Chiềng Chạ
Chưa bao giờ những sai phạm trong công tác cán bộ bị "truy lùng" trách nhiệm một cách khẩn trương và gay gắt đến thế. Đó là nhận định của không ít người khi chứng kiến động thái gần đây nhất của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam liên quan quy trình luân chuyển, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Trong đó, sự lên tiếng thu hút sự chú ý của dư luận đầu tiên phải kể đến Chính phủ. Theo đó, mới đây nhất Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã ký văn bản số 6192/VPCP-V.I gửi Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nội vụ truyền đạt ý kiến của Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hoà Bình về việc yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ này "nhanh chóng làm rõ các nội dung liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, để báo cáo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc". Cụ thể: Phó thủ tướng Trương Hoà Bình đã giao Thanh tra Chính phủ "tiếp tục làm rõ các vi phạm trong việc đầu tư, thực hiện các dự án của PVC giai đoạn 2008-2013, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu và đề xuất xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10-2016". Liên bộ Bộ tài chính và Bộ Công thương được giao "xác định việc lỗ lũy kế gần 3.300 tỷ đồng của PVC giai đoạn 2012-2013 có bảo toàn vốn hay không; có văn bản gửi Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ để phối hợp xử lý, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5-8".
Riêng Bộ Nội vụ được Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình giao "chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan kiểm tra, kết luận rõ đúng sai việc thực hiện quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về việc thuyên chuyển, tiếp nhận, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đối với ông Trịnh Xuân Thanh; đồng thời phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong việc kiểm tra, kiểm điểm và xử lý vi phạm theo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại văn bản số 1578-CV/VPTW, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30-8".
Như vậy, một điều dễ thấy là chỉ đạo của Chính phủ và cá nhân Phó thủ tướng Trương Hoà Bình gần như đã quét hết các sai phạm của cá nhân ông Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, đáng nói là mặc dù giao cho các Bộ (Tài chính, Công Thương, Công an, Bộ Nội vụ, Thanh Tra Chính phủ...) tham gia xác định các nội dung sai phạm liên quan (từ việc đầu tư, thực hiện các dự án của PVC giai đoạn 2008-2013 cũng như việc luân chuyển, bổ nhiệm đối với ông Trịnh Xuân Thanh) nhưng không có nghĩa vấn đề trách nhiệm không đặt ra với chính họ. Chính việc cùng lúc các Bộ, cơ quan ngang bộ cùng vào cuộc sẽ đảm bảo tính khách quan và việc sai phạm ở khâu nào, do cơ quan nào tiến hành cũng vì thế sẽ bị phát hiện.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời các ý kiến của cử tri TP Cần Thơ.
Sự lên tiếng thứ hai Mõ muốn nói đến là của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong lần tiếp xúc cử tri hôm 4-8-2016 tại TP Cần Thơ. Trả lời câu hỏi của nhiều cử tri vấn đề xử lý trách nhiệm những tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc điều chuyển ông Trịnh Xuân Thanh về công tác tại Hậu Giang… bên cạnh đề cập trách nhiệm của các đơn vị nơi ông Thanh từng công tác trong đó có Bộ Công thương, người đứng đầu cơ quan lập pháp đã đề cập đến việc làm rõ trách nhiệm của Ban Tổ chức Trung ương về vụ ông Trịnh Xuân Thanh. Lí do được bà Ngân đưa ra cho khẳng định này xuất phát từ việc "Ông Thanh, Trung ương không đưa về và cũng không nằm trong danh sách luân chuyển. Trong việc này có vai trò của Ban Tổ chức Trung ương. Hiện tại, Ban Tổ chức Trung ương đang kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trong vấn đề này”.
Lí giải tại sao không đặt vấn đề trách nhiệm của Quốc hội mặc dù ông Thanh đã từng ứng cử ĐBQH và đạt sự tín nhiệm khá cao trước khi bị Hội đồng bầu cử huỷ bỏ kết quả bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIV và không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thẳng thắn cho biết: ông Trịnh Xuân Thanh do tỉnh Hậu Giang giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội chứ không phải do Trung ương.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời các ý kiến của cử tri TP Cần Thơ.
Sự lên tiếng thứ hai Mõ muốn nói đến là của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong lần tiếp xúc cử tri hôm 4-8-2016 tại TP Cần Thơ. Trả lời câu hỏi của nhiều cử tri vấn đề xử lý trách nhiệm những tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc điều chuyển ông Trịnh Xuân Thanh về công tác tại Hậu Giang… bên cạnh đề cập trách nhiệm của các đơn vị nơi ông Thanh từng công tác trong đó có Bộ Công thương, người đứng đầu cơ quan lập pháp đã đề cập đến việc làm rõ trách nhiệm của Ban Tổ chức Trung ương về vụ ông Trịnh Xuân Thanh. Lí do được bà Ngân đưa ra cho khẳng định này xuất phát từ việc "Ông Thanh, Trung ương không đưa về và cũng không nằm trong danh sách luân chuyển. Trong việc này có vai trò của Ban Tổ chức Trung ương. Hiện tại, Ban Tổ chức Trung ương đang kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trong vấn đề này”.
Lí giải tại sao không đặt vấn đề trách nhiệm của Quốc hội mặc dù ông Thanh đã từng ứng cử ĐBQH và đạt sự tín nhiệm khá cao trước khi bị Hội đồng bầu cử huỷ bỏ kết quả bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIV và không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thẳng thắn cho biết: ông Trịnh Xuân Thanh do tỉnh Hậu Giang giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội chứ không phải do Trung ương.
Khẳng định của Bà Ngân một lần nữa cho thấy, vấn đề trách nhiệm nếu xảy ra sai phạm không loại trừ một ai, kể cả các Ban của Đảng, những chủ thể lâu nay rất ít bị quy kết trách nhiệm.
Sự lên tiếng thứ ba là của Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Với vai trò là đại biểu Quốc hội khoá XIV thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, ngày 4-8 vừa qua, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cùng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tiếp xúc với cử tri thành phố Đà Nẵng. Trước bức xúc của dư luận về quy trình bổ nhiệm một số cán bộ, ông Đinh Thế Huynh đã khẳng định: "Rất nhiều trường hợp có ý đồ, có động cơ cá nhân, có lợi ích cá nhân thì bây giờ phải làm rõ”. Đồng thời, ông cũng cho biết hướng xử lý của Ban Bí thư, Bộ Chính trị liên quan đến các sai phạm bị phát hiện: "Về trách nhiệm trong việc bổ nhiệm cán bộ, gần đây cứ đụng đến chỗ nào có sai sót thì đều báo cáo là “chúng tôi làm đúng quy trình”. Đúng quy trình thì sao lại sai? Thực chất, người ta làm đủ các bước của quy trình, nhưng các bước ấy có sai sót, có vi phạm. Rất nhiều trường hợp có ý đồ, có động cơ cá nhân, có lợi ích cá nhân thì bây giờ phải làm rõ”.
Mặc dù ngày 3-8/2016 vừa qua Tỉnh ủy Hậu Giang đã có Công văn số 124-TB/VPTU, gửi các cơ quan thông tấn, báo chí thông báo kết quả Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh về việc kiểm điểm Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, các cá nhân có liên quan trong việc tiếp nhận đồng chí Trịnh Xuân Thanh về công tác tại Hậu Giang (Xem thêm: Tại đây). Song tại buổi tiếp xúc Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh tiếp tục nhấn mạnh đến trách nhiệm của địa phương nói chung trong quá trình tiếp nhận cán bộ từ Trung ương: “Như trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh, Tổng Bí thư trực tiếp chỉ đạo, bước đầu nói đúng quy trình nhưng khi kiểm tra thì thấy không đúng. Nhận cán bộ từ Hà Nội vào thì phải thẩm tra, xác minh xem nhân thân của anh này thế nào, thành tích ra làm sao, những khuyết điểm thế nào, có đánh giá đâu?".
Nếu như thông tin từ đại diện của Chính phủ, Quốc hội đã đặt ra gần như toàn diện vấn đề trách nhiệm của các ban, bộ, ngành Trung ương đối với các sai phạm trong công tác cán bộ gây bức xúc trong dư luận thì phát biểu của Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh phản ánh tới trách nhiệm của địa phương trong quá trình tiếp nhận cán bộ luân chuyển. Chính sự quan liêu, thiếu kiểm tra, giám sát của địa phương đã vô tình tiếp tay cho những sai phạm từ các ban, bộ, ngành Trung ương và tạo điều kiện thuận lợi để các ý đồ, động cơ cá nhân, lợi ích cá nhân được thực hiện trong quá trình luân chuyển, điều động cán bộ. Việc xử lý, truy cứu trách nhiệm đến cùng không chỉ các ban, bộ, ngành Trung ương mà cả địa phương sẽ tạo điều kiện thiết lập cơ chế phòng ngừa không để xảy ra các sai phạm có tính hệ thống như vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh theo kiểu địa phương giám sát Trung ương và ngược lại.
Với những điều được chỉ ra, những vụ việc nổi cộm, sai phạm trong công tác cán bộ sẽ sớm có kết luận cuối cùng. Và tất nhiên, vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh sẽ sớm kết thúc nếu như những điều chỉ ra được thực hiện một cách nghiêm túc.
No comments:
Post a Comment