Biển Đông là vấn đề trọng tâm trong chuyến thăm Việt Nam của ông Obama
Trần Nam
(VietQ.vn) - Tình hình biển Đông sẽ là một trong những vấn đề trọng tâm trong chuyến thăm Việt Nam của ông Obama tới đây.
Tình hình biển Đông
sẽ là một trong những vấn đề trọng tâm trong chuyến thăm Việt Nam của
ông Obama tới đây. Đây là thông tin được Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel
Russel khẳng định khi trả lời về chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack
Obama tới Việt Nam vào cuối tháng 5 này.
Tình hình biển Đông sẽ là một trong những vấn đề trọng tâm trong chuyến thăm của Obama tới Việt Nam trong tháng 5
Ông
Russel cho hay, vấn đề tình hình Biển Đông là một mối quan tâm lớn của
các nước trong khu vực và trên thế giới, không chỉ là các nước có tuyên
bố chủ quyền Việt Nam hay Philippines mà còn là mối quan tâm của các
nước khác trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
“Vấn đề một hòn đảo thuộc sở hữu của tôi hay bạn là vấn đề 2 bên nhưng
vấn đề phương thức hành xử tại một vùng biển quốc tế là vấn đề được sự
quan tâm của toàn thế giới”, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhận định.
Theo
ông Daniel Russel, nhiều nước đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình
biển Đông khi một số hành động của Trung Quốc như tiến hành cải tạo các
thực thể địa lý, xây dựng quy mô lớn và quân sự hóa các tiền đồn của họ
làm cho tình hình biển Đông căng thẳng.
Trong
vấn đề biển Đông, ông Daniel Russel nêu rõ Mỹ không đứng về bên nào
tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông để chống lại bên kia song đứng về phía
luật pháp quốc tế, cụ thể là ủng hộ Luật Biển quốc tế năm 1982.
Ông
Daniel Russel khẳng định: “Mỹ là nước hùng mạnh nhất trên trái đất và
các tàu thuyền, máy bay của Mỹ có thể đi lại bất cứ đâu trên thế giới mà
luật pháp quốc tế cho phép song chúng tôi không thỏa mãn nếu cả các
nước khác, kể cả các nước nhỏ, không được hưởng những quyền mà chúng tôi
được hưởng”.
“Ngoại
trưởng John Kerry đã thảo luận kỹ với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Bình Minh về vấn đề này trong chuyến thăm Mỹ của ông Minh. Tôi
cũng đã thảo luận vấn đề này với các đối tác của tôi ở Việt Nam. Tôi
tin rằng trong chuyến thăm sắp tới, vấn đề Biển Đông sẽ được Tổng thống
Obama thảo luận kỹ với những lãnh đạo Việt Nam” – Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ
nói.
Theo
ông Daniel Russel, Mỹ không có tuyên bố chủ quyền nào và không mong
muốn có 1 hòn đảo nào ở Biển Đông và cũng không muốn chiếm đoạt bất cứ
thứ gì từ ai. “Chúng tôi đang cố gắng làm 2 việc: giữ cho vùng biển này
được mở, tự do với tất cả mọi người; nhằm đảm bảo rằng các quyền theo
quy định của luật pháp quốc tế không bị xói mòn. Những chuyến tuần tra
thực hiện quyền tự do hàng hải của Mỹ không phải là hành động khiêu
khích mà là hoạt động nhằm thể hiện quyền của người dân quốc tế” - ông
Daniel Russel lưu ý.
Ngoài
ra, Thứ trưởng Ngoại giao Russel cũng trình bày những vấn đề trọng tâm
khác trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới đây.
Ông
Daniel Russel nói: “Đầu tiên, chuyến thăm của ông Obama nhằm khẳng định
về một Việt Nam giàu mạnh, an toàn, thịnh vượng và độc lập, một Việt
Nam tôn trọng các vấn đề về nhân quyền và luật pháp quốc tế. Điều này
không chỉ mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam mà còn mang lại lợi
ích cho người dân Mỹ.
Việc
tăng cường quan hệ Việt-Mỹ là một nhân tố quan trọng trong việc mở rộng
chính sách tái cân bằng trong khu vực. Điều này cũng giúp thúc đẩy lộ
trình phát triển kinh tế cho cả Mỹ và Việt Nam nhất là trong bối cảnh
Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập TPP. TPP mang lại lợi
ích cho cả Mỹ và Việt Nam cũng như các quốc gia khác trong khu vực và Mỹ
cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện TPP.
Tăng
cường hợp tác quốc phòng cũng là một vấn đề quan trọng trong mối quan
hệ Việt-Mỹ. Việc hợp tác này tập trung vào nỗ lực gìn giữ hòa bình quốc
tế, các vấn đề nhân đạo và đối phó với thảm họa. Quan trọng hơn, hợp tác
quốc phòng Việt-Mỹ còn nhằm tăng cường ý thức về an ninh hàng hải.
Vấn
đề trọng tâm thứ 2 trong mối quan hệ Việt-Mỹ là mối quan hệ giữa nhân
dân hai nước chưa bao giờ gắn bó như hiện nay. Điều này đạt được là nhờ
các chương trình trao đổi giữa giới trẻ hai nước thông qua việc trao đổi
học thuật và việc thành lập Đại học Fulbright tại Việt Nam. Thông qua
việc giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam, Mỹ đã có điều kiện để đầu tư vào
giới trẻ cũng như đầu tư vào tương lai của Việt Nam.
Trọng
tâm thứ 3 mà Tổng thống Mỹ và lãnh đạo Việt Nam rất quan tâm là việc
giải quyết những thách thức trong khu vực và trên toàn cầu. Chúng tôi đã
hợp tác để đối phó với biến đổi khí hâu, đặc biệt là tình hình hạn hán
khốc liệt mà chúng tôi đã chứng kiến tại các quốc gia Mekong. Ngoài ra,
Mỹ và Việt Nam cũng chung tay đối phó với các vấn đề toàn cầu khác như y
tế và các bệnh truyền nhiễm cũng như khủng bố quốc tế.
Mỹ
đang nỗ lực để thúc đẩy một trật tự theo luật pháp quốc tế đặc biệt là
trong bối cảnh căng thẳng gia tăng nghiêm trọng ở Biển Đông. Điều này là
nhằm đảm bảo rằng các quốc gia có tranh chấp trong khu vực tôn trọng và
tuân thủ tự do hàng hải và luật pháp quốc tế cũng như tìm cách hạ nhiệt
căng thẳng.
Trọng
tâm thứ 4 trong chuyến thăm của ông Obama là giải quyết các vấn đề do
chiến tranh để lại. Mỹ và Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác trong việc việc
rà phá, tháo dỡ bom mìn, tìm kiếm các binh sĩ Mỹ mất tích trong chiến
tranh và tẩy rửa chất độc dioxin như Mỹ đã làm tại Đà Nẵng.
Cuối cùng, Mỹ và Việt Nam sẽ trao đổi và hợp tác nhằm thúc đẩy vấn đề nhân quyền và cải cáchpháp luật ở Việt Nam. Đây là một trong những vấn đề rất quan trọng trong mối quan hệ giữa hai bên.
Chúng
tôi đã tiến hành những cuộc trao đổi quan trọng với giới chức Việt Nam
về vấn đề nhân quyền thông qua các cuộc đối thoại song phương hoặc thông
qua các cuộc tiếp xúc giữa quan chức cấp cao hai nước.
Mỹ
cũng rất quan tâm đến tiến trình cải cách pháp luật của Việt Nam không
chỉ phù hợp với Hiến pháp của nước này mà còn theo đúng chuẩn mực quốc
tế”.
No comments:
Post a Comment