộng đoàn tín hữu Công giáo nơi này, nơi khác. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng những căng thẳng này không phải là sự xung đột mang tính chính trị, nhưng chỉ là những va chạm mang tính xã hội, phát xuất từ những nhu cầu bức thiết của người dân vì liên quan trực tiếp đến đời sống của họ. 

Rõ ràng, GM Nguyễn Văn Khảm đã nhìn thẳng vào sự thật nhưng không dám nói thật. Rằng còn có những căng thẳng giữa Chính quyền địa phương và một số cộng đoàn tín hữu Công giáo nơi này, nơi khác. Nhưng ông phải hiểu rằng, những căng thẳng này mang tính cá biệt hay phổ biến? Liệu đấy có phải phát xuất từ những nhu cầu bức thiết của người dân hay không?

Xin thưa rằng, lợi dụng sự cố môi trường để kích động biểu tình, lợi dụng đền bù giải phóng mặt bằng để gây rối, lợi dụng rao giảng để tuyên truyền chống chế độ… Đấy chắc chắn không phải là nhu cầu bức thiết cả người dân mà chỉ là sự cố ý của một vài cá nhân đang lợi dụng đức tin của tín đồ để phục vụ cho ý đồ chính trị của mình.

Thực tế cho thấy, thời gian qua cách giải quyết của giáo hội trước những vấn đề bức xúc của người dân vẫn dừng lại ở việc kích động gây rối, tụ tập đông người. Chưa thấy có sự đối thoại cởi mở nào để giải quyết vấn đề như GM Nguyễn Văn Khảm mong muốn.


Vì vậy, những nghi ngại của GM Nguyễn Văn Khảm là không có căn cứ.

No comments:

Post a Comment