2016/09/08

DÂN LÀM BÁO LẠI XUYÊN TẠC VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 6/9 vừa qua Bộ này đã công bố 2 quyết định thu hồi 4 thẻ nhà báo của 4 nhà báo công tác tại Báo điện tử Infonet và Báo điện tử Dân trí.
DÂN LÀM BÁO LẠI XUYÊN TẠC VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN
Theo đó, Quyết định số 1551/QĐ-BTTTT do Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo ký, quyết định thu hồi Thẻ nhà báo mang số hiệu ĐT00323 thời hạn 2016-2020 của ông Lương Tân Hương được cấp tại Báo điện tử Infonet, vì ông Lương Tân Hương bị xử lý kỷ luật và Quyết định số 1552/QĐ-BTTTT do Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo ký, quyết định thu hồi Thẻ nhà báo thời hạn 2016-2020 được cấp tại Báo điện tử Dân trí của những người có tên sau đây: ông Phạm Phúc Hưng, Thẻ mang số hiệu ĐT00005, vì đã bị xử lý kỷ luật cách chức từ Tổng Thư ký toà soạn xuống Phó Tổng Thư ký tòa soạn; ông Lê Trịnh Trường, Thẻ mang số hiệu ĐT00041, vì đã bị xử lý luật cảnh cáo, hạ bậc lương; ông Nguyễn Đình Hưng, Thẻ mang số hiệu ĐT00078, vì đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo.
Các quyết định cũng đã nêu ra lý do mà Bộ Thông tin và Truyền thông tịch thu thẻ nhà báo của các nhà báo trên là do bị kỷ luật, vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo trên. Thế nhưng, dưới con mắt của Dân làm báo thì sự việc này ngay lập tức bị xuyên tạc, bóp méo một cách trắng trợn bằng một bài viết với tiêu đề Chiến dịch kiểm soát quyền tự do ngôn luận trên Facebook của Bộ Thông tin Truyền thông”. Việc xuyên tạc các sự kiện nhạy cảm trong nước của Dân làm báo đã trở thành một thương hiệu, qua bài viết này lại càng khẳng định “thương hiệu” đó.
Chúng ta đều biết rằng, đại bộ phận các nhà báo Việt Nam đều thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của báo chí nước nhà theo quy định của pháp luật. Thông qua các bài viết có chất lượng, các nhà báo đã trở thành một trong những cầu nối giữa Đảng và các cấp chính quyền với nhân dân; đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn xã hội…
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số nhà báo không coi trọng đạo đức nghề nghiệp, không tuân thủ quy định của pháp luật trong công tác báo chí, thậm chí còn có một số nhà báo bị tha hóa về đạo đức nghề nghiệp thể hiện như: thông tin sai sự thật, thiếu trách nhiệm, không kiểm chứng, chụp giật, thiếu khách quan, thổi phồng sự thật và bóp méo sự thật; hiện tượng thương mại hoá tờ báo bằng việc đưa tin bài, hình ảnh giật gân, câu khách, kích động, kích dục, thiếu văn hoá, thiếu tính thẩm mỹ và phản giáo dục; lợi dụng nghề nghiệp, danh nghĩa nhà báo, cơ quan báo chí, lợi dụng vị trí và công việc của mình để vụ lợi cá nhân, kiếm chác cho riêng mình và làm trái pháp luật.
Từ đó, việc xử lý kỷ luật đối với các nhà báo vi phạm là điều cần thiết để bảo vệ danh tiếng cho nghề báo nói chung cũng như những nhà báo chân chính nói riêng. Đã từng có nhiều nhà báo vi phạm bị tịch thu thẻ nhà báo, thậm chỉ bị xử lý hình sự như: Trương Duy Nhất, Phạm Đoan Trang, Mai Phan Lợi…Quyết định thu hồi thẻ nhà báo của 4 nhà báo nêu trên cũng là việc nên làm và được đông đảo quần chúng đồng tình ủng hộ chứ không hề có “chiến dịch” nào để kiểm soát tự do ngôn luận như Dân làm báo nêu.
. Vì vậy, luận điệu của Dân làm báo là “nhằm kiểm soát tự do ngôn luận” là hoàn toàn xuyên tạc, cố tình bóp méo sự thật. Nó chỉ thể hiện bản chất chống phá đê hèn của đám rận chủ mà thôi.
Thành Nam

No comments:

Post a Comment