Đinh Cương
BBT SH: Nhiều người nhận định những "vụ án" xảy ra gần hai thế
kỷ trước bằng nhân sinh quan, chính trị quan của ngày nay, chắc chắn có
nhiều phần lệch lạc. Có thể ta rộng rãi hơn, nhân từ hơn (?) đối với một
số trường hợp. Nhưng đối với những người chấp nhận thế lực "có mưu đồ
xâm lăng" giúp đỡ, bất lợi cho đất nước là chuyện hiển nhiên. Có những
mưu đồ xâm lăng siêu đẳng bắt đầu bằng tinh thần, sau đó mới đến vật
chất. Nhiều trường hợp trên thế giới đã xảy ra, đất đai cũng mất theo
cùng với văn hóa, ngôn ngữ, tổ tông,.. Phải mất bao nhiêu xương máu mới
giữ được. Đó là sự cảnh giác mà mọi con dân người Việt cần phải ý thức
khi người viết cố tình dấu giếm những chi tiết quan trọng đó. (SH)
Ngày 22, tháng 11, 2015 trên báo mạng vnexpress xuất hiện một bài của Trung Sơn với tựa “Bí ẩn mồ chôn tập thể lớn nhất Sài Gòn” (http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bi-an-mo-chon-tap-the-lon-nhat-sai-gon-3313758.html).
Joseph Marchand
Bài báo nói đến Mã Nguỵ thời Vua Minh Mạng hiện nay là Ngã sáu
Công trường Dân Chủ, đường 3/2, Cách Mạng Tháng 8 là khu vực sầm uất tại
TP HCM. Có vẻ tác giả dựa vào ý kiến của ông Nguyễn Đình Đầu. (1)
Nơi đây từng là mồ chôn tập thể 1.831 người già, trẻ trong thành Phiên
An bị quan quân triều đình vua Minh Mạng ra lệnh xử tử vì có liên hệ
đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi 180 năm trước. Theo nhà văn Sơn Nam
thì về sau, ít người gọi "Mả Nguỵ" nữa mà gọi là “Đồng Mả Lạng”, theo
nghĩa mất dấu vết vì thời gian.
Nhưng có nhiều nhà nghiên cứu khác lại có nhiều ý kiến khác
về địa điểm của Mã Nguỵ. Ông Vương Hồng Sển dẫn lại trong cuốn Sài
Gòn năm xưa có hai ý kiến; theo ông Lê Văn Phát trong quyển Khảo về Tả
quân Lê Văn Duyệt (xuất bản năm 1924 tại Sài Gòn) cho biết Mả Ngụy ở
gần trường đua ngựa cũ, thuộc làng Chí Hòa; theo ông Đặng Văn Ký thì Mả
Ngụy ở khoảng bệnh viện Bình Dân (thuộc quận 3), từ đường Lê Văn Duyệt
(nay là Cách Mạng Tháng Tám) vào Chợ Lớn (thuộc quận 5) nằm phía tay
phải đường Điện Biên Phủ ngày nay, tức phía đối diện với bệnh viện.
Bài báo khá hấp dẫn với nhiều điều nói đến Mã Nguỵ, nhưng lại
lờ đi những sự liên quan của bọn ngoại nhân, nhất là Hội Truyền
Giáo (hay Thừa Sai) Hải Ngoại ở Paris [La Société des Missions
Etrangères de Paris (SMEP – Sờ-Mép)], một dòng truyền đạo hoạt động
tại Châu Á, tập trung mạnh mẽ nhất ở Việt Nam từ thế kỷ 17, với âm
mưu giúp quân viễn chinh Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa từ năm
1884 cho đến năm 1945 kéo dài 61 năm.
Trong tham vọng lâu dài ấy, bọn truyền đạo Ca-tô phối hợp với quân
Pháp và về sau với chính quyền thực dân quyết biến Việt Nam
bằng các nỗ lực cải đạo thành một nước theo đạo Ca-tô tương tự như
Philippines.
Thay vào đó tác giả cố lạc dẫn người đọc nhất là giới trẻ theo
chiều hướng đổ mọi tội lỗi lên đầu quan Bố chính Bạch Xuân Nguyên
người đã phụng mật chỉ của vua Minh Mạng năm 1833 truy xét tội trạng
của cố Tả quân Lê Văn Duyệt, rồi ra lệnh bắt giam con nuôi của ông là
Lê Văn Khôi và đồng bọn.
Trung Sơn viết: [Khôi sau đó vượt ngục, tập hợp lực lượng trả
thù. Ngày 18/5/1833, ông cùng thuộc hạ vào dinh quan Bố, giết cả nhà
Bạch Xuân Nguyên. Gặp quan tổng đốc là Nguyễn Văn Quế đem người đến
cứu, nhóm này cũng giết nốt.
Sẵn đà, Lê Văn Khôi chiếm luôn thành Phiên An (Thành Bát Quái),
tự xưng là Đại Nguyên Soái rồi phong quan tước cho các thuộc hạ như một
triều đình riêng. Khôi cũng đánh chiếm các tỉnh lân cận. Bị bất ngờ,
nên các tỉnh khác nhanh chóng thua trận. Chỉ trong một tháng quân của
Khôi đã chiếm được cả 6 tỉnh Nam kỳ lúc đó.
Để bắt Khôi và đám người dưới trướng, triều đình Huế cho hàng
chục nghìn quân thủy, bộ vào Nam, bao vây chặt thành Phiên An (do Tả
quân Lê Văn Duyệt xây xong năm 1830). Thành xây bằng đá ong, cao và
rộng, hào sâu, ở trong thành lại có đủ cả lương thực khí giới nên quan
quân đánh thành lần nào cũng bị chết nhiều người, mà không lấy được.
Tháng Chạp năm ấy, Khôi chết vì bệnh, con trai là Lê Văn Câu mới 8
tuổi lên thay cha cầm cự. Tuy nhiên, phải vất vả mãi đến 2 năm sau, khi
người của Khôi đều đã mệt mỏi, quân triều đình mới hạ được thành và
vào bắt giết tất cả 1.831 người, đem chôn vào một chỗ. Sau gọi là Mả
Ngụy (giặc, phản loạn) hay Mã Biền Tru. Sáu người cầm đầu thì bị đóng
cũi đem về Kinh thành Huế trị tội (án tùng xẻo), trong đó có con trai
Lê Văn Khôi.]
Trung Sơn đã không nói gì đến tội ác của Lê Văn Khôi, mà theo sử
gia Trần Trọng Kim ghi ở trang 140 của Việt Nam Sử Lược “nghịch Khôi đã đem Bạch Xuân Nguyên làm đuốc để tế từ đường.”
Khi nổi loạn, Khôi lấy danh nghĩa tôn phù một người con của Hoàng Tử
Cảnh mất năm 1801. Vị Vương tôn đó bấy giờ đang ở Huế. Nghe tin này vua
Minh Mệnh cho giết ngay con cháu và chị dâu để bọn Khôi hết đường lợi
dụng. Tác giả cũng lờ luôn chuyện tên cố đạo Joseph Marchand, có
tên Việt là Cố Du đã cấu kết với Khôi tụ tập giáo dân để
thiết lập một triều đình Ca-tô mới.
Đất Nam Kỳ là đất do nhà Nguyễn khai sáng ra. Sau khi vua Gia Long
chết, Lê Văn Duyệt vốn là một hoạn quan và là bậc khai quốc công thần,
không ủng hộ Thái tử Đảm (tức Vua Minh Mệnh sau này) lên ngôi nên
có sự bất hoà vua tôi. Đến khi Duyệt mất, thì vua Minh Mạng bãi chức
Tổng Trấn thành Gia Định và đặt chức tổng đốc, tuần phủ, bố chính, án
sát, lĩnh binh, như các tỉnh ở ngoài Bắc. Tỉnh Phiên An (tức là tỉnh
Gia Định) có Nguyễn Văn Quế làm tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm bố
chính, Nguyễn Chương Đạt làm án sát
Lê Văn Khôi, vốn là Nguyễn Hữu Khôi, người ở Cao Bằng, nhân cớ khởi
binh làm loạn, bị quan quân đuổi đánh, mới chạy vào Thanh Hóa, gặp Lê
Văn Duyệt làm kinh lược ở đấy, Khôi xin ra thú. Duyệt tin dùng cho làm
con nuôi, đổi tên họ là Lê Văn Khôi, rồi đem về Gia Định cất nhắc cho
làm đến chức Phó Vệ Úy
Khi Lê Văn Khôi bị bắt giam, liền mưu với mấy người thân tín dấy
loạn. Đêm 18 tháng năm, năm quý tị (1833) là năm Minh Mệnh thứ 14, Khôi
cùng với 27 người lính hồi lương vào dinh quan Bố, giết cả nhà Bạch
Xuân Nguyên, rồi ra gặp quan tổng đốc là Nguyễn Văn Quế đem người đến
cứu, chúng cũng giết nốt. Còn quan Án và quan Lãnh thì chạy thoát
được.
Lê Văn Khôi bèn tự xưng làm Đại Nguyên Súy, phong cho đồng đảng của
mình làm quan chức như một triều đình riêng. Xong Lê Văn Khôi sai
trung quân Thái Công Triều đem quân đi lấy các tỉnh thành, chỉ trong
một tháng mà 6 tỉnh Gia Định thuộc về giặc cả.
Triều đình ở Huế được tin ấy, liền sai Tống Phúc Lương làm Thảo
Nghịch tả tướng quân đem thủy bộ binh tượng vào đánh Lê Văn Khôi. Khi
quan quân vào đến Gia Định, Thái Công Triều của Khôi xin về đái tội
lập công. Lê Văn Khôi biết thế không chống nổi, vào thành Phiên An đóng
cửa lại, rồi chia quân ra chống giữ, và lại sai người đi sang Tiêm La
(Thái Lan bây giờ) cầu cứu. Quân Tiêm nhân dịp ấy, chia làm mấy đạo
sang đánh nước Nam. Quan quân một mặt thì đánh đuổi quân Tiêm, một mặt
thì vây đánh thành Phiên An, Lê Văn Khôi hết sức chống giữ, nhưng đến
tháng chạp năm ấy thì phải bệnh chết. Tuy vậy, quân ngụy ở trong thành
cứ chống giữ mãi, non ba năm trời quan quân mới hạ được thành.
Thành Phiên An là thành của ông Lê Văn Duyệt xây xong năm Minh Mệnh
thứ 11 (1830). Xây toàn bằng đá ong, thành cao và rộng, hào sâu, ở trong
thành lại có đủ cả lương thực khí giới, cho nên quan quân đánh thành
lần nào cũng bị chết hại nhiều người, mà không lấy được. Mãi đến tháng
7 năm ất tị (1835), quân ngụy ở trong thành đã mỏi mệt lắm rồi, quân
triều đình mới hạ được thành và vào bắt giết quân giặc cả thảy đến
1.831 người, đem chôn vào một chỗ, nay gọi là "Mả Ngụy". Còn những
người thủ phạm thì đóng cũi đem về Kinh trị tội.
Vòng xoay Dân Chủ ngày nay là giao lộ của các tuyến đường Võ Thị Sáu - Lý Chính Thắng. Ảnh VN-Express
J. Silvestre trong tạp chí "Revue Indochinoise" số 7-8 năm 1915 và quyển An Nam Sử Lược "Abrégé de l'histoire d'Annam"
của A. Schreiner có chép truyện Lê Văn Khôi khởi loạn ở Gia Định nói
rằng trong 6 người thủ phạm phải đóng cũi giải về Huế, có một linh mục
Ca-tô giáo người nước Pháp tên là Marchand (bấy giờ gọi là cố Du), một
người khách tên là Mạch Tấn Gia, và một đứa con của Khôi, mới lên 7
tuổi.
Nên hiểu rằng Sử gia Trần Trọng Kim khi viết cuốn Việt Nam Sử
Lược là trong thời gian Pháp thuộc nên ông đã phải theo thời thế mà
bẻ cong ngòi bút đôi chút để thọ hưởng bổng lộc. Ông ghi: “Việc ông
cố Marchand thì đã nhiều người bàn đi bàn lại: người thì bảo ông ấy có
ý muốn làm như ông Bá Đa Lộc, để giúp Lê Văn Khôi lập nên một nước
theo đạo Thiên Chúa ở Gia Định, người thì bảo ông ấy bị Lê Văn Khôi bắt
vào trong thành. Việc ấy vẫn phân vân không rõ hẳn ra thế nào.” Rõ
là trò ba phải, đã ảnh hưởng đến các thế hệ về sau. Về đến Huế
thì ông Marchand và 5 người kia đều phải tội lăng trì. Sau này tên cố
đạo phản loạn Joseph Marchand lại được Vatican phong “thánh”.
Joseph Marchand, lúc bị xử lăng trì về tội phản loạn cùng Lê Văn Khôi
Tìm kiếm trên Internet về Joseph Marchand thì thấy ghi ở trang:
Joseph Marchand (Sinh: 17 tháng 8, 1803 – Xử tử: Ngày 30 tháng
11, 1835), là một nhà truyền giáo Ca-tô người Pháp ở Việt Nam, và là
thành viên của Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris [1]
Marchand đã được sinh ra ở Passavant, thuộc Doubs của Pháp. Năm
1833, ông tham gia cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi; Lê Văn Khôi, con trai
(nuôi) của cố thống đốc (tổng trấn) của miền nam Việt Nam Lê Văn Duyệt.
Khôi và Marchand thề sẽ lật đổ Hoàng đế Minh Mạng và thay thế ông bới
My Dương, con trai của cố bào huynh vua Minh Mạng là Nguyễn Phúc Cảnh,
cả hai đều là người Ca-tô giáo. Marchand và Khôi kêu gọi người Ca-tô
giáo tham gia trong việc lật đổ Minh Mạng và cài đặt một hoàng đế Ca-tô
giáo. Họ nhanh chóng chiếm giữ Thành Gia Định và các cuộc nổi dậy kéo
dài hai năm.
Ông bị bắt và xử tử năm 1835 tại Sài Gòn [2] (đúng ra là ở Huế)
và sau đó bị xử lăng trì. Ông đã được (Vatican) phong làm thánh Công
giáo bởi Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1988. (2)
Còn trang của Ca-tô giáo dưới đây cũng ghi tương tự:
Mong điều này có thể giúp cho con chiens (3) len lỏi được vào
giới truyền thông Nhà Nước hiện nay sáng tỏ thêm tri thức sử học
nước nhà thời cận đại.
_____________
Ghi chú:
(1) Ông Nguyễn Đình Đầu, giáo dân Ca-tô thuần thành, thời Pháp
thuộc là một thành viên tích cực của Phong trào Thanh niên Lao động
Công giáo (Jeunnesse Ouvrière Chrétienne - JOC); 1954 di cư vào Nam
phục vụ trong 2 chế độ Cộng Hoà Công giáo. Trong Nam ít ai biết
đến tên trước 1975. Về sau, chuyên nghiên cứu trong lĩnh vực địa lý
học - lịch sử Việt Nam, thường viết nhiều bài ca tụng cố đạo
Alexandre de Rhodes, hay các đồng đạo làm tay sai cho giặc Pháp như
Nguyễn Trường Tộ, Petrus Ký vv…
(2) Giáo dân Ca-tô thường được dạy phải tin Chúa ngay cả những
điều phi logic và phi khoa học. Bible và cố đạo thường rao giảng là
Chúa vốn có mặt khắp nơi, uy dũng vô cùng, hiểu biết vô tận, và
thường ‘quan phòng’ cho con chíens. Vậy cớ sao Chúa không cứu mấy
anh cố đạo hay giáo gian bị xử tử? để Vatican khỏi phải mất thì giờ
phong thánh? Có ích gì khi làm ‘thánh’? Ngay cả Jesus còn không cứu
được mình khỏi bị đóng đinh lúc tuổi còn quá trẻ, vậy thì còn cứu
được ai?
(3) Nhiều người thắc mắc là cố đạo dùng chữ “Chiên” để chỉ giáo
dân Việt Nam, mà lại không dùng chữ cừu hay trừu: Chiên theo Từ
điển phổ thông Hán Việt là: mùi tanh hôi của dê hay cừu. Theo Từ điển
Nguyễn Quốc Hùng: Mùi hôi của loài dê cừu. Thì ra chữ “chiên” viết
gần giống với chữ “chien” tiếng Pháp có nghĩa là “chó”, hay muốn
ám chỉ “chó săn của tây”? Bọn cố đạo đểu thật.
Đinh Cương
Nguồn: tác giả gửi cho SH
________________
Bài đọc thêm:
- Kế Hoạch Xâm Nhập Vào Đỉnh Cao Quyền Lực VN Của Vatican
Võ Đông Cung /KBCHN
No comments:
Post a Comment