2016/05/20

Điều gì được nói đến trong "Thư chung" của Giám mục giáo phận Vinh?

Mẹ Đốp

Toàn văn "Thư chung" của Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp (Nguồn: Giaophanvinh.net). 

Ngày 13/5/2016, Giám mục giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp đã ra Thư Chung về thảm họa ô nhiễm môi trường biển Miền Trung. Cộng đồng giáo dân vui mừng những tưởng được nghe, tĩnh tâm theo lời Chúa để biết thương cảm, sẻ chia những mất mát, khó khăn với người dân và sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng nhằm góp sức mình cùng chính quyền địa phương sớm khắc phục hậu quả thảm họa này. Nhưng không, thư chung vẫn là những lời lẽ quen thuộc, thiếu khách quan, thừa suy diễn, thổi phồng sự việc, khiến các tín hữu thêm thất vọng, thậm chí đặt câu hỏi nghi ngờ về tâm ý của người đứng đầu giáo phận. 
Diễn tả sự việc thiếu khách quan, lời lẽ kích động
Thứ nhất, mặc dù vẫn cho rằng các nhà chức trách chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết hàng loạt, nhưng Thư Chung với cách viết chỉ tập trung nhấn mạnh vào giả thuyết nước biển bị nhiễm độc, đưa ra những lời lẽ, ý kiến quy kết thảm họa trên là do chất thải công nghiệp, sẽ gây hậu quả khủng khiếp lâu dài cho sức khỏe các thế hệ, “vượt xa lợi nhuận mà một khu công nghiệp có thể mang lại”… Phải chăng người viết Thư Chung muốn người đọc từ “ít chữ” cho đến “nhiều chữ” cũng không thể hiểu khác hơn rằng có một khu công nghiệp mà không ai nói cũng biết đó đã xả thải chất độc ra biển và chính quyền vì lợi ích kinh tế đã coi nhẹ vấn đề môi trường, xem thường sức khỏe của người dân. 

Thứ hai, từ những lập luận tỏ ra rất logic về hậu quả nước biển bị nhiễm độc kim loại nặng, nội dung Thư Chung đã phản ánh rõ bản chất ý đồ kích động người dân khi hướng dư luận “chĩa mũi nhọn” vào vấn đề trách nhiệm của chính quyền, bằng cách xuyên tạc trắng trợn rằng “hơn một tháng qua, các nhà chức trách vẫn né tránh việc công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa này”.

Hẳn các bạn theo dõi thông tin báo chí đều biết rằng, sau khi xẩy ra sự việc cá chết hàng loạt ở biển Miền Trung, rất nhiều đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ, Ngành Trung ương đã trực tiếp về các tỉnh liên quan kiểm tra, chỉ đạo xử lý, giải quyết tình hình. Trong đó, chiều ngày 1/5/2016 tại Hà Tĩnh, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và các địa phương liên quan để tìm biện pháp khắc phục hiện tượng cá chết, thể hiện rõ tư tưởng chỉ đạo quyết liệt vì người dân: “Chúng ta có trách nhiệm thảo luận với nhau để đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân trước mắt và lâu dài, trong đó có nghề đánh bắt cá tại khu vực này. Không để trường hợp tương tự xảy ra về thảm họa môi trường để nhân dân an tâm. Trách nhiệm quản lý Nhà nước là phải làm ngay việc này”. "Những giải pháp phải cụ thể, toàn diện trong đó có những vấn đề nhân dân mong mỏi, trong phạm vi khả năng cho phép của chúng ta. Tinh thần là không để người dân đói". Đồng thời yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa, “dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không bao che ai cả”.

Để khách quan, minh bạch, những ngày đầu tháng 5/2016 các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu về hải dương học, địa chất ven biển, kỹ thuật bờ biển và môi trường bền vững của nước ngoài, trong đó chủ yếu từ các nước phát triển như Mỹ, Đức, Ixrael, Nhật… đã được mời đến Việt Nam để cùng chuyên gia trong nước làm rõ hiện tượng cá chết hàng loạt. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân gây “thảm họa” không hề đơn giản, nếu không muốn nói là rất khó khăn, phức tạp, ngay kể cả đối với những nước có nền khoa học kỷ thuật phát triển hàng đầu thế giới. Như Giáo sư Yoshihiko Yamada, thuộc Đại học Tokai, Nhật Bản phát biểu hôm 7/5/2016 cho biết có thể phải cần đến một năm để làm rõ nguyên nhân hiện tượng cá chết hàng loạt ở Việt Nam.

Vậy nên, nội dung thư nêu là sự quy chụp, đổ lỗi trách nhiệm cho chính quyền một cách vô căn cứ. Dư luận đặt câu hỏi Giám mục Giáo phận Vinh có tư cách và khả năng gì để yêu cầu chính quyền phải làm rõ nguyên nhân hiện tượng cá chết hàng loạt trong thời gian hơn một tháng? Phải chăng ông có đủ năng lực để làm thay phần việc của các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế? Trong khi thông báo của Đức Tổng giám mục Phaolo Bùi Văn Đọc ngày 30/4/2016 khẳng định “Giáo hội không có chức năng đưa ra một giải pháp cụ thể cho những vấn đề xã hội và khoa học”.

Thứ ba, Thư Chung cho rằng “nhà cầm quyền lại nặng tay đàn áp những người biểu tình ôn hòa đòi trả lại môi trường trong sạch cho người dân”. Để khách quan và rộng đường dư luận xin hỏi ông Giám mục căn cứ vào đâu để đưa ra khẳng định trên? Dựa vào cái gì để chắc chắn rằng người biểu tình ôn hòa theo đúng nghĩa, không có hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ? Phải chăng ông “không nghe, không thấy” cơ chức năng đã vạch trần âm mưu, bản chất các tổ chức phản động nước ngoài đứng sau hẫu thuẫn, tài trợ cho một số đối tượng cơ hội chính trị trong nước âm mưu kích động biểu tình, gây mất an ninh trật tự trên các phương tiện thông tin đại chúng? Phải chăng số người biểu tình mang theo dao kiếm, bom xăng, hơi cay, tấn công lực lượng bảo vệ an ninh… mới là ôn hòa? Quan điểm, thái độ như vậy từ người đứng đầu giáo phận liệu đã công bằng, khách quan và thể hiện tinh thần hiệp thông, chia sẽ cùng nỗi lo lắng, bức xúc với hàng triệu người dân lương – giáo đang gánh chịu hậu quả thiệt hại nặng nề về kinh tế, mà nguyên nhân có phần không nhỏ từ thủ đoạn chính trị “tạo hiện trường giả cá chết hàng loạt”, “thổi phồng nguy cơ môi trường”, mà vụ việc người dân ở xã ven biển huyện Diễn Châu bắt giữ, đòi xử lý thương lái nghi thu mua cá nhằm mục đích xấu là một điển hình.
Trong bức Thư Chung, chúng ta cũng không khó để nhận thấy những lời lẽ mập mờ nhưng đầy dụng ý kích động anh chị em tín hữu, như “chúng ta không thể dung thứ bất cứ thái độ vô cảm và vô trách nhiệm nào đối với môi trường”, “không cho phép những ai lạm dụng quyền lực và dựa vào mô hình kinh tế - kỷ thuật để phá hoại đất nước, sự tự do cũng như công bằng xã hội”, “đòi hỏi sự minh bạch trong việc điều hành đất nước, cũng như xử lý thảm họa và buộc những kẻ đã gây ra phải bị xét xử đúng công lý”, “vào thời điểm đất nước lâm nguy, Biển Đông bị ô nhiễm, ông, bà, cha, mẹ đã làm gì để cứu biển và cứu chúng con?”… Những điều trên ám chỉ ai và người đọc, nghe có cảm nhận gì ngoài cách hiểu rằng có một sự khuất tất, vô cảm, thiếu trách nhiệm từ các nhà hữu trách và giáo dân cần phải hành động để không khỏi hổ thẹn với tương lai. Nhưng người dân cần hành động ra sao, xâu chuổi sự kiện liên quan diễn ra ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An thời gian qua, bạn đọc sẽ tự tìm được cho mình câu trả lời phù hợp.
Che giấu ý đồ đen tối
Sau khi VTV1 phát phóng sự vạch trần luận điệu thiếu khách quan, kích động trong Thư Chung của Giám mục Nguyễn Thái Hợp, đã xuất hiện bài viết “Ai là kẻ kích động: Đức cha Phaolo hay chính VTV1” đăng trên trang giaophanvinh.nettìm cách giải thích, ngụy biện, cố gắng che đậy một sự thật đã được phơi bày – đó là thư chung “bình luận mang tính quy kết, suy đoán một chiều về nguyên nhân sự cố, dẫn dắt dư luận theo hướng nguyên nhân đã rõ, chính quyền đang tìm cách bao che. Đây là thủ đoạn hướng lái dư luận biến sự cố ngoài ý muốn trở thành cái cớ chống phá, công kích chính quyền…”, và phản ứng này cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, đáng lên án là tác giả bài viết lại diễn giọng điệu vu cáo truyền thông nhà nước bịa đặt thông tin, cho rằng ông Nguyễn Thái Hợp cũng như ông Ngô Quang Kiệt là nạn nhân của “truyền thông cộng sản”. Thiết nghĩ, những chức sắc có lương tri, trách nhiệm của Giáo phận nghĩ gì, có cảm thấy xấu hổ với tổ tiên, đồng bào khi để đăng tin bao biện cho những lời nói không thể chấp nhận được của ông Lê Quang Kiệt - người mà ai ai cũng đều biết rằng đã “cảm thấy nhục nhã vì phải mang quốc tịch Việt Nam, là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như một sự tương đồng, nhân đây chúng tôi cũng xin được trích nguyên văn đoạn thơ mang tính tự sự trong tác phẩm “Quê hương là gì hở mẹ” của ông Giám mục Nguyễn Thái Hợp để bạn đọc tự suy ngẫm, đánh giá:
“Rứa là hết chiều ni em đi mãi
Chỉ có điên mới quay trở lại Việt Nam
(...) Vinh cái chó gì cái kiếp mọi An Nam
Đi đến đâu cũng bị rầy la xua đuổi
Em mới hiểu thế nào là khổ tủi
Càng dày thêm uất hận xứ VINA
Đi đi em và ở lại tới già
Lưu luyến làm chi cánh diều, hoa cau, chùm khế". 

No comments:

Post a Comment