2016/03/08

SỬU NHI LÀM QUỐC SỰ


Là người ít nhiều theo dõi trào lưu phản biện của đám sửu nhi (trẻ trâu) xã hội rân xự, tôi thấy chúng thật sự tâm huyết, nghe chúng chém gió có lẽ chẳng thấy chẳng kém Trần Quốc Toản xưa bóp nát trái cam là mấy.

Nhưng tôi lại thấy rằng, nếu để đám này quân sư quạt mo hay cho vào Quốc hội dẫn dắt đất nước thì thật sự chí nguy. Chị Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế nên tham gia cùng các cơ quan bầu cử Quốc hội khám bệnh thật kỹ cho đám sửu nhi đòi vào Quốc hội này, bởi chúng có biểu hiện bởi ba bệnh sau: 1. Mù, 2. Thần kinh, hoang tưởng. 3. Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nên kiểm tra sẽ chúng có bị mù chữ không nữa. Bằng chứng là đây: 

Đám “sửu nhi” trẻ trâu hay kêu gào Đảng Cộng sản Việt Nam “hèn”, thơ ơ với biển đảo, dâng đảo cho ngoại bang đích thị là không biết chữ nên không đọc báo. Báo Tuổi trẻ cách đây không lâu đăng ý kiến của ông Nguyễn Văn Giàu, chuyên gia kinh tế, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, có đoạn như sau:

“Một bài học quan trọng nữa là về kinh nghiệm xử lý Biển Đông. Có thể có ý kiến cân nhắc có nên đưa vào văn kiện đại hội hay không, nhưng cá nhân tôi cho rằng đây là bài học rất lớn và là một bài học thành công.

Khi xảy ra vấn đề Biển Đông (vụ Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép tháng 5-2014 - PV) thì trung ương đang họp, Bộ Chính trị cũng tiến hành họp ngay (ông Nguyễn Văn Giàu là thành viên của Đảng đoàn Quốc hội được tham dự các phiên họp này - PV), tôi nhớ phiên thảo luận đó thì cuối cùng Tổng bí thư quyết.

Tổng bí thư đã nói là bằng mọi cách, bằng mọi giá phải giữ gìn môi trường hòa bình để phát triển kinh tế. Đi bằng cách nào? Bằng ba trụ cột. Trụ cột thứ nhất là luật pháp quốc tế, trụ cột thứ hai là đấu tranh ngoại giao trực tiếp với Trung Quốc và toàn thế giới, với Liên Hiệp Quốc để ủng hộ ta.

Trụ cột thứ ba là thực địa, kể cả mời báo chí trong nước và nước ngoài ra ngoài khu vực nóng. Sau này dư luận ca ngợi người này, người khác thì không phải như vậy, mà là trí tuệ của Bộ Chính trị và người kết luận là Tổng bí thư”.

Ông Vũ Khoan thời biển Đông dậy sóng từng có bài viết sâu sắc với hình ảnh đầy tính định hướng rằng: Cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh trong giải quyết vấn đề quốc gia đại sự. Nói chung, đám cào cào châu chấu nhảy choi choi thì chưa đủ tư cách để chém gió khi mà vừa thiếu tầm nhìn ,vừa thiếu thông tin.

Một câu chuyện đã cũ nhưng cũng cần nhắc lại là một người đạt đến tầm cao của lãnh đạo, minh triết như Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng không ít lần phải nhẫn nhục trước giặc dữ. Để rồi, hồi 1946, các đảng phái phản động ra sức xuyên tạc, cho là chính phủ Việt Minh thỏa hiệp với Pháp, thậm chí còn xúc phạm Hồ Chủ tịch là “bỏ rơi Nam Bộ” là “bán nước”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến Đài Tiếng nói Việt Nam nói trên làn sóng, khuyên đồng bào bình tĩnh, không nghe kẻ địch xuyên tạc, phải đoàn kết rộng rãi, tin tưởng Chính phủ sẽ chèo lái con thuyền Việt Nam qua cơn sóng gió này, hãy muôn người như một, đồng lòng, đồng sức, xiết chặt hàng ngũ xung quanh Chính phủ đưa cách mạng đến thắng lợi. Sau đó ít lâu trước khi lên đường sang Pa ri, với tư cách là thượng khách của nước Pháp, Bác Hồ gửi thư cho đồng bào Nam Bộ qua làn sóng đài Tiếng nói Việt Nam:

… Tôi xin đồng bào cứ bình tĩnh. Tôi xin hứa với đồng bào rằng Hồ Chí Minh không phải là người bán nước.

Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.

Chuyện đám sửu nhi, thiết nghĩ không cần bàn thêm! Thay cho lời kết, xin được trích thêm đôi dòng từ FB anh Phạm Quang Long:

“Một lần, lúc ngồi ăn với một GS Hàn Quốc ở Seoul, ông ấy trách: " người Việt Nam các ông chóng quên thật, không như chúng tôi". Nghe nóng tai, tôi hỏi: " Sao ông nói thế?". Ông ấy thản nhiên:" Các ông đã băt tay với Mỹ chứ chúng tôi không bao giơ quên tội ác của người Nhật. Chúng tôi phá cả dinh Toàn quyền Nhật gần cố cung đấy". Tôi bảo: " Nói ông đừng giận. Chúng tôi không quên mà gác lại quá khứ để hướng về tương lai thôi. Chả thế sao giờ ông và nhiều người Hàn Quốc lại sang nươc tôi làm ăn, sinh sống. Chúng tôi không quên lính Rồng Xanh và những tội ác của họ nhưng cũng không cần nhắc lại hàng ngày vì nó không cần thế ông ạ. Sống mãi với hận thù cũng khổ lắm chứ". Ông ấy im lặng rồi chúng tôi nói sang chuyện khác.

Năm nay đã 37 năm kể từ cuộc chiến ấy. Nỗi đau của những gia đình có người thân ngã xuống trong cuộc chiến tranh ấy đã thành sẹo nhưng vết sẹo thì không bao giờ hết. Những ngày này mọi người đang nhớ về cuộc chiến tranh ấy và những người đã ngã xuống không phải để chồng chất thêm hận thù nhưng cũng cần nhắc nhau đừng quên tâm địa của những kẻ săn sàng cầm dao xỉa vào lưng mình để rồi lại phải trả giá cho sự cả tin đến ngây thơ ấy”.

Trả lời comment một người bạn, anh Long viết: Thời Trần ba lần đánh cho nó ôm đầu máu chạy mà vẫn phải nhún nhường,thằng Sai Thung ngông nghênh thế mà vua quan nhà Trần vẫn nhẫn nhục. Tôi nghĩ cái đích cuối cùng ta cần là ta yên ổn, mạnh lên để là ta, ta thoát khỏi cái bóng của nó. Chó dữ quá thì đừng trêu nó, nó đớp mình, thiệt. Sắm vài cái gậy để đó. Sủa, bố mày không thèm chấp, cắn thì bố đập cho gẫy răng!!!

Trong ảnh:
- Người lính trận Gạc Ma còn đang tại ngũ!

Nguồn: Ở đây

No comments:

Post a Comment