2016/05/14

CHUYỆN "2 THẰNG DÙNG CHỔI QUÉT CHÈ" Ở THÁI NGUYÊN

Lại vẫn là phóng viên VTV: Có phóng viên sửu nhi nào đó muốn dùng chổi quét lên chè của bà con nông dân ở quê mình.


Quê mình có nghề chế biến chè đăc sản. Bà con địa phương thao tác một công đoạn "đánh mốc chè", tức là sao sấy chè lần 2 và chè sẽ có màu phấn mốc bàng bạc trắng. Nhưng mà phóng viên lại hiểu "đánh mốc chè" là tẩy đám nấm mốc ký sinh bám ở chè.

Đấy, ngu dốt cộng với nhiệt tình là phá hoại bà con nông dân ghê gớm.


Về chuyện 2 bạn phóng viên của VTV24 bị chém vì quay phim trộm ở Đại Từ - Thái Nguyên tôi là người Đại Từ nên tôi biết và có ý kiến chút xíu để mọi người hiểu đúng như thế này:

- Từ "đánh mốc" chè dùng trong các bài viết đang gây hiểu lầm rất nghiêm trọng. Đánh mốc ở đây khoing phải là đánh bật mốc bám trên chè mà thực ra, đó là quá trình "sấy chè khô lần 2" để giúp cho chè lên hương thơm, trước khi bán. Sau khi sấy lần 2 thì cánh chè chuyển từ màu đen thẫm sang màu hơi bàng bạc, soi kỹ giống như có một lớp mốc mỏng trên chè. Đây là công đoạn rất bình thường mà người làm chè Thái Nguyên nào cũng phải làm. Việc sấy này còn có cách gọi khác là "lấy hương". Nó còn có tác dụng làm chè khô kiệt hơn, giữ mùi thơm, để được lâu hơn... 

- Người làm chè ai cũng biết, không ai ngu đi trộn lẫn thứ gì khác vào chè cả vì mùi thơm đặc trưng của chè TN rất kị các loại mùi lạ, kể cả mùi hoa sen hay nhài (lài). Chính vì thế, chè TN không được dùng để ướp sen hay nhài vì thành phẩm nó sẽ chẳng ra cái mùi gì hết. Các loại chè như Phú Thọ, Yên Bái, Mộc Châu... ít mùi hơn nên khi ướp sẽ giữ được mùi sen hay nhài. 

- Quá trình "đánh mốc chè" đòi hỏi nhiệt độ rất cao, trong thời gian ngắn nên nếu có trộn bất cứ thứ gì vào nó cũng cháy khét và hỏng luôn mẻ chè đó. Vì thế, việc pv của VTV24 nói ghi hình quá trình "trộn chất gì đó vào chè" khi đánh mốc là không đúng thực tế. 

- Nói thì nhiều người không tin nhưng các bà buôn chè ở Đại Từ có cái lưỡi cực siêu. Họ chỉ cần nhúm 5 cọng chè bé xíu, đưa vào mồm nhai nửa phút là có thể đọc vanh vách "lai lịch, tiểu sử" của bao chè đó như: Chè được trồng ở quả đồi nào, hái đúng lứa hay không, hái xong về sao sấy ngay hay để qua đêm, khi sao sấy nhỏ lửa hay to lửa, chè này trước khi hái có phun thuốc gì hay không, hái và sao vào tháng mấy trong năm.... Chính vì công cụ lợi hại này mà người làm chè Đại Từ không bg có trò trộn cái gì đó vào chè. Trước đây, có dạo báo chí rộ lên tin đồn cho rằng "chè trộn phân lân" là bố láo, mất dạy. Phân lân nặng hơn chè rất nhiều nên nếu trộn nó sẽ tự trôi dần xuống cuối bao và quan trọng là nó làm mất sạch mùi chè. Vì tin đồn ngu dốt này mà người nông dân làm chè có dạo đã điêu đứng khổ sở.

Còn chuyện tác nghiệp của 2 bạn pv ở V24 thế nào tôi xin phép không bàn ở đây.

No comments:

Post a Comment