Mẹ Đốp
Ngày 16/05/2016, Văn phòng HĐGMVN đã ra văn thư giải thích Thông báo ngày 30/4/2016 của Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. "Văn thư" có đoạn viết:
"Trong những
ngày qua, chúng tôi nhận được nhiều thắc mắc liên quan Thông báo ký
ngày 30-04-2016, của Đức TGM Phaolo Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám
mục Việt Nam, về tình trạng cá chết bất thường tại miền Trung Việt Nam.
Đức TGM Phaolo ký Thông báo này ngay trước khi lên đường công tác mục
vụ tại Pháp. Có thể vì hơi vội vã nên Ngài không thể trình bày rõ ràng
và chi tiết những suy nghĩ và mong muốn của ngài".
Người Việt Nam chúng ta có câu: "Bút sa gà chết” với
ý nói người viết phải chịu trách nhiệm về những điều đã mình viết và
nói ra. Và điều đó lại càng nhân lên mức độ và tầm quan trọng khi người
nói và viết ra đó ở cương vị đức cao vọng trọng, là thủ lĩnh tinh thần
của hàng triệu người.
Có thể xét về
hàng giáo phẩm trong đạo Công giáo thì vị Chủ tịch Hội đồng Giám mục
Việt Nam hiện tại chỉ là hàng Giám mục chứ chưa lên đến hàng Hồng y như
Hồng y Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội và Hồng y
Phạm Minh Mẫn, nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận TP Hồ Chí Minh, nhưng
Tổng Giám mục Bùi Văn Đọc đang nắm giữ một cương vị quan trọng nhất
trong cơ cấu tổ chức bộ máy giáo hội Công giáo tại Việt Nam; tiếng nói
của ông vì thế cũng trở nên có trọng lượng và định hướng đường hướng
phát triển của giáo hội, ít nhất là trong một thời điểm cụ thể.
Theo dõi nội
dung Thư giải thích được Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam loan báo
nói trên không thể khiến những người theo dõi không phải suy nghĩ. Thậm
chí có người còn cho đó là một BẰNG CHỨNG thể hiện sự bất nhất và thiếu
thận trọng trong cung cách điều hành quản lý của Tổng Giám mục Bùi Văn
Đọc.
Theo đó, nếu
như trong bản Thông báo ra ngày 30-04-2016, ông đã khuyến khích cộng
đồng dân chúa tại Việt Nam (bao gồm các chức sắc, chức việc, tu sỹ nam
nữ và giáo dân) cần tránh những sự nôn nóng, manh động khi diễn tả lo
lắng và sự bức xúc của cá nhân về thảm họa cá chết hàng loạt tại vùng
biển một số tỉnh miền Trung: “Trong lúc này, xin quý cha và anh chị em
giáo dân, khi diễn tả những lo lắng và bức xúc của mình, tránh những
hành động quá khích, dẫn tới xung đột, ảnh hưởng tới sản xuất, giao
thông, vi phạm pháp luật”. Nhưng ở "Thư giải thích" lại đặt vấn đề cho
rằng đã có một sự vội vã nhất định trong việc ra Thông báo bởi thời điểm
ra thông báo cũng là thời điểm ngay trước chuyến công tác mục vụ của
người đừng đầu Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đây cũng là căn nguyên để
nhiều người tin rằng Tổng Giám mục Bùi Văn Đọc sẽ tiến tới phủ nhận,
phuỉ tay những điều đã được nói đến trong bản Thông báo trước đó (?)
Thông thường,
đã là con người thì sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, đó cũng là
căn nguyên lí giải tại sao con người lại luôn có khát vọng hoàn thiện,
làm chủ chính thế giới mình đang là một bộ phận trong đó. Vậy nhưng, câu
hỏi đặt ra ở đây là liệu sự khiếm khuyết được nói đến có giới hạn cho
phép không hay nó là vô tận? Hay nói cách khác, sẽ hoàn toàn cho phép sự
khiếm khuyết ấy được xảy ra trong điều kiện, hoàn cảnh cho phép. Nhưng
với một thảm họa ô nhiễm môi trường như tại miền Trung vừa qua thì đấy
không còn là một sự việc bình thường để khiến một vị chủ chăn tối cao
của một giáo hội lớn như đạo Công giáo tại Việt Nam thiếu thận trọng hay
nghĩ suy trước khi chính thức lên tiếng? Cho nên, nếu nói rằng vì vội
vã đi Pháp, TGM, Chủ tịch HĐGM Việt Nam Bùi Văn Đọc đã không thể trình
bày rõ ràng suy nghĩ và mong muốn của ngài để tiến tới phủ nhận những gì
đã nói ra tại bản Thông báo ra ngày 30 - 04 - 2016 thì e rằng chính lí
do này đã làm giảm tầm cũng như uy tín của Ngài Chủ tịch Hội đồng Giám
mục Việt Nam. Và không lẽ, Vị Tổng Giám mục Bùi Văn Đọc không thể ý thức
được tầm quan trọng, tính hệ trọng của vấn đề được nói đến mà suy xét
kỹ lưỡng và thận trọng hơn (?)
Tuy nhiên, đọc
"thư giải thích" có một chi tiết mà không thể không nói đến, đó là mặc
dù Văn thư ngày 16/05/2016 của Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam
hướng đến "giải thích" và "thanh minh" cho bản Thông báo ngày 30/04/2016
của Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Song "Thư giải thích" lại
không hề đề cập tới chi tiết được cho là rất tích cực trong bản Thông
báo: "Trong lúc này, xin quý cha và anh chị em giáo dân, khi diễn tả
những lo lắng và bức xúc của mình, tránh những hành động quá khích, dẫn
tới xung đột, ảnh hưởng tới sản xuất, giao thông, vi phạm pháp luật”.
Theo cách hiểu này thì hoặc là nội dung được trích dẫn ở trên vẫn được
Ngài Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam khuyến khích cộng đoàn dân chúa
tiếp tục thực hiện; hoặc "thư giải thích" cố tình né tránh, lấp liếm
nội dung đã đề cập trước đó.
Song khi theo
dõi, 04 nội dung được giải thích sau đó thì hẳn đã nhiều người đã bất
ngờ bởi suy cho cùng nó hoàn toàn tương đồng với nội dung đã khuyến
khích trước đó (trong bản Thông báo ngày 30 - 04 -2016). Nghĩa là ngài
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam vẫn kêu gọi tiến tới một "cuộc thảo
luận chân thành", "cần tạo được không khí ôn hòa và bình tĩnh để hai bên
có thể lắng nghe nhau trọng sự tôn trọng lẫn nhau". Văn thư cũng cho
biết: "bạo lực dưới bất cứ hình thức nào từ hai phía, đều không giải
quyết vấn đề cách thấu tình và đạt lý".
Nói như thế để
thấy rằng, đã có một sự mâu thuẫn trong cách diễn đạt trong "Thư giải
thích" của Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam. Nếu như đầu "Thư giải
thích" lấy lí do cho rằng: vì vội vã tham gia chuyến công tác mục vụ tại
Pháp nên chưa thể "trình bày rõ ràng và chi tiết những suy nghĩ và mong
muốn của ngài" thì đồng nghĩa với việc Tổng Giám mục sẽ đi đến phủ nhận
những nội dung được nói trước đó với một lí do được đánh giá là rất đỗi
lãng xẹt và tầm thường. Thì 04 nội dung được nói đến trong Thư giải
thích lại không cho thấy điều đó, mà có chăng chỉ làm rõ, nói thêm về
những điều đã được đề cập trong bản Thông báo trước đó!
Chính vì vậy,
với những điều đã được chỉ ra không loại trừ "Thư giải thích" được Văn
phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam ra đời do sức ép của một số Giám mục,
Linh mục lên Ngài Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Việc cố tình lập
lờ, thiếu thống nhất trong diễn đạt cũng là cách Ngài Chủ tịch Hội đồng
Giám mục Việt Nam (thông qua Văn phòng Hội đồng Giám mục) xoa dịu những
cái đầu nóng đang lên án khi cho rằng người đứng đầu Giáo hội đang đứng
về phía chính quyền thay vì nói tiếng nói của giáo hội. Và xin thưa
rằng, với cách ứng xử được cho là khôn ngoan này, chúng ta hoàn toàn dễ
hiểu tại sao ngài Tổng Giám mục, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt nam Bùi
Văn Đọc nhận được sự cảm thông của các nhà chức trách Việt Nam.
Hay nói cách
khác, trong tình huống này, Tổng Giám mục Bùi Văn Đọc đã có một sự hóa
giải rất đỗi tài tình khi vừa dẹp bỏ những sức ép từ phía giáo hội lên
mình nhưng đồng thời vẫn thể hiện được chính kiến, tiếng nói của mình
đối với một vấn đề mà ông rất đỗi xem trọng. Và tin chắc, một người Công
giáo thực sự chân chính chắc sẽ biết cách hành xử đúng đắn khi tiếp cận
"Thư giải thích" này!
No comments:
Post a Comment