Cái bắt tay Campuchia - Trung Quốc đang phá vỡ sự ổn định, thống nhất của Asean (Nguồn: Internet).
Ở thời điểm năm 2012, khi đang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch luân phiên Asean, Campuchia đã khiến cộng đồng Asean đã hết sức bất ngờ khi nước này sử dụng chính quyền phủ quyết cao nhất của mình để không thông qua bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (DOC). Việc DOC không được thông qua vì thế đã khiến Asean không thể đi đến một chủ trương thống nhất trong giải quyết các hoạt động tranh chấp trên biển Đông trong mối tương quan với Trung Quốc mà dường như vô tình đã tạo nên một lợi thế, một tiền lệ xấu cho Trung Quốc áp dụng chiến thuật "bẻ đũa từng chiếc". Và mới đây nhất, Trung Quốc lại một lần nữa áp dụng chiến thuật này với Lào trong cương vị Chủ tịch luân phiên Asean năm 2016; việc Thủ tướng Lào kêu gọi: "Việc Asenan đưa ra tuyên bố chung về phán quyết của toà án quốc tế về vụ kiện của Philipines với Trung Quốc là không dễ và kêu gọi các bên có tranh chấp đàm phán song phương với Trung Quốc" một lần nữa đã biến việc thống nhất trong chủ trương, giải pháp giải quyết tranh chấp trên Biển Đông mãi là câu chuyện hết sức xa vời.
Ở thời điểm năm 2012, khi đang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch luân phiên Asean, Campuchia đã khiến cộng đồng Asean đã hết sức bất ngờ khi nước này sử dụng chính quyền phủ quyết cao nhất của mình để không thông qua bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (DOC). Việc DOC không được thông qua vì thế đã khiến Asean không thể đi đến một chủ trương thống nhất trong giải quyết các hoạt động tranh chấp trên biển Đông trong mối tương quan với Trung Quốc mà dường như vô tình đã tạo nên một lợi thế, một tiền lệ xấu cho Trung Quốc áp dụng chiến thuật "bẻ đũa từng chiếc". Và mới đây nhất, Trung Quốc lại một lần nữa áp dụng chiến thuật này với Lào trong cương vị Chủ tịch luân phiên Asean năm 2016; việc Thủ tướng Lào kêu gọi: "Việc Asenan đưa ra tuyên bố chung về phán quyết của toà án quốc tế về vụ kiện của Philipines với Trung Quốc là không dễ và kêu gọi các bên có tranh chấp đàm phán song phương với Trung Quốc" một lần nữa đã biến việc thống nhất trong chủ trương, giải pháp giải quyết tranh chấp trên Biển Đông mãi là câu chuyện hết sức xa vời.
Tuy nhiên, nhìn nhận về hành động của Campuchia ở thời điểm 2012 và Lào năm 2016 đã có nhiều học giả cho rằng, 02 nước này có cái khó khi buộc phải cản trở việc Asean ra tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông.
Cả Campuchia và Lào đều là những quốc gia được đánh giá tương đối nghèo
so với các quốc gia trong nội khối (Asean); nguồn lực phát triển của họ
chủ yếu vẫn là các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài và những khoản vay ODA,
FDI từ một số quốc gia phát triển. Nắm được điểm yếu này, Trung Quốc đã
liên tục có các động thái mời gọi cũng như chủ động thúc đẩy quan hệ
ngoại giao giữa Trung Quốc - Campuchia, Trung Quốc - Lao trên nhiều mặt,
trong đó lĩnh vực kinh tế gắn với các mưu toan chính trị được Trung
Quốc dày công thiết lập và tạo dựng. Hàng loạt các dự án lớn tại hai
nước này được Trung Quốc bỏ vốn ra xây dựng, khai thác và sẽ bàn giao
lại cho chính quyền sở tại sau một thời gian nhất định.
Biểu tượng của Asean (Nguồn: Internet).
Chưa hết, cùng với việc thúc đẩy sự lệ thuộc về kinh tế, phía Trung Quốc
cũng liên tục mời gọi các hoạt động dưới danh nghĩa "giao lưu nhân dân"
giữa hai nước mà hoạt động tài trợ học bổng, mời gọi công dân Lào,
Campuchia sang Trung Quốc học tập là một điểm nhấn! Với lộ trình này,
phía Trung Quốc đang cố gắng tạo dựng một đội ngũ các nhà lãnh đạo, quản
lý trong tương lai có quan điểm, đường hướng thân Trung Quốc, ủng hộ
việc Trung Quốc thiết lập ảnh hưởng lên đất nước mình.
Như vậy, có thể nói việc bị ảnh hưởng về nhiều mặt đang khiến Campuchia
và Lào khó khăn trong việc khước từ những lời đề nghị từ phía Trung Quốc
trước thềm các hội nghị chung của Asean, nhất là các vấn đề liên quan
trực tiếp vấn đề Biển Đông. Điều này thêm một lần nữa cho thấy chân lý "Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia là vĩnh viễn” đang
tồn tại một cách hết sức sinh động trong các mối quan hệ song phương.
Nó trực tiếp đe dọa đến những cam kết, những thỏa thuận mà cả Lào và
Campuchia đã tham gia hoặc ký kết để tiến tới hình thành cộng đồng chung
Asean như những gì mà EU đã thực hiện được.
Yêu cầu cấp thiết trong thời điểm hiện tại là gì?
Có một điều mà chúng ta phải nhận thức hết sức rõ ràng là với Trung
Quốc, trong mối quan hệ với Asean nói chung, các thành viên của khối này
nói riêng không chỉ đơn thuần là vấn đề Biển Đông, mà đó còn là giấc
mộng biến "Asean trở thành sân sau của mình", như cái cách mà Mỹ
đã từng cố gắng thực hiện song bất thành với khu vực Mỹ La Tinh. Cho
nên, việc cố tình chia rẽ, sử dụng vai trò của một số quốc gia trong
cộng đồng chung Asean để cản trở việc thống nhất ứng xử trong vấn đề
Biển Đông chỉ là vấn đề trước mắt và có tính khởi đầu.
Việc
Asean tiến tới thiết lập một cộng đồng chung gần với mô hình của Liên
minh châu Âu EU là điều đã được bàn tới; cộng đồng kinh tế Asean được
hoạt động dựa trên 03 trụ cột về
an ninh, văn hoá xã hội và hội nhập kinh tế được hình thành vào cuối
năm 2015 cho thấy Asean hoàn toàn có thực hiện được dự định của mình
thay vì được liên kết một cách rời rạc như hiện nay. Tuy nhiên, điểm yếu
dễ nhận thấy nhất của Asean trong bối cảnh hiện tại chính là việc các
nước thành viên đang thiếu sự thống nhất, đồng thuận cần thiết trong các
vấn đề phi kinh tế. Trong khi đó, kinh nghiệm của EU hay rộng lớn hơn
là Liên Hợp Quốc thì nền tảng căn bản, hàng đầu thúc đẩy sự thống nhất
toàn diện là vấn đề chính trị kết hợp với kinh tế chứ không đơn thuần là
vấn đề kinh tế.
Về
mặt khách quan mà nói thì thời gian đủ sức khỏa lấp điểm yếu này. Song
lo sợ trước viễn cảnh Asean sẽ tạo được sự thống nhất cần thiết trong
các vấn đề có tính nội khối và để thuận trong vấn đề "chia để trị", phía
Trung Quốc đã cố tình tạo nên sự rạn nứt hòng kéo dài sự thống nhất
đang được cho là hết sức cần thiết này! Cơ chế Chủ tịch luân phiên Asean
thay vì thiết lập một Ủy ban chung đang vô tình tạo điều kiện thuận lợi
để Trung Quốc có thể thực hiện ý đồ. Chính
vì vậy, cùng với lộ trình hoàn thiện, giải quyết các vấn đề bất đồng có
tính nội khối thì việc thiết lập một Ủy ban chung hoạt động có tính
chuyên trách, không chịu chi phối đơn lẽ từ bất cứ quốc gia nào đang là
yêu cầu cần kíp hàng đầu nếu Asean không muốn mình mãi là một tổ chức
rời rạc, thiếu tính liên kết và dễ bị nước khác xỏ mũi.
Cũng
xin thông tin thêm, trong cuộc gặp mới đây nhất với Thứ trưởng Ngoại
giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân vào ngày 06/06/2016, Phó Thủ tướng
Campuchia Hor Namhong đã tiếp tục phát đi lời ủng hộ Trung Quốc trong
vấn đề Biển Đông khi cho rằng: Trung Quốc có đủ cơ sở pháp lý để từ chối
tham gia “vụ kiện đơn phương” của Philippines về các tranh chấp tại
Biển Đông" và phản đối các cáo buộc của MỸ về việc cho rằng Trung Quốc
quân sự hóa trên Biển Đông... Và trong tổng thể bài phát biểu của mình,
Phó Thủ tướng Campuchia đã không quên gửi lời cảm ơn tới Nhà nước và
Chính phủ Trung Quốc khi đã viện trợ và cho Campuchia vay tiền phát
triển kinh tế - xã hội mà nổi bật là việc các nhà đầu tư Trung Quốc đã
chi hơn 2 tỉ USD xây 7 nhà máy thủy điện tại Campuchia, giúp nước này
thoát khỏi nguy cơ thiếu điện trong nhiều năm liền và không phải mua
điện từ phía đối tác Việt Nam!
Ở
thời điểm năm 2012, dù đã gián tiếp làm ảnh hưởng tới lộ trình giải
quyết tranh chấp trên Biển Đông sau hành động phủ quyết không thông qua
DOC, Campuchia đã bị dư luận Asean phản ứng mạnh mẽ và họ đã chọn giải
pháp im lặng để xoa dịu dư luận. Song, 04 năm sau đó dù không mang chức
trách là Chủ tịch Asean và cũng không phải thông qua một hành động trung
gian, Campuchia đã công khai ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển
Đông. Hành động mới nhất từ Campuchia vì thế không còn là câu trả lời
cho việc Trung Quốc đã thiết lập ảnh hưởng lên Campuchia đến đâu mà đó
là một sự báo động cho sự bất đồng trong nội khối nếu như không có một
Ủy ban chung có tính chuyên trách càng sớm càng tốt.
No comments:
Post a Comment