Bob
Kerrey là một cái tên rất mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng nó không
đồng nghĩa cá nhân con người này vẫn còn là một ẩn số. Người đàn ông đến
từ Mỹ này vốn là một cựu binh của Quân đội Mỹ từng tham chiến tại Việt
Nam và quay trở lại Việt Nam lần này của Bob Kerrey không phải để thăm
lại chiến trường xưa hay nằm trong một chương trình hỗ trợ, đền bù lại
những thiệt hại đã qua do quân đội Mỹ gây nên như nhiều cựu chiến binh
Mỹ vẫn làm sau thời điểm hai nước chính thức bình thường hoá quan hệ.
Bob
Kerrey có mặt để đảm nhận cương vị người đứng đầu Đại học Việt - Mỹ,
một trong những biểu tượng cho mối quan hệ Việt - Mỹ trong kỷ nguyên mới
và là cách hai nước hiện thực hoá những cam kết trong các chuyến thăm
của các nhà lãnh đạo cấp cao mà mới đây nhất là chuyến thăm của Tổng
thống B. Obama tới Việt Nam.
Tuy
nhiên, có lẽ mọi sự đã trở nên hết sức bình thường nếu ông Bob Kerrey
cũng giống như biết bao cựu binh Mỹ tại Việt Nam. Đó là (1) việc sang
tham chiến tại Việt Nam chẳng qua là sự tuân thủ của một công dân với Tổ
quốc và đất nước mình chứ thực chất họ không muốn chuốc đau thương lên
mảnh đất vốn dĩ đã chứng kiến quá nhiều những cuộc chiến từ trong quá
khứ. (2) Biết hối hận và ăn năn với những gì đã qua và sẵn sàng làm một
điều gì để khắc phục phần nào những gì mình đã gây nên trong quá khứ.
Nhìn
cái cách người dân Việt Nam chào đón Thượng nghị sỹ John McCain trong
các chuyến thăm tới Việt Nam sẽ thấy rất rõ sự bao dung, độ lượng
của Dân tộc Việt kể cả người đó đã từng gây nên sự chết chóc, đau thương
cho mình. Nhưng với Bob Kerrey thì hoàn toàn ngược lại.
Đồng
ý rằng, trong chuyến trở lại Việt Nam lần này, Bob Kerrey đảm trách một
sứ mệnh tương đối to lớn, là đây cũng là cầu nối trên nhiều mặt trong
quan hệ hợp tác Việt - Mỹ về sau. Nhưng thử hỏi rằng ông có xứng đáng là
một lãnh đạo, Chủ tịch một trường ĐH Mỹ, một nơi mà nếu nó được mở ra
thì sẽ thu hút đông đảo người Việt tham gia học tập thay vì ra nước
ngoài học tập như trước đây? Cái thứ tội ác của ông được biết đến là dẫn
quân thảm sát phụ nữ và trẻ em tại xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú,
tỉnh Bến Tre là điều mà một ai ở Việt Nam muốn nhắc lại bởi nó ghê rợn
đến mức mà nhiều người sống sót sau cuộc thảm sát đó đến tận bây giờ
cũng không dám kể lại chứ đừng nói tới việc đối diện. Nó đã đi ngược lại
với thứ quy luật mà dù đó là quân đội của một cường quốc hay của một
quốc gia nhược tiểu đều không được tiến hành với bất cứ lí do nào: Không bắn giết những người dân vô tội tay không tấc sắt.
Đội quân do Bob Kerrey chỉ huy đã làm điều đó song khi bị chỉ trích và
lên án thì chính ông và cả giới chức Mỹ khi đó đã đổ lỗi và nguỵ biện đó
là quân cộng sản. Và điều đáng nói là dù rất nhiều người Mỹ từng tham
chiến tại Việt Nam đã dám nhìn thẳng, nhìn thật vào quá khứ để thừa nhận
tội ác thì Bob Kerrey dường như vẫn thể hiện sự gan lì của mình và ông
chỉ miễn cưỡng chấp nhận sự thật đó khi bị báo giới phanh phui, vạch
trần! Nghĩa là ở ông không có bất cứ sự hối cảo hay tự vấn lương tâm
nào? Với ông nó vẫn là một thứ "chiến công" mà chỉ đến khi bị dư luận
lên án cực lực thì mới biến thành "tội ác".
Vậy
nên, xét trên mọi khía cạnh thì ông Bob Kerrey không nên và không đáng
được tha thứ là chuyện hết sức dễ hiểu, không có gì mà phải quan ngại.
Tha thứ cho ông đồng nghĩa với việc người dân Việt Nam đang tự đánh mất
mình và cố tình lãng quên quá khứ và quy luật cuộc sống cho thấy sự lãng
quên là cách thức nhanh nhất dẫn chúng ta đến một thảm hoạ tương tự vì
mất cảnh giác....
Người
Việt sẽ không bao giờ chấp nhận ông Bob Kerrey đến Việt Nam với bất cứ
sứ mệnh gì chứ đừng nói đến để mở một ngôi trường dạy học cho chính
mình. Lãnh đạo nào phong trào ấy" và không hiểu dưới sự lãnh đạo, điều
hành của ông Bob Kerrey liệu cái tính cách man rợ và thái độ không dám
nhìn thẳng, nhìn thật vào những gì mình làm của ông có ảnh hưởng gì đến
nhân cách của những học sinh Việt theo học tại đây. Một nền giáo dục
chân chính thì không thể trao gửi vào tay những kẻ đạo đức giả! Vậy
nên, Chính phủ Mỹ phải chọn người khác thay ông Bob Kerrey làm lãnh đạo
Trường ĐH mở tại Việt Nam là chuyện tất yếu nếu không muốn Đại học Việt -
Mỹ mãi mãi chỉ là biểu tượng yếu ớt cho mối bang giao Việt - Mỹ.
Thử
hỏi rằng, một đất nước có hơn 300 triệu dân như mỹ chẳng nhẽ lại không
thể chọn được một người đủ sức thay Bob Kerry trong cương vị người đứng
đầu Đại học Việt - Mỹ và đảm trách cầu nối cho quan hệ Việt- Mỹ trong
tương lai? Và tin tưởng rằng, với những tín hiệu tốt đẹp và những cam
kết đã được sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ B. Obama Chính
phủ Mỹ sẽ không lột tả sự thách thức, yếu kém khi định trao quyết định
cho ông Bob Kerry? Thiết nghĩ đó cũng là cách người Mỹ có thể tiến sâu
và hợp tác trên nhiều mặt hơn nữa với Việt Nam trong thời gian tới!
No comments:
Post a Comment