2016/09/05

CÓ CẦN THIẾT HAY KHÔNG VIỆC DẠY CHỮ HÁN CHO HỌC SINH BẬC PHỔ THÔNG ?

HY VĂN
Mấy ngày vừa qua, cộng đồng báo mạng lẫn báo viết (đương nhiên là cả hai lề trái và phải) đang bàn tán xôn xao về việc có hay không nên đưa vào chương trình học phổ thông môn Hán Nôm như là một môn ngoại ngữ bên cạnh tiếng Anh. Đây là vấn đề đã có từ trước rồi nhưng nó trở thành một đề tài để tranh luận sôi nổi mấy ngày hôm nay là xuất phải từ câu nói của PGS.TS Đoàn Lê Giang đến từ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn trường Đại học Quốc gia Hà Nội “Cần dạy chữ Hán để giữ sự trong sáng của tiếng Việt”. Người xưa có câu: “Cẩn tắc vô áy náy” là vì vậy. Trong một xã hội rối ren về thông tin như hiện nay, thời buổi mà người dân ghét Trung cộng như bần nông ghét địa chủ thời xưa thì việc ông Đoàn Lê Giang buông câu nói trên ra là không hợp lòng dân rồi. Câu nói “bất hủ” của ông lại được một tờ báo mà tác giả không tiện nêu tên lấy nguyên văn, đặt trang trọng trong dấu ngoặc kép làm title cho bài báo của mình thì sao mà ông không bị “đập” cho tơi tả. Người ta chưa thèm đọc nội dung bài báo đó, chỉ nguyên câu nói của ông thì ông đã đáng bị dân mạng cho “ăn bùn” rồi.
C:\Users\TEMP\Documents\CHUYỂN GIÁ\20160829153800-doan-le-giang.jpg
PGS.TS Đoàn Lê Giang trong buổi Hội thảo "Vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại", ảnh: internet
Tuy nhiên, khoa học xã hội là khoa học của lăng kính. Không giống như khoa học tự nhiên là những con số chính xác, một là một, hai là hai nhưng khoa học xã hội là mỗi cá nhân khác nhau đều có tư tưởng, quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề của cuộc sống xã hội. Do vậy, cứ tranh luận với nhau thì chỉ có đến ngõ cụt mà thôi. Tầm quan trọng của tiếng Hán (bao gồm cả chữ Nôm) đã có nhiều trên mạng rồi và điều đó đã được khẳng định. Trong lĩnh vực kinh tế thì khỏi nói, Trung Quốc với dân số đông nhất thế giới, cộng đồng người nói tiếng Trung cũng đông nhất, khi một người sành tiếng Trung thì cơ hội làm việc trong nước cũng rất lớn. Ví dụ rõ nhất là tại các khu công nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là người Trung Quốc và Đài Loan, công nhân ở đây phần lớn là con em nông thôn, làm việc chân tay trong các dây chuyền lương cực thấp chỉ 3 - 4 triệu đồng một tháng nhưng người biết tiếng Trung làm phiên dịch viên thì cao hơn rất nhiều. Tác giả tin rằng ở Việt Nam, là công dân Việt Nam đa phần là yêu nước nhưng khi ai đó nói rằng học tiếng Trung là đi theo Trung Quốc là bán nước thì hãy nghĩ giùm hộ cái ở quê các bạn, người thân, anh em các bạn đang làm thuê cho ai, hay là chỉ gióng mồm lên, hưởng ứng theo mấy trang mạng rẻ tiền chửi bới đồng loại. Đó là chưa kể các lĩnh vực kinh tế khác như xuất nhập khẩu, thương mại, hàng năm đem về cho đất nước nhiều tỉ USD. Hơn nữa, doanh nghiệp Trung Quốc có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới, không riêng gì Việt Nam. Hay từ xưa, những trí thức của Việt Nam không có điều kiện học tập như bây giờ nhưng trình độ ngoại ngữ (trong đó tiếng Hán luôn luôn có) học sinh, sinh viên trường chuyên ngữ (trừ những nhà nghiên cứu ngôn ngữ nhưng thử hỏi những người này có được mấy trăm người) bây giờ còn phải xách dép chạy theo. Đó mới chỉ nói đến độ sâu chứ chưa nói đến độ rộng khi mà một người có thể đọc thông viết thạo nhiều thứ tiếng.
Trở về chủ đề nhạy cảm nhất là chính trị, nhiều người hô hào phản đối học tiếng Hán nhưng thử hỏi khi đàm phán vấn đề dân tộc, chủ quyền biển đảo, biên giới mà không biết tiếng Hán thì làm sao có thể đàm phán được. Hơn nữa, ai cũng biết là bên kia biên giới lúc nào cũng chỉ thích “song phương” chứ có bao giờ đưa vấn đề tranh chấp của biển đảo với Việt Nam ra quốc tế đâu. Nhiều nước trên thế giới họ học tiếng Trung như là một ngôn ngữ thứ hai hay thứ ba của nước mình. Mặt khác mọi vấn đề suy cho cùng là văn hóa nhưng nếu không biết gì về họ thì ta làm sao có thể đấu tranh được với họ đây. Văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng đến nước ta rất lâu rồi từ thời phong kiến nhưng cha ông ta vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc, học hỏi những cái tốt, cái hay từ văn hóa Trung Hoa để nuôi dưỡng, trau dồi cho văn hóa nước mình chứ hoàn toàn không có chuyện hòa tan, vậy thế hệ sau này không làm được việc đó hay sao mà sợ nó. Thật là một suy nghĩ, luận điệu viển vông.
Nhân dân ta phải hiểu được bản chất của vấn đề ở đây là gì? Việc đưa tiếng Hán vào cho học sinh là cần thiết nhưng phải đồng bộ với những môn học khác chứ bây giờ học sinh đang chịu áp lực về kiến thức quá nặng mà hầu hết là kiến thức hàn lâm, thiếu nhiều sự thực hành. Do đó, cần phải nghiên cứu, tính toán thật kỹ trước khi triển khai áp dụng. Đó là tiền đề về lâu dài, không thể để cho nước ta tụt hậu so với các nước khác mãi được.

No comments:

Post a Comment