2016/05/11

GIÁO XỨ ĐÔNG YÊN (HÀ TĨNH): VỀ MỘT SỰ THẬT CHƯA THỂ NÀO QUÊN

"Các bạn ơi! Hãy giúp một tay bảo vệ Giáo xứ Đông Yên" là tên một Stt mới đây nhất của Thuy Trang Nguyen *(Xem thêm: Tại đây). Nguyên văn Stt như sau: 
"Hiện nay Cộng Sản đã cho QUÂN tới tàn phá và san bằng tất cả NHÀ CỬA, CÂY CỐI phía trước, sát mặt nhà thờ GIÁO XỨ ĐÔNG YÊN và đang tiến hành ĐẬP PHÁ nhà THỜ là bước KẾ TIẾP.

Chúng ta MỖI NGƯỜI một tay làm gì có thể được để bảo vệ NHÀ THỜ, lấy lại đất đai NHÀ NGUYỆN của GIÁO XỨ. Nếu chúng ta làm ngơ thì tương lai gần thôi, NHÀ THỜ đẹp của GIÁO XỨ sẽ bị san bằng.
Các bạn hãy nói cho THẾ GIỚI được biết chuyện nầy bạn nhé.
CHÚNG TA HÃY CÙNG NHAU CẦU NGUYỆN BÌNH AN CHO CÁC GIÁO DÂN ĐÔNG YÊN". 
Tôi không quá quan tâm đến mục đích cuối cùng trong lời kêu gọi của Thuy Trang Nguyen là gì mặc dù đây là khu vực đã phải hứng chịu nặng nề của thảm họa cá chết trong thời gian vừa qua? Trong Entry này chỉ xin được nhắc lại một sự thật mà chắc nhiều cá nhân liên quan chưa thể nào quên. 

Giám mục Nguyễn Thái Hợp cùng đại diện Chính quyền Hà Tĩnh, đại diện Tòa thánh Vaitican tại lễ đặt vấn đá đầu tiên xây dựng nhà thờ mới ở Đông Yên (Nguồn: Internet). 
Theo chủ trương di dời, bàn giao mặt bằng cho việc xây dựng cảng nước sâu thuộc dự án khu kinh tế Vũng Áng, thôn Đông  Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh (nơi có 1.219 hộ, 5.038 nhân khẩu với nghề chính là đánh bắt hải sản và sản xuất nông nghiệp) sẽ phải di dời. Và theo sự thống nhất giữa chính quyền Hà Tĩnh, Ban Quản lý dự án  và đại diện giáo hội (Giám mục Nguyễn Thái Hợp - Giám mục Chính tòa Giáo phận Vinh, nơi Giáo xứ Đông Yên là một giáo xứ trực thuộc và Linh mục Quản xứ Đông Yên khi đó là Nguyễn Quang Tuấn), các hộ dân thuộc diện di dời sẽ được đền bù theo giá trị hiện hành, đồng thời bố trí tái định cư tại khu vực mới là khu tái định cư năm trên địa bàn 02 xã Kỳ Phương) và Kỳ Nam thuộc huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh với tổng diện tích là 145,45 ha. 
Ngay sau khi đạt được thỏa thuận, Ban Quản lý dự án đã triển khai ngay công tác xây dựng hạ tầng các khu tái định cư bao gồm các hạng mục như hệ thống điện, cấp thoát nước, đường nhựa đảm bảo theo tiêu chuẩn nông thôn mới, trường học, trạm y tế… tại khu TĐC cũng được quan tâm xây dựng khang trang, sạch đẹp; thậm chí có cả một nghĩa trang rộng 5,8 ha với tổng kinh phí xây dựng gần 450 tỷ đồng. 
Cũng theo thỏa thuận, mỗi hộ dân về khu tái định cư sẽ được cấp tối thiểu 400m2 đất. Hội đồng Bồi thường, GPMB huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cũng đã hoàn thành công tác kiểm kê và chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cho 994 hộ và có 895/994 hộ đã bốc thăm nhận đất tại khu tái định cư. 
Đáng nói hơn cả, để đảm bảo đời sống cho bà con giáo dân thuộc diện giải tỏa, bàn giao mặt bằng tại giáo xứ Đông Yên, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh cũng đã hết sức tạo điều kiện về mặt quỹ đất, hồ sơ thủ tục xây dựng và hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng nhà thờ xứ. Niềm vui nối tiếp niềm vui khi trong lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ xứ tại khu tái định cư đã có sự hiện diện của Tổng Giám mục Leopoldo Girreli – Đại diện không thường trú Tòa thánh Vatican tại Việt Nam, Giám mục chính tòa Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp cùng đông đảo chức sắc Giáo phận Vinh, giáo hạt Kỳ Anh. 
Nói như thế để thấy rằng, Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh và Ban Quản lý dự án khu kinh tế Vũng Áng đã hoàn thành việc đền bù, tái định cư theo đúng quy định. Việc giáo dân xứ Đông Yên phải di dời, bàn giao mặt bằng và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Ban Quản lý dự án triển khai các hạng mục là việc làm tất yếu, kể cả việc phá dỡ nhà thờ Đông Yên cũ và không có gì phải bàn cãi. Việc gần 200 hộ dân chưa chịu di dời và bàn giao mặt bằng cho Ban Quản lý dự án vì thế không thuộc trách nhiệm giải quyết của chính quyền các cấp tỉnh Hà Tĩnh. Hay nói cách khác, trong lời kêu gọi của Thuy Trang Nguyen đã thiếu hẳn tính chính danh mà còn cho thấy bản chất chống đối và kích động chống đối của cá nhân này! 
Và xin thưa rằng, dù cho Hà Tĩnh nói riêng, miền Trung nói chung vừa trải qua một thảm họa khủng khiếp lớn nhất từ trước đến nay. Để cứu trợ người dân nơi đây chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể đã tổ chức quyên góp và đưa đến tận nơi. Tuy nhiên, công bằng mà nói thì khu vực đất giáo dân xứ Đông Yên từng sinh sống và cả nhà thờ Giáo xứ Đông Yên cũ đã không còn là tài sản của những giáo dân xứ Đông Yên và khi đã hoàn tất trách nhiệm theo đúng quy định thì việc giải phóng mặt bằng khi nào hoàn toàn thuộc quyền của họ. 
Để kết thúc Entry này tôi xin được mượn một câu hỏi của nhà báo Trần Ngô, Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM khi viết về nội dung này để những ai quan tâm cùng suy ngẫm: "Ngược lại với sự đồng tình và đồng ý di dời của đa phần các hộ giáo dân trong giáo xứ Đông Yên thì đến nay vẫn còn gần 200 hộ giáo dân với gần 1.000 nhân khẩu đang ở lại nơi cũ không đi di dời với lý do “chưa có quyết định nào có hiệu lực pháp luật buộc họ phải rời nơi chôn rau cắt rốn” và giá đền bù không thỏa đáng. Vậy còn thiếu văn bản pháp luật nào? Tại sao hàng ngàn hộ đã di dời, mà 200 hộ này lại đòi những văn bản khác?". Và tôi tin chắc rằng, những giáo dân xứ Đông Yên xưa nay chân chất là vậy sẽ không bao giờ liều lĩnh và manh động đến thế nếu không có những bàn tay, sự kích động từ bên ngoài! 
An Chiến

No comments:

Post a Comment