2016/07/01

Vì sao 500 triệu USD?

Mẹ Đốp
Đại diện công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xin lỗi. Ảnh cắt từ clip.


Đây có lẽ là câu hỏi thu hút được nhiều sự quan tâm nhất của dư luận sau khi Chính phủ chính thức công bố nguyên nhân hiện tượng cá chết ở một số tỉnh Miền Trung trong thời gian qua. Điều này lại thực sự nóng lên khi một số thông tin cho rằng, dù chưa tiến hành giám định thiệt hại, chưa tính toán mức bồi thường cho dân nhưng Chính phủ đã vội vàng đồng ý với Formosa về mức tiền bồi thường là 500 triệu USD tương đương với 11,5 nghìn tỷ đồng. 
Fb Tạ Phong Tần: "Chưa giám định thiệt hại, chưa tính toán mức bồi thường cho dân đã vội vàng hài lòng bàn tính chuyện chia chác 500 triệu USD và quay lại hăm dọa dân. Chuyện khốn nạn này chỉ có nhà cầm quyền csvn mới làm được". 

Trước hết, khách quan mà nói thì 500 triệu USD dùng để bồi thường cho những thiệt hại mà môi trường biển miền Trung cũng như những người dân dựa vào biển để mưu sinh thì quả thực là quá ít ỏi. Đây cũng là điều được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & môi trường Trần Hồng Hà thừa nhận trong phần trả lời câu hỏi của Phóng viên Hãng tin Nikkei Nhật Bản trong buổi họp báo công bố nguyên nhân cá chết vào chiều ngày 30/06/2016 tại Hà Nội: "Con số 500 triệu USD với chúng tôi không phải là lớn...". Và với việc chưa tiến hành giám định thiệt hại, chưa tính toán mức bồi thường cho dân mà Chính phủ đã đồng ý với mức đền bù này e rằng là hơi tắc trách và người chịu thua thiệt không ai khác chính là người dân. 

Tuy nhiên, đó là góc nhìn của những người ngoài cuộc, những người xét đoán sự việc qua lượng thông tin ít ỏi mà mình thu nhận được. Để hiểu sâu hơn về lí do tại sao Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương chấp nhận con số bồi thường 500 triệu USD mà không phải lớn hơn như thế và việc bồi thường phải được tiến hành sau khi đã giám định thiệt hại, chưa tính toán mức bồi thường cho dân (?), xin được chia sẽ thêm đôi điều như sau: 

1. Ngoài việc thừa nhận "Con số 500 triệu USD với chúng tôi không phải là lớn..." thì trong phần trả lời của mình trước câu hỏi của Phóng viên hãng tin Nikkei Nhật Bản, người đứng đầu Bộ Tài nguyên & Môi trường còn cho biết thêm: "Con số này được thống nhất vì mới tính toán tới thiệt hại kinh tế, môi trường biển còn những thiệt hại lớn hơn rất nhiều đó là tổn thương tâm lý, những hệ lụy khác chưa thể tính được. Điều chúng tôi muốn không phải là tiền, chúng tôi muốn Formosa và cổ đông hiểu rằng họ phải có trách nhiệm với những gì đã ra gây ra tại Việt Nam”.

Nghĩa là ngay từ đầu, trong cuộc đấu trí, quy kết trách nhiệm với Formosa, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương đã không đặt nặng vấn đề tiền bồi thường bởi nó sẽ là vô cùng tận khi mà thảm hoạ vừa qua do côn ty này gây ra là cực lớn. Điều mà phía Việt Nam cần hơn cả chính là sự thừa nhận và cam kết của công ty này nếu muốn tiếp tục hoạt động trên đất Việt Nam. Cho nên, đây là lí do lí giải tại sao liên quan hạng mục bồi thường Chính phủ không tiến hành sau khi giám định thiệt hại và đã tính toán mức bồi thường cho dân mà chỉ tiến hành "thống nhất" trên cơ sở thiệt hại do kinh tế, môi trường biển mà chưa tính toán đến những thiệt hại lớn hơn rất nhiều đó là tổn thương tâm lý, những hệ lụy khác.  

2. Bồi thường 500 triệu USD là một trong 05 nội dung trong bản cam kết mà phía Formosa hứa sẽ thực hiện trước Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong văn bản gửi tới ngày 28/06/2016. Nói như thế để thấy rằng, trong vấn đề 'trách nhiệm" của Formosa tiền không phải là tất cả như quan niệm của nhiều người. Nội dung phân tích sau đây trong bài viết "Tiền không phải là tất cả" đăng trên http://viet24h.org cho thấy rất rõ những 03 cam kết còn lại (ngoài tiền bồi thường và lời xin lỗi) mới thực sự là quan trọng và cần thiết sau những gì đã xảy ra: 

"Cụ thể, ở cam kết thứ nhất, Formosa sẽ công khai xin lỗi Chính phủ, người dân Việt Nam vì đã để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng. Dù chưa thể bù đắp được tất cả những tổn thất về tinh thần, tâm lý cho những người dân Việt Nam sống trong lo âu và sợ hãi sau khi có hiện tượng cá chết nhưng lời xin lỗi từ chính thủ phạm gây ô nhiễm môi trường sẽ khiến cho chúng ta thấy mình được tôn trọng. Đó cũng là điều mà bất cứ quốc gia nào lâm vào cảnh tương tự cũng sẽ cần.
Ở cam kết thứ hai và thứ ba, Fomosa hứa sẽ khắc phục triệt để tồn tại, hạn chế của xử lý nước thải, chất thải, cam kết xử lý triệt để các chất thải độc trước khi đưa ra môi trường theo quy định, không để tái diễn sự cố như đã xảy ra; Phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh miền Trung xây dựng, bảo đảm không để xảy ra ô nhiễm, nhằm tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế. Tôi cho đây là 02 nội dung cam kết quan trọng nhất mà cho dù số tiền bồi thường thiệt hại lớn hơn con số 500 USD cũng sẽ không ý nghĩa bằng. Những tổn thất về ô nhiễm môi trường biển đã gây nên thì tất yếu chúng ta sẽ phải tính toán để khắc phục phần nào và thời gian sẽ giúp chúng ta thực hiện điều đó nhưng lời 02 lời cam kết này sẽ là một lời đảm bảo cho sự việc tương tự sẽ không xảy đến trong tương lai. Đó mới là điều mà mỗi người dân cần nhất sau tất cả những gì đã xảy ra.
Cam kết thứ 4 (Thực hiện nghiêm túc các cam kết, nếu vi phạm sẽ chịu xử lý của pháp luật Việt Nam) có thể xem là một điều kiện cần để đảm bảo rằng nội dung cam kết 2, 3 sẽ được thực hiện nghiêm túc. Trên thực tế việc đưa một chủ thể ra để xử lý vì họ có sai phạm, trong bất cứ trường hợp nào cũng đều là hạ sách bởi khi đó những tổn thất đã gây nên sẽ khó có thể trả lại như ban đầu. Đó là chưa nói tới những hệ luỵ đi kèm với nó có thể xảy ra ví dụ như người dân ăn cá nhiễm độc vừa qua. Nhưng để răn đe và hạn chế những sai phạm đã xảy ra thì điều khoản này là hết sức cam kết, sẽ không có một doanh nghiệp nào muốn bị xử lý hình sự bởi luật pháp của Nhà nước sở tại vì đó có thể xem là dấu chấm hết không chỉ cho doanh nghiệp tại nơi họ bị xử lý mà sẽ không một đất nước nào dám chào đón họ đến đầu tư!". 
Hơn nữa, đã có những thời điểm, nhất là trong quá trình chờ đợi Chính phủ công bố nguyên nhân hiện tượng cá chết đã có những bài viết phân tích, mổ xẻ căn nguyên gốc rễ gây nên thảm hoạ vừa qua. Trong đó, dù không có các bằng cớ xác đáng và thuyết phục nhưng nhiều học giả, người viết đã cho rằng việc bất chấp lợi nhuận của Chính quyền các cấp trong việc cấp phép cho Formosa vào đầu tư, xây dựng nhà máy tại Hà Tĩnh. Và dù chưa có gì là rõ ràng cho đến thời điểm hiện tại nhưng rõ ràng vai trò của đồng tiền đã bị lên án và phê phán. Song thật là nghịch lý khi Chính phủ đã công bố nguyên nhân, thủ phạm cá chết thì "đồng tiền" lại tiếp tục được đề cập và đặt nặng dù những nội dung cam kết khác còn giá trị hơn. Phải chăng, người ta chỉ lên án sự tác động đồng tiền cho vui chứ thực chất ai cũng loá mắt vì tiền, kể cả những đồng tiền đổi lấy sự chết chóc, đau thương trong 3 tháng qua trên dải đất miền Trung vốn dĩ đã chịu đựng quá những điều tai ương! 
Tiền nhiều chắc gì đã giải quyết được những gì đã xảy ra!

No comments:

Post a Comment