Khi
đọc stt của ông Trần Đăng Tuấn chia sẻ trên FB của mình, ngay dòng đầu:
"Tôi được biết qua báo chí rằng..." tôi cũng chợt nghĩ, sao Hội nghị
hiệp thương lại không làm một việc nên là là gửi thông báo không được
chọn cho ông và những người khác trong lúc báo chí đã thông tin. Trong
thông báo nêu luôn cả lý do không được chọn thì hay biết mấy. Chắc hẳn
trong hội nghị hiệp thương, trước khi biểu quyết, các đại diện mặt trận
đã có đánh giá về từng người một, cân nhắc từng người một.
Sau
sự việc này, cư dân mạng và dư luận xôn xao, nhiều người nuối tiêc và
không hài lòng. Có tờ báo đã phỏng vấn nóng bà Phó chủ tịch Mặt trận HN
vì sao ông Trần Đăng Tuấn không được chọn và tô đậm câu ví von "so bó
đũa chọn cột cờ" của bà ấy như một cách để mĩa mai.
Là người trong cuộc, ông Trần Đăng Tuấn
lại rất chỉnh chu khi đưa lên FB của mình stt: "Tôi được biết qua báo
chí rằng Hội Nghị Hiệp thương lần 3 do Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội tổ
chức đã không đưa phần lớn các cá nhân tự ứng cử vào danh sách bầu ĐBQH
khoá 14. Có những người trong số họ tôi đánh giá cao và trân trọng. Tôi
cũng nằm trong số ứng cử viên không được chọn.
Tôi
không bình luận, cũng không quan tâm lý do và động cơ khiến số đông
trong 83 người dự cuộc họp này không ủng hộ tôi ứng cử.Theo thủ tục bầu
cử hiện nay, họ có quyền như vậy. Họ cũng có trách nhiệm với xã hội và
cử tri khi sử dụng quyền này. Đó là việc của họ.
...Với
kết quả hiệp thương này, về mặt cá nhân, tôi sẽ có cuộc sống ít áp lực
hơn. Nhưng tôi có phần tiếc nuối là không có những điều kiện mà tư cách
Đại biểu QH đem lại để thực hiện dù chỉ một phần những công việc như đã
kể ra ở trên, cũng như tham gia vào các công việc khác vì quyền lợi
chung của tất cả mọi người dân, trong đó có tôi.
Dù vậy, tôi không mảy may bất ngờ hay buồn bực.
Như tôi từng chia sẻ: Tôi có nhiều việc khác để làm và có nhiều cách khác để đóng góp như một công dân.
Tôi
viết stt này để chân thành cám ơn tất cả cử tri nơi cư trú, cử tri nơi
công tác đã ủng hộ tôi. Chân thành cám ơn hàng chục ngàn người đã ủng hộ
tôi khi gặp gỡ trực tiếp hoặc qua mạng xã hội. Cám ơn các đồng nghiệp
báo chí đã chú ý nhiều đến việc tự ứng cử của tôi. Cám ơn thiểu số thành
viên của Hội nghị Hiệp thương lần 3 đã tín nhiệm tôi. Tôi vô cùng trân
trọng sự ủng hộ này từ các vị và các bạn".
Chẳng
còn gì chỉnh chu hơn, đấy là tầm hiểu biết và cách ứng xử của một người
có tư chất chính trị gia. Ông ấy hiểu về cái riêng và cái chung nên
"không mảy may bất ngờ hay buồn bực" và nói rằng "Tôi có nhiều việc khác
để làm và có nhiều cách khác để đóng góp như một công dân".
Biết
làm sao được, trong số người tự ứng cử ở Hà Nội, ngoài 2 gương mặt
sáng giá đã được chọn GS Nguyễn Anh Trí và TS Nguyễn Hữu Ninh còn nhiều
người khác tự ứng cử cũng "Có những người trong số họ tôi (TĐT) đánh giá
cao và trân trọng" không được lựa chọn.
Tôi
cũng tiếc cho trường hợp ông Trần Đăng Tuấn, song cũng chia sẻ với
những người có trách nhiệm trong Hội nghị hiệp thương. Câu nói "bó đũa
chọn cột cờ" cũng thể hiện sự lựa chọn khó khăn của Hội nghị hiệp
thương. Những "cột cờ" tự ứng cử mà Hội nghị hiệp thương HN đã chọn là
ai vậy?
Đó là, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh
sinh năm 1954 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp đại học ngành Sinh học tại
Trường Đại học Szeged (Hungary) năm 1977, bảo vệ luận án tiến sĩ cùng
chuyên ngành tại Viện Hàn lâm Khoa học Hungary năm 1986, là giảng viên
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) từ năm
1977, được Trường Đại học East Anglia (Vương quốc Anh) trao bằng Tiến sĩ
Khoa học danh dự (Doctor of Science Hon.) năm 2002, Trường Đại học Pécs
(Hungary) trao bằng Tiến sĩ danh dự (Doctor Hon.) năm 2009 và trở thành
thành viên Hội đồng Giáo sư Trường Đại học Pécs từ năm 2009.
Năm
2011, ông được Trường Đại học San Diego-SDSU (Hoa Kỳ) mời làm Khoa Liên
kết thành viên (Adjunct Faculty). Ông là đồng tác giả Báo cáo đánh giá
lần thứ tư về Biến đổi khí hậu 2007 của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến
đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPCC), thành viên tập thể tác giả đoạt
giải Nobel Hòa bình (Nobel Peace Prize) năm 2007 của IPCC.
Ông
là tác giả (và đồng tác giả) của nhiều công trình khoa học đã công bố
trong các tạp chí, sách chuyên ngành, các hội thảo khoa học trong nước
và quốc tế.
Hiện
tại, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh là Ủy viên Đòan Chủ tịch Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Trung tâm Nghiên cứu
Giáo dục Môi trường và Phát triển (CERED) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa
học và Kỹ thuật Việt Nam.
Là Anh hùng lao động, Thầy thuốc nhân dân, Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Anh Trí,
sinh năm 1957 – Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương.
Ông được coi là “Kiến trúc sư Trưởng” của Hệ thống Huyết học - Truyền
máu Việt Nam. Là một trong 10 gương mặt được bầu chọn Công dân thủ đô
ưu tú năm 2015.
Trên
30 năm công tác trong ngành Y tế,GS, TS Nguyễn Anh Trí đã hoàn thành
hơn 250 công trình, đề tài khoa học, đào tạo được 25 tiến sĩ và 25 thạc
sĩ. hiện GS.TS Nguyễn Anh Trí là Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền
máu trung ương, Chủ tịch Hội rối loạn đông máu Việt Nam, Phó Chủ tịch
Thường trực Hội đồng tư vấn truyền máu quốc gia, Chủ tịch Hội Huyết học,
truyền máu thành phố Hà Nội.
Ông
là người khởi xướng, tổ chức thực hiện, phối hợp với các đơn vị triển
khai thành công nhiều sự kiện, hoạt động có ý nghĩa sâu, rộng, hiệu quả
trong phong trào hiến máu nhân đạo tại Hà Nội và các tỉnh trong toàn
quốc như: "Mỗi giọt máu - Một tấm lòng", "Trái tim nhân ái", "Giọt máu
nghĩa tình", "Hành trình đỏ", "lễ hội xuân hồng"... Các hoạt động đã làm
thay đổi nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân về quan niệm "Hiến
máu cứu người - Một nghĩa cử cao đẹp". Đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành
tổ chức định kỳ "Lễ hội Xuân hồng", qua đó tiếp nhận được lượng máu rất
lớn, kịp thời phục vụ cho các bệnh viện để cứu chữa bệnh nhân, đem lại
niềm hạnh phúc cho bệnh nhân, gia đình và cả xã hội. Trong Viện của ông
có Trung tâm truyền máu Hà Nội với lượng máu tiếp nhận, chọn lọc lên tới
hơn 200 nghìn đơn vị máu/năm, bảo đảm cung cấp máu và chế phẩm máu an
toàn, chất lượng cho hơn 120 bệnh viện thuộc 16 tỉnh, thành phía Bắc
Với
những đóng góp trên, ông đã được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu
Thầy thuốc Nhân dân, danh hiệu Anh hùng Lao động từ năm 2012.
Những
"cột cờ" ấy, theo tôi là xứng đáng. trong sự cạnh tranh hẳn có người
được, người không được. Người được thì gánh thêm trọng trách, người
không được cũng không vì thế mà bất mãn, thối chí, họ "còn nhiều cách
khác để đóng góp" cho xã hội như ông Trần Đăng Tuấn đã nói.
No comments:
Post a Comment