2016/09/06

Không mua chuộc được, đám dân chủ cuội thi nhau thóa mạ nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường!

Mẹ Đốp

Thông tin nhà văn, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện đã lâm bệnh nặng do bị tai biến hô hấp xảy ra chỉ 1 tuần sau khi ông này được gia đình đưa từ Sài Gòn về lại Huế (nơi ông sinh ra) đã được báo Tuổi trẻ xác nhận thông qua lời kể từ gia đình ông. Và gần như chờ có vậy, đám dân chủ rừng rú vội lao vào để nhắc lại một câu chuyện đã hết sức xưa cũ xung quanh nghi vấn có hay không chuyện Nhà thơ là thủ phạm gây ra cuộc thảm sát kinh hoàng cho người dân Huế trong dịp tết Mậu Thân năm 1968. Bài viết "Khi đồ tể lâm bệnh nặng" của một người có tên/bút danh là Băng Đỏ được đăng tải trên trang Dân làm báo là một ví dụ. 

Chân dung nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường (Nguồn: Internet). 

Bài viết này có đoạn: "Cơn tai biến đã xảy ra chỉ 1 tuần sau khi ông này được gia đình đưa từ Sài Gòn về lại Huế - nơi ông Tường bị cáo buộc là thủ phạm gây ra cuộc thảm sát kinh hoàng do quân đội cộng sản gây ra vào dịp tết Mậu Thân năm 1968". Và ngoài điều này, Băng Đỏ cũng dẫn ra một loạt những chi tiết để nói rằng, việc Hoàng Phủ Ngọc Tường phủ nhận việc không có mặt tại TP Huế trong dịp tết Mậu Thân năm 1968 là không có căn cứ và để chối tội! 

Cụ thể, Băng Đỏ đã chỉ ra sự mâu thuẫn, bất nhất trong phát biểu của Nhà thơ trong các giai đoạn khác nhau và chính trong lời khẳng định của ông trước những cáo buộc: "“Mình không có giết ai trong chiến tranh” ông Tường khẳng định trong bài phỏng vấn vừa được công bố sau 7 năm": 
- Tại thời điểm quân đội cộng sản ra tay thảm sát dân thường vô tội, Hoàng Phủ Ngọc Tường nói rằng ông ta không có mặt tại Huế: “Họ dự định sau khi vụ Mậu Thân thành công thì sẽ đưa chúng tôi về ra mắt công chúng. Nhưng cuộc tiến công bị chặn lại vì phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa phản kích dữ dội quá…”; “Vì việc không thành nên tôi không được đưa về Huế để ra mắt quần chúng.
Với: 
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 29/2/1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại khẳng định đã có mặt tại Huế vào tết Mậu Thân năm 1968.
Video cho thấy, ông này nhiều lần nhấn mạnh vai trò của mình như một ‘chứng nhân’ tham gia công việc ‘thi hành bản án cách mạng’ đối với những thường dân. Ông này còn kể rõ tường tận như: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu... Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra...”. 
Từ những chi tiết này, tác giả bài viết đã nói tiếp như sau: 
"Trong suốt những năm tháng cuối đời, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã luôn tìm cách chạy tội cho cá nhân và đồng bọn của ông ta trong cuộc thảm sát Mậu Thân 68. Trong khi đó, chế độ CSVN vẫn tiếp tục dùng sự kiện này để ăn mừng trên xác những người dân vô tội, thậm chí chúng còn trơ trẽn dùng cả bộ máy tuyên truyền nhằm đổ lỗi cho ‘Mỹ - Nguỵ’ đã gây ra cuộc thảm sát". 
Tuy nhiên, có lẽ không chỉ riêng Mõ, mà nhiều người sẽ hoài nghi rằng, việc Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường xác nhận ông có mặt tại TP Huế trong dịp tết Mậu Thân năm 1968 ấy có từ đâu? Vào ngày tháng nào? và Video được nói đến là ghi lại lời nói của Hoàng Phủ Ngọc Tường về điều này ở đâu? 

Và Mõ cũng tin rằng, nếu như thực sự có Video đó làm bằng chứng thì không có lí do gì người viết không "trưng' lên để những người quan tâm cùng xem và hiểu thêm về Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường. Việc không đăng tải bằng chứng mà chỉ dẫn nôm ra một cách không bằng cớ nên bất cứ ai cũng có thể xem đó là một động thái có tính bôi lem Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường trước những thời khắc khó khăn của cuộc đời! Còn về lí do tại sao dù không có mặt tại nội thành Huế trong thời khắc đặc biệt đó nhưng ông vẫn có thể kể vài ba chi tiết về những cuộc thảm sát kinh hoàng do Quân đội Mỹ - Ngụy gây ra được Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân chia sẻ như sau: "Tết Mậu Thân, anh đã có mặt ở Sở chỉ huy tiền phương Mặt trận Huế, đặt tại núi Kim Phụng, phía tây Huế. Chúng tôi cứ chờ mãi như thế và không bao giờ được trở lại thành phố. Lúc bấy giờ Quân Giải phóng và nhân dân Huế vẫn phải liên tục đánh trả sự phản công quyết liệt của đối phương. Lời hiệu triệu kêu gọi đồng bào Huế nổi dậy là do anh Tường viết đã được thu băng và được phát đi khắp các nẻo đường, phố phường của Huế. Có lẽ do sự kiện này mà về sau nhiều người nhầm rằng anh Tường có mặt ở Huế trong những ngày Tết Mậu Thân. Ngoài câu chuyện trên đây, chúng tôi nghĩ rằng, có lẽ còn do chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tập bút ký "Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu" viết về những người giữ cờ trên Phu Văn Lâu, Huế. Không tham gia đánh trận trực tiếp làm sao mà viết về cuộc chiến với những chi tiết cụ thể như thế? Sự thật thì không phải vậy. Hoàng Phủ Ngọc Tường bảo rằng, đây là một tập sách "viết chưa đạt". Vì thế trong 4 tập của "Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường", tập ký này không được chọn trang nào cả. Ông Tường kể: đây là cuốn sách tôi viết từ một tư liệu ghi chép về những người giữ cờ ở Huế của Nguyễn Đắc Xuân. Tôi đã hư cấu thêm theo sự cho phép của thể loại ký và theo suy nghĩ của tôi - chứ tôi đâu có mặt ở Huế vào thời điểm ấy". 

Nghĩa là nếu có lần nào đó, nhà thơ xác nhận ông có mặt tại nội thành Huế trong dịp tết Mậu Thân năm 1968 thì đó chỉ là cách ông nhập vai để "đẻ" ra đứa con tinh thần của mình: "Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường", 

Cũng xin được thông tin thêm. Đây không phải là lần đầu tiên, đám dân chủ rừng rú này lên tiếng công kích Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường trước việc ông lâm vào trọng bệnh hoặc sức khỏe ông có chiều hướng tốt hơn một chút. 

Còn nhớ, lần trước vào dịp tháng 09/2015, khi mà theo xác nhận của người nhà sức khỏe của Nhà thơ đang có chiều hướng tốt đẹp hơn thì đám Nguyễn Lân Thắng, Facebooker Donna HaLong Nguyen đã những lời cay nghiệt, đoạn tuyệt ân tình giữa chúng với Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường. Facebooker Long Nguyen thì bình luận:

“Hoàng Phủ Ngọc Tường, 1 tên đồ tể, kẻ sát nhân kẻ diệt chủng. Biết bao nhiêu người dân Huế quê tôi đã chết oan ức dưới bàn tay khát máu của ông ta”.“Giờ đây HP Ngọc Tường bị bại liệt. Y phải ngồi xe lăn, và cõi chết đã gần kề. Trong phần đời ngắn còn lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường phải sống những ngày đêm u ám, sợ hãi, y sợ hồn ma, bóng quỉ, y sợ oan hồn của những kẻ đã bị y thảm sát gần 40 năm trước”.
Giải thích về động thái này, khi đó trong Entry Nguyễn Lân Thắng cùng đồng bọn quay sang chửi rủa Hoàng Phủ Ngọc Tường", Mõ đã bình luận về điều này như sau: "Tất cả những lời cay nghiệt, đoạn tuyệt ân tình giữa những “rận chủ” với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chính giai đoạn mà sức khỏe của ông đang có dấu hiệu phục hồi một chút. Chỉ trong thời gian ngắn, bè lũ “rận” chủ - những kẻ trước đây đã từng có những hành động ve vãn, xúi giục và kích động nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường để nhằm lôi kéo nhăn văn vào quân số bọn chúng mà nay đã quay ngoắt 180 độ, quay sang đá xoáy, dùng những lời tệ nhất dành cho nhà văn khi ông đang tình trạng “gần đất xa trời”. Ngay cả lúc sức khỏe của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đang vào giai đoạn bác sĩ điều trị đang giành nhau với lưỡi hái tử thần của thần Chết"

Và xin được thưa rằng, dù bẵng đi một thời gian nhưng xem chừng những điều đã được chỉ ra này vẫn vẹn nguyên giá trị và cũng xin được nhấn mạnh thêm rằng: Sở dĩ đám này năm lần, bảy lượt bám riết để thóa mạ Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường và buông ra những lời cay độc với ông bởi sự kiên trung, cứng cáp, không bị cuốn theo dòng chảy mà các văn nghệ sỹ cùng thời ông đã từng gặp phải với những cái tên điển hình như Mai Thái Lĩnh, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự... trong Nhóm Thân Hữu Đà Lạt thực sự đã khiến chúng thấy ông như một cái gai trong mắt. Và một khi sự thu phục bằng những phương pháp truyền thống đã không thành công thì chúng đã nghĩ ra trò thóa mạ, bôi lem hết sức đớn hèn như thế! Đó cũng là cách chúng kết nạp thêm những thành phần mới mà có thể họ đã từng tránh khỏi việc bị lôi kéo, dụ dỗ này bởi sự kiên trung của Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường! 

Để kết thúc Entry này và cũng là để có thêm một bằng chứng cho thấy sự trong sáng của Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường trong sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968. Mõ xin được trích lại nguyên văn lời khẳng định của nhà nghiên cứu, nhà Huế học và cũng là nhân chứng sống Nguyễn Đắc Xuân về điều này: "Trong suốt thời gian chiến dịch, Hoàng Phủ Ngọc Tường ở chiến khu tại địa đạo Khe Trái trong vùng núi phía tây huyện Hương Trà để làm công việc của Mặt trận Giải phóng, cho nên chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia tàn sát là điều bịa đặt. Nguyên nhân của những thông tin này là do nhóm "Tường - Phan - Xuân" xuất thân là những sinh viên theo đạo Phật tham gia chống chính quyền Ngô Đình Diệm và các chính quyền thân Mỹ của Việt Nam Cộng hòa, sau đó thoát ly tham gia cuộc chiến chống Mỹ trong Mặt trận Giải phóng, chính điều này đã khiến các nhóm tôn giáo thân Diệm, các nhóm chính trị chống Cộng cực đoan và những người có quyền lợi bị ảnh hưởng thù ghét họ và dựng nên những thông tin nhằm bôi xấu bộ ba Tường - Phan - Xuân. Còn Hoàng Phủ Ngọc Tường kể rằng vào ngày diễn ra chiến dịch Mậu Thân, ông đã có mặt ở sở chỉ huy tiền phương để chờ nhiệm vụ nhưng sau đó cấp trên yêu cầu trì hoãn việc vào Huế vì tình hình phức tạp và cuối cùng ông Tường cũng không thể có mặt ở thành phố Huế". 

No comments:

Post a Comment