Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình - Ảnh: Internet.
Tin từ báo Tuổi trẻ cho hay: "Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối". Trước đó, cơ quan ngoại giao Việt Nam đã phát đi những lời phản đối chính thức trên các phương tiện truyền thông đại chúng:
"Theo thông tin từ các cơ quan chức năng Việt Nam, từ tối 3-4-2016, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã di chuyển đến vị trí có tọa độ 17 độ 3 phút 12 Bắc - 110 độ 4 phút 18 Đông, để tác nghiệp. Đây là khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định.
Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khoan giếng và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này, không có thêm các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và có những đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Việt Nam bảo lưu tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực nói trên bằng tất cả các biện pháp hòa bình được luật pháp quốc tế cho phép để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đó.”
(Phát biểu của ông Lê Hải Bình - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam)
Điểm mới trong
việc phản đối Trung Quốc có các hoạt động vi phạm pháp luật trên biển
Đông của cơ quan Ngoại giao Việt Nam lần này là không chỉ dừng lại ở
tuyên bố bằng lời nói của người phát ngôn viên mà còn được thể hiện bằng
công hàm phản đối - một hình thức trong quan hệ quốc tế mới được xem
như một sự phản đối có tính quyết liệt và cường độ cao hơn. Xét về mặt
hình thức, với việc áp dụng cùng lúc hai hình thức phản đối trên phương
diện ngoại giao (bằng lời nói, công hàm) cho thấy phần nào sự quyết liệt
hơn của Nhà nước Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền
tài phán trên Biển Đông.
Xin được nói
thêm, lâu nay dư luận một bộ phận người dân trong nước cho rằng các nhà
chức trách trong nước đã hết sức yếm thế, "tỏ ra sợ hãi" trước các hành
động leo thang, chủ động gây hấn trên Biển Đông của Trung Quốc. Căn cứ
họ đưa ra không ngoài những hành động có tính hình thức như việc cơ quan
ngoại giao đưa ra các lời phản đối trên phương tiện truyền thông. Vậy
nên, chứng kiến việc cơ quan Ngoại giao Việt Nam cử đại diện trực tiếp
đưa công hàm phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc thì họ nên vui mừng mới
phải. Và dù không nói ra nhưng họ phải thấy được "nhà nước đã lắng nghe
được ý kiến của mình trong thực hiện các đối sách đấu tranh với Trung
Quốc trên Biển Đông" chứ không phải buông ra những lời lẽ khó nghe, hỗn
láo như của ả đàn bà Tạ Phong Tần:
"Mệt mấy cái
công hàm của bọn cộng sản vn chúng mày quá đi. Đưa quài đến mấy ký lô
giấy rồi mà có thằng giặc nào coi công hàm của tụi mày ra cục cứt gì
đâu, dân cứ bị bắt, tàu cứ bị cướp, dàn khoan thích khoan ở đâu thì
khoan...
Chỉ có ký tờ
giấy rồi đem đi đưa thì tao làm cũng được, tao ko cần trả lương, dân
nuôi chúng mày thiệt là uổng cơm, còn thua nuôi chó giữ nhà nữa".
Có lẽ sẽ hơi
thái quá và không công bằng khi người viết lấy ra lời phát biểu của một
kẻ "không có quê hương, xứ sở" để về như Tạ Phong Tần. Bởi một kẻ đã
từng phải ra đi một cách bất đắc chí và "không thể hoàn lương" như Tần
thì khó có thể chấp nhận bất cứ điều gì thuộc về nhà nước. Đó là chưa
nói khi ở bên trời Mỹ kia, cái nơi mà Pháp luật Việt Nam chưa thể điều
chỉnh 100% hành vi của ả thì ả càng tha hồ mà sàm ngôn, tha hồ buông ra
những ngôn từ chợ búa và thiếu nhân văn. Tuy nhiên, nêu ra bài phát biểu
có tính bất chấp sự thật và không thèm đếm xỉa đến nghĩa lý của Tần,
người viết muốn chứng minh rằng đám dân chủ ở hải ngoại mà Tần là đại
diện thực chất như "chó càn dứt dậu"; với chúng nghĩa lý, sự khách quan -
sự thật là những điều hết sức xa xỉ và khó mà có thể tồn tại trong cuộc
sống của chúng. Chúng nêu ra, chúng buông ra những tiếng chửi bởi nó sẽ
khiến chúng có thể có đủ tiền để tồn tại ở nơi xứ người trong bối cảnh
không nghề nghiệp.
Và đáng thương thay cho những kẻ vì tiền mà không thể đứng thẳng để làm một con người bình thường!
No comments:
Post a Comment