Thông
tin Bob Kerry làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright tại Việt
Nam đã gây ra nhiều tranh luận trái chiều, ý kiến phản đối có, bảo vệ
có.
"Với tinh thần đó, chúng tôi cho rằng phía Hoa Kỳ cũng như ban lãnh đạo đại học Fulbright sẽ có một quyết định đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển quan hệ rất tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ, mang lại những lợi ích thiết thực và cụ thể cho nhân dân hai nước". (Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề này).
Bob
Kerry làm Thống đốc bang Nebraska từ năm 1983 đến 1987, Thượng nghị sĩ
Hoa Kì đại diện cho Nebraska (1989–2001). Từ khi rời Thượng viện Mỹ, Bob
Kerry làm Hiệu trưởng New School, một trường đại học ở thành phố New
York. Trong
chiến tranh Việt Nam, Bob Kerrey là một đại uý hải quân và từng chỉ huy
vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre vào năm
1969. Tội ác này tưởng chừng như rơi vào lãng quên nếu không có loạt bài
điều tra của New York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” nổi tiếng của đài CBS vào năm 2001.
Chân
dung ông Bob Kerry (trái) và bia tưởng niêm ghi lại tội ác man rợ của
quân đội Mỹ trong vụ thảm sát tại Thạnh Phong năm 1969 (Nguồn:
Internet).
Mặc
dù, ngay năm 2001, Bob Kerry đã có lời xin lỗi tới người dân Thạnh
Phong nói riêng và người dân Việt Nam nói chung và ngày 29/5/2016 vừa
qua, trong email trả lời báo Zing.vn, Bob Kerrey viết: “Tôi
đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ
tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau
của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại
tới”.
Có lẽ rằng, đa số người dân Việt Nam nhớ tới sự kiện thảm sát Mỹ Lai hơn là sự kiện thảm sát xảy ra tại thôn Thạnh Phong ngày
25/2/1969 tại Khâu Băng (ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú,
tỉnh Bến Tre). Lực lượng biệt kích SEAL của quân đội Mỹ, do Trung uý
Bob Kerrey chỉ huy, giết hại 21 thường dân gồm người già, phụ nữ và trẻ
em chỉ với sự nghi ngờ có "cán bộ Việt cộng" nằm vùng!
Tại
sao phản đối việc Bob Kerry làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác của trường
ĐH Fulbriht (FUV) - một trường ĐH mang ý nghĩa biểu trưng cho mối quan
hệ Việt - Mỹ?
Thứ nhất,
đại đa số dư luận cho rằng, nếu đại diện cho FUV - một lĩnh vực thuộc
về giáo dục thì các bậc phụ huynh của các sinh viên khó có thể chấp nhận
việc gửi gắm con em mình vào một ngôi trường dưới tay một người máu
lạnh đã từng chỉ huy gây ra cuộc thảm sát đau lòng ở Thạnh Phong hay
không? Bởi lẽ, khi làm lĩnh vực giáo dục thì phong cách làm việc, đạo
đức tư cách, lối sống của bậc làm thầy ở trong mắt những thế hệ học trò
là rất quan trọng. Nó trở thành những tấm gương để cho các học trò học
tập, noi theo. Và liệu, những phụ huynh, những sinh viên có thể hoàn
toàn gạt bỏ, quên lãng quá khứ của ông Bob Kerry khi hàng ngày đến
trường đều đối diện với ông ấy?
Thứ hai, ông Bob Kerry đã im lặng trước tội ác của mình hơn 30 năm và nếu như không có loạt bài điều tra của New
York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” nổi tiếng của
đài CBS vào năm 2001 thì có lẽ, sẽ không bao giờ Bob Kerry chủ động gửi
lời xin lỗi trước người dân Thạnh Phong và nhân dân Việt Nam. Sau cuộc thảm sát, Bob Kerrey được tặng thưởng huân chương Sao Đồng (Bronze Star) vì đã viết trong báo cáo rằng: "kết quả của cuộc tuần tiễu là 21 Việt Cộng bị giết, hai căn nhà bị phá hủy, và thu được 2 vũ khí".
Vậy, liệu một người sống trong giả dối, im lặng trước tội ác của mình
hơn 30 năm nếu như không bị New York Time và đài CBS lật tẩy trong loạt
bài điều tra, để sống trong vinh quang với các chức vụ như Bob Kerry có
thể trở thành người đại diện cho một ngôi trường ĐH - giáo dục những thế
hệ trẻ?
Thứ ba, có lẽ, những ai đã
từng đi qua Thạnh Phong hay Mỹ Lai, từng gặp người thân, bạn bè của nạn
nhân vụ thảm sát và đặc biệt là may mắn hơn, gặp được nhân chứng sống
sót trong vụ thảm sát để được nghe kể "trăm nghe không bằng mắt thấy",
chứng kiến những mất mát, đau thương một cách rùng rợn đã xảy ra ở nơi
này. có thể cảm nhận sự đau đớn, xót xa sâu sắc. Người may mắn sống sót
nhưng cuộc đời còn lại của họ, hằn in trên đôi mắt thăm thẳm ấy là nỗi
hoảng sợ, là ký ức kinh hoàng của máu me, của chết chóc, của người thân,
cha mẹ, hàng xóm của mình bị giết một cách dã man, vô nhân đạo...
Người dân Việt Nam có thể "khép lại quá khứ" để "hướng tới tương lai"
nhưng những gì đã xảy ra trong quá khứ, người dân có thể tha thứ chứ
không bao giờ quên lãng! Bởi vì, cứ mỗi năm, hầu hết trong mỗi gia đình
của người dân Việt Nam đều tổ chức lễ giỗ kỵ cho ông bà, cha mẹ của mình
đã mất trong chiến tranh, bởi trực tiếp từ súng đạn, lưỡi lê, mác hay
từ bom đạn của máy bay rải bom, của cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt
Nam.
Không
phủ nhận những đóng góp quan trọng của Bob Kerry sau chiến tranh dành
cho Việt Nam, góp phần trong mối quan hệ Việt - Mỹ nhưng có lẽ rằng, Bob
Kerry có thể đại diện cho lĩnh vực nào khác, chứ không thể là lĩnh vực
giáo dục - một lĩnh vực mang tính chất giáo dục, hướng con người đến
những gì tinh tuý, tốt đẹp nhất.
Tôi
xin phép mượn lời của tác giả nào đó (không nhớ rõ tên) để khép lại bài
viết này: Tôi hoan nghênh Fulbright nhưng nước Mỹ chưa đến mức thiếu
người để phải lựa chọn ông ấy đến Việt Nam với tư cách một đại diện cho
nước Mỹ!
An Chiến
No comments:
Post a Comment