2016/12/11

CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG TƯỢNG ĐÀI

Cỏ úa

Nói đến câu chuyện về những tượng đài, đó có thể nói là một đề tài bình luận còn dài và đối với đất nước ta thì cũng còn nhiều tranh cãi. Cũng như đây là vấn đề thời gian qua các thế lực thù địch cả trong lẫn ngoài đều tuyên truyền chống phá bằng mọi cách. Chúng nêu lên những lý do rằng là đất nước đang nghèo như thế, nhân dân còn đói khổ như vậy mà không tập trung cho nhân dân lại đi tập trung vào những tượng đài. Và chúng cho rằng tượng đài chẳng có bất cứ một ý nghĩa gì đối với những người đang sống. Thậm chí chúng còn rêu rao nhiều những điều tệ hại hơn thế nữa để gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân nhằm tạo nên những ngòi nổ gây loạn trong xã hội.
 
Việc xây tượng đài cần có cái nhìn toàn diện và tích cực hơn, vĩ mô, lâu dài hơn về ý nghĩa sâu sắc của việc này
Do đó, đứng trước vấn đề này, khi nói về tượng đài thì Cỏ tôi xin mạnh phép nêu lên ý kiến mang tính khách quan và dựa trên thực tế trong xã hội, một quan điểm xuất phát từ cái nhìn bao quát sang cả các nước trên thế giới. 

Đầu tiên, chúng ta nhìn ra thế giới ngoài kia, đó là những Ai Cập từ thời xa xưa khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, lạc hậu nhưng con người ta đã tạo nên những công trình kiến trúc lịch sử đi vào tâm linh, huyền thoại của dân tộc và nhân loại cũng như trường tồn muôn đời cho tới ngày hôm nay như Kim tự tháp Ai Cập, tượng Nhân sư nằm ở cao nguyên Giza, trên tả ngạn sông Nile tại Giza, Ai Cập,… Nhìn sang đất nước Mỹ là cường quốc số một thế giới kia chúng ta cũng thấy những công trình tượng đài vĩ đại có gí trị to lớn về mặt tinh thần, văn hóa và chính trị điển hình như tượng Nữ thần Tự do với kích thước cực lớn, đặt trên Đảo Liberty tại cảng New York. Bên cạnh chúng ta là người láng giềng Trung Quốc cũng đầu tư xây rất nhiều các tượng đài cho những bậc anh hùng, hào kiệt, lãnh tụ có cống hiến lớn cho dân tộc cũng như có giá trị to lớn về mặt tâm linh, biểu tượng của văn hóa, của ý chí khát vọng dân tộc như Khổng Minh, Quan Vũ, Chủ tịch Mao Trạch Đông,… Đi qua đất nước Nga với chủ nghĩa anh hùng dân tộc trường kỳ với những Hồng quân anh dũng, thiện chiến của một thời Liên Xô rạng ngời thì chúng ta lại càng cảm nhận thấy ý nghĩa và giá trị muôn đời của những tượng đài bất hủ trong lòng nước Nga vĩ đại, ở đó có tượng đài của những lãnh tụ vĩ đại của nhân loại như Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và ở đó có tượng của những đại thi hào Nga như Pushkin,… còn có rất nhiều những dẫn chứng khác nữa. Và tựu trung lại thì các quốc gia xây dựng tượng đài nhiều là hoàn toàn có lý do, mục đích, có ý nghĩa lâu dài của nó. Những tượng đài đó như những chứng nhân lịch sử, những ghi nhận đối với các cống hiến xứng đáng được biểu dương của các bậc hiền tài. Nó là niềm tự hào, là động lực lao động, sống, cống hiến và bảo vệ Tổ quốc, giang sơn của nhân dân. Do vậy, nó là lịch sử khắc ghi những giá trị văn hóa, tinh thần dân tộc thượng tôn và ý chí vươn lên, cống hiến, hi sinh tất cả máu xương của mình vì tổ quốc. Do vậy nên mới thấy, đối với người Nga chúng ta có thể cảm nhận thấy lòng tự tôn dân tộc của họ cao như thế nào khi trên đất nước Nga có rất nhiều những tượng đài thể hiện tinh thần bất diệt và tự hào. Tượng đài nhiều khi tạo nên nội lực bên trong, là thứ nội lực mà khiến cho con người ta kể cả khi đối diện với cái chết cũng không làm bất cứ ai nản lòng, quay đầu vì trong thâm tâm họ đã có biểu tượng của sự sẵn sàng hi sinh theo tinh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh mà như trong nội dung một bức tượng đài bên cạnh Hồ Gươm đã khắc. Họ sẵn sàng hiến dâng cả cuộc đời mình cho dân tộc ngàn năm. Và ở bất cứ quốc gia nào thì tượng đài cũng luôn có giá trị thiêng liêng, là động lực lâu dài cho cả nước đi lên.
 
    Tượng đài trong lòng đất nước nào cũng luôn có ý nghĩa to lớn 
về kinh tế, chính trị và văn hóa và tinh thần thượng tôn dân tộc


Chính vì lẽ đó, Việt Nam chúng ta cũng ý thức được ý nghĩa rất sâu sắc của vấn đề này nên từ lâu đã cố gắng để tạo nên các tượng đài để cho cả dân tộc lấy đó làm động lực đi lên. Đó là những tượng Mẹ Việt Nam anh hùng (mẹ Nguyễn Thị Thứ), đó là những tượng đài của người cha dân tộc Cụ Hồ, đó là những cha ông hào kiệt trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà chúng ta mãi mãi tự hào (Vua Hùng, Lê Lợi, Quang Trung, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi,…). Ngoài là niềm tự hào dân tộc, là biểu tượng thời đại, là chứng nhân lịch sử ra thì những tượng đài này thực sự còn có giá trị to lớn về mặt kinh tế khi nó chính là những điểm đến tham quan của du khác thập phương. Một trong những cách làm mà chúng ta có cả giá trị về mặt kinh tế cũng như giá trị về mặt tinh thần, văn hóa. Chúng ta thấy, bất cứ đoàn du khách và ngay kể cả bản thân chúng ta mỗi khi đi đến một địa danh nào đó là trong đầu chúng ta hiện lên hình ảnh đầu tiên là tượng đài tại nơi đó, và chắc chắn gần như đoàn nào cũng chọn một tượng đài để chụp ảnh làm kỷ niệm. Giá trị văn hóa của dân tộc được quảng bá là từ đó chứ đâu. Nhưng không vì thế mà Việt nam bất chấp tất cả để xây tượng đài. Đảng, Nhà nước ta đã có sự tính toán, hài hòa cân đối rất nhiều yếu tố trong đó luôn đặt lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên trên hết, đặt làm đầu. Vậy nên những tượng đài mà chúng ta có được hôm nay sẽ mãi mãi trường tồn đến hậu thế mai sau, đó là điều mà không ai có thể chối cãi được.

Như vậy, nói về vấn đề của những tượng đài và câu chuyện có phần đang gây một số tranh cãi thời gian qua thì cần có một cái nhìn khách quan, lâu dài về tương lai hơn là việc đứng đó nhìn ngắm và chỉ trích đủ đường. Sự chỉ trích đó theo Cỏ tôi phần vì đất nước thì ít mà phần vì chống phá, kích động thì nhiều. Do vậy, lại một lần nữa và lại một vấn đề nữa được đưa ra ở đây để chúng ta thấy được phần nào bản chất cơ hội của những tên rận chủ nhà nghề, những kẻ ăn bám tư sản quốc để chống phá đất nước thì thực sự không xứng đáng nói đến vấn đề có tầm vĩ mô này. Hơn nữa những hành động công kích kiểu này cần bị lên án trong xã hội tiến bộ hôm nay. Xin chia sẻ để mọi người cùng xem xét./.

No comments:

Post a Comment