2016/05/20

THƯ GỬI ÔNG NGUYỄN THÁI HỢP – GIÁM MỤC GIÁO PHẬN VINH

Phạm Chiến


Thưa ông!

Gần 800 người gồm nhân sĩ, trí thức hàng đầu tại Việt Nam và hải ngoại đã ký vào bản kêu gọi chính quyền thực thi quyền con người và hủy bỏ Điều 88 Bộ Luật hình sự cũng như cho phép được biểu tình. Trong số những người ký tên này còn có giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp của Vinh và bảy linh mục Công giáo.” Thông tin này đuợc đăng tải trên các trang mạng với một tiêu đề: “Trí thức kêu gọi chính quyền thực thi quyền con người” đã thu hút sự chú ý của công luận. Những cái tên blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Maria Tạ Phong Tần được chú ý đặc biệt với những danh hiệu như “trí thức yêu nước”. Trong khuôn khổ bài viết này bỏ qua những vấn đề liên quan đến hai nhân vật chính của phiên toà hôm 28-12 tại TP Hồ Chí Minh mà hãy chú ý đến những nhân vật ủng hộ cho hai nhà “dân chủ này” khi ký tên vào cái gọi là bản kêu gọi chính quyền thực thi quyền con người : “Trong số những người ký tên này còn có giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp của Vinh và bảy linh mục Công giáo.”

Giám mục Nguyễn Thái Hợp - Giám mục Giáo phận Vinh.

Nếu nói không ngoa thì Nguyễn Thái Hợp – Giám mục Giáo phận Vinh là một nhà “dân chủ” thực sự. Kể từ khi đảm nhận cương vị Giám mục giáo phận Vinh kiêm Chủ tịch Uỷ ban Công lý & hòa bình - Hội đồng Giám mục Việt Nam và trở về cố hương sau 37 năm xa cách ông đã thể hiện được “dấu ấn” thực sự. Có thể liệt kê ra ở ông hàng chục bài phỏng vấn trên các đài BBC, VOA, RFI, RFA, các trang báo mạng như http://giaophanvinh.net/;http://thanhnienconggiao.blogspot.com...Ông có mặt tại những nơi mà ông cho là có bất công và thuộc trách nhiệm hành động của Uỷ ban mà ông là Chủ tịch. Gần đây nhất trứơc những sự kiện nóng và nhạy cảm, Nguyễn Thái Hợp lại tỏ rõ sự tích cực. Ông sẵn sàng ký tên vào những bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam với nội dung cốt lõi là bỏ Điều 4 (Quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội), Ký tên vào kiến nghị Thủ tướng Chính phủ huỷ bỏ và đình chỉ việc khai thác Boxit tại Tây Nguyên, lên tiếng kêu gọi đòi công lý cho giáo dân tại Cồn Dầu – Đà Nẵng….

Chia sẻ với phóng viên Églises d’Asie với bài phỏng vấn với tiêu đề: “ĐGM Nguyễn Thái Hợp: “Chúng tôi đòi hỏi công lý cho những nạn nhân vụ bạo hành” đăng tải trên http://conglyvahoabinh.org/?p=2170 ở đoạn kết ông Hợp bày tỏ: “Nếu kể lại tình hình vào thời Đức Cha Điền sau 1975, người ta có thể xác nhận rằng đã có những thay đổi. Hiện nay, những người Công giáo có thể vào đại học và làm nhiều nghề. Nhưng một số chức vụ vẫn còn được dành riêng cho đảng viên. Trong cuộc sống hàng ngày, còn nhiều điều cần phải thay đổi. Về phiá Công giáo cũng như về phía Cộng sản, về phiá Giáo hội cũng như về phía chính phủ, việc tốt đã được làm nhưng cần phải được làm tiếp…

Trong câu chuyện của Ông không phải không nhìn thấy được sự thay đổi diện mạo đất nước nói chung, diện mạo đời sống vật chất cũng như tinh thần của những người theo đạo Công giáo với những khởi sắc đáng mừng: “những người Công giáo có thể vào đại học và làm nhiều nghề”. Và Ông cũng nhận thức được một yếu tố thuộc về quy luật khách quan: “Trong cuộc sống hàng ngày, còn nhiều điều cần phải thay đổi. Về phiá Công giáo cũng như về phía Cộng sản, về phiá Giáo hội cũng như về phía Chính phủ, việc tốt đã được làm nhưng cần phải được làm tiếp”. Nhưng ở đây tôi e là có sự đối lập giữa lời nói và hành động của ông. Thực tế cho thấy, sự đi lên của xã hội được vận động một cách từ từ, có lộ trình. Cái mới, tiến bộ ra đời thay thế cho cái xấu, lạc hậu thể hiện sự phát triển đúng chiều hướng. Sự thay đổi đó không thể diễn ran gay lập tức, một sớm, một chiều mà cần có thời gian cũng như sự chung tay từ nhiều phía. Mà trong trường hợp này là sự chung tay của Nhà nước và phía giáo hội Công giáo, trong đó có những con người như Giám mục Nguyễn Thái Hợp. 

Dẫu biết rằng, nói và lên án những sai phạm, những thiếu sót lên trên công luận qua những kênh thông tin báo chí là một cách làm hay, góp phần chuyển tải những hiện trạng còn bất cập lên những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để họ có được cơ sở để giải quyết. Điều này cũng đang được Nhà nước Việt Nam hoan nghênh. Có điều, một người có học như Ông Hợp cũng hiểu đựơc một điều xã hội hôm nay ngoài những vấn đề nội tại liên quan đến giáo hội Công giáo thì còn biết bao vấn đề khác cũng đang cần được chú ý giải quyết. Giáo hội Công giáo nói chung và những con người như Ông nói mà không hành động, không làm những điều tốt đẹp ngay từ bên mình mà lại chờ đợi, mong chờ tất cả từ phía Nhà nước. Về phương diện này hình như không được công bằng? Và phải chăng sự đòi hỏi này là hơi thái quá. 

Xã hội hôm nay sẽ tốt đẹp hơn nếu có sự chung tay của nhiều phía, mọi sự đòi hỏi dù với tư cách gì thì cũng không được chấp nhận!

No comments:

Post a Comment