2016/03/15

NHỮNG "THANH ÂM TRONG TRẺO" TRƯỚC THỀM BẦU CỬ QUỐC HỘI KHÓA XIV


Trước khi kết thúc hạn nộp hồ sơ ứng cử, đề cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (theo quy định đến hết ngày 13.3.2016), Ban Tổ chức bầu cử tại Hà Nội tiếp tục nhận được hồ sơ của một số cá nhân. Trong đó, không ồn ào như cách đám dân chủ cuội tham gia bầu cử ở thời điểm đầu, 02 cá nhân từng công tác lâu năm tại đài Truyền hình Việt Nam là NSƯT Kim Tiến và ông Trần Đăng Tuấn - Nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam đã thực sự tạo nên một bầu không khí khác trước thềm bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân khóa XIV. 


NSƯT Kim Tiến (Nguồn: Internet). 

Theo một thống kê chính thức được Ban Tổ chức bầu cử công bố đến hết ngày 13/3, tại Hà Nội "số hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội là 87, trong đó 40 hồ sơ được các cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử và 47 người tự ứng cử. Số hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND thành phố là 205, trong đó 196 người được các cơ quan, tổ chức giới thiệu và 9 người tự ứng cử". Trên thực tế, con số nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tại Ủy ban bầu cử Hà Nội nhiều hơn những con số cuối cùng đã được nêu ra và sẽ không quá khó để liệt kê những cái tên đã bị loại vì những nguyên nhân theo quy định. Tuy nhiên, ngoài việc bị loại trước khi tiến hành hiệp thương vòng thứ nhất thì những con người không có tên ở thông báo cuối cùng này thực sự đã để lại những ấn tượng xấu khi đã biến cái quyền được Hiến định trở thành một trò chơi của riêng chúng. 

Bằng chứng rõ ràng nhất là không nhiều người trong họ hiểu được tiêu chuẩn của một ứng viên Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là gì? Họ hành động chủ yếu dựa trên cảm tính đơn thuần nên khi bị đụng đến vấn đề tiêu chuẩn thì họ phản ứng một cách gay gắt và thái quá. Cách phản ứng của Nguyễn Đình Hà sau khi bị từ chối hồ sơ do chưa kê khai đầy đủ nội dung tại mục 16 trong sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 là một ví dụ. Theo đó, do không kê khai nội dung: “Tham gia làm thành viên của các tổ chức đoàn thể khác” nên Ban Tổ chức bầu cử (nơi Hà nộp hồ sơ) đã trả và yêu cầu Hà hoàn tất để nộp thời gian sau đó. Tuy nhiên, thay vì thực hiện thì Hà lại cho đó như một động thái "gây khó dễ của chính quyền" nên không thực hiện và dẫn đến việc không thể nộp hồ sơ dù đã đến thời hạn cuối cùng. 

Sau chuyện này, phát biểu với Đài Á Châu Tự Do, ứng viên 28 tuổi này đã không ngần ngại phát đi những lời nói có tính hằn học và quy kết hết sức vô lối. Hà đã đổ hết lỗi lên cho chính quyền mà cụ thể là UBND Phường Lý Thái Tổ và cho rằng cơ quan này cố tình làm khó mình dù sau đó chính Hà thừa nhận: "Nguyễn Đình Hà đã cho rằng "anh ta chỉ là thành viên của đảng Dân chủ Việt Nam, do cố Tổng Thư ký Hoàng Minh Chính thành lập; tôi gia nhập đảng trên từ tháng 2/2008”. Anh cũng nói rõ: “từ đó đến nay không có hoạt đông cụ thể gì”. (Phạm Thị Đoan Trang phản ánh lại với Đài Á Châu Tự Do). 

Nói như thế để thấy rằng, chính sự vô lối cùng việc bất chấp quy định liên quan hoạt động bầu cử đã làm cho những ứng viên này đánh mất đi cơ hội của mình trong việc tiến sâu hơn vào các vòng sau. Nhưng cao hơn, những con người này đã thực sự trở thành những kẻ phá bĩnh, tham gia "tự ứng cử" chỉ để “tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 14” như phát biểu của Tiến sỹ Nguyễn Quang A sau khi ông này nhận tin hồ sơ tự ứng cử của mình đã bị loại! 

Vậy nhưng, may thay đến phút cuối của hoạt động tiếp nhận hồ sơ tự ứng cử, đã xuất hiện những cá nhân mà dưới góc nhìn cá nhân tôi cho rằng họ thực sự tâm huyết và đầy trách nhiệm trước khi đưa ra quyết định của mình. NSƯT Kim Tiến và ông Trần Đăng Tuấn là 2 trong số những con người như thế. 

Phát biểu trên trang Hội Thánh Tin Lành Hà Nội, NSƯT Kim Tiến đã cho hay: "Thật lòng, nếu tôi không phải là con của Chúa, không phải là hội viên của Hội Thánh Tin lành Hà Nội thì chắc chắn tôi đã từ chối từ lâu rồi. Rất nhiều cuộc người ta mời tôi dẫn chương trình tôi còn từ chối nữa là làm ĐBQH. Nhưng vì ở đây tôi là đại diện của cộng đồng thuộc linh, không phải là cộng đồng của những sống trong xã hội ngoài đời cho nên tôi không thể nghĩ theo những người ngoài đời được. Đấy là lý do tôi nhận lời Hội thánh để Hội Thánh đề cử.

Tôi bình an khi tôi đến với Chúa. Và bây giờ tôi cũng bình an khi có Chúa và những người cùng cộng đồng đức tin với mình đang đứng đằng sau mình. Đấy là sự khác biệt. Khác với ngày xưa, khi tôi lên một chương trình, tôi rất là run và sợ. Còn bây giờ, với cá nhân tôi, tôi không cảm thấy điều ấy nữa vì tôi biết có một Đấng đang ở bên mình và mình không cảm thấy lo sợ nữa. Chả có gì phải sợ nữa cả bởi mình đã có lòng tin rất vững chắc vào đức tin của mình rồi. Thật ra, lúc tôi còn phân vân và lưỡng lự khi được Hội thánh hỏi ý kiến, nhiều người trọng cộng đồng thuộc linh đã đứng ra Cầu nguyện cho tôi. Bản thân tôi cũng cầu nguyện. Và tôi thấy rằng, mình không bao giờ được phép thoái thác nếu như đấy là ý Chúa". 

Và cũng xin thông tin thêm là NSƯT Kim Tiến đã rất bất ngờ khi được Hội thánh Tin lành Hà Nội đề cử" và như bà đã phát biểu trước báo chí, bà chưa bao giờ thực sự chuẩn bị về mặt tinh thần cho việc mình sẽ ứng cử để làm Đại biểu Quốc hội. Việc bà đi đến quyết định chấp nhận lời đề cử và thực hiện hồ sơ ứng cử xuất phát từ sự ý thức cao về trách nhiệm, khả năng của bản thân. Cụ thể khi được phóng viên báo Viet Nam net hỏi "Bà nghĩ gì về những tiêu chuẩn khi là một ĐBQH?" thì NSƯT này đã cho rằng: "Trước tiên mỗi người đều phải nghĩ đặt đất nước lên trên hết. Nếu được 1 đơn vị nào đó đề cử mình, tức người ta gửi gắm ở mình nguyện vọng". 

Nhà báo Trần Đăng Tuấn (Nguồn: Internet). 

Còn đối với ông Trần Đăng Tuấn, chia sẻ về lí do đưa ra tuyên bố tự ứng cử Đại biểu Quốc hội trên FB cá nhân ông này cho hay: "Lý do duy nhất cho quyết định này là tôi thấy: Đúng là không cần vị trí nào vẫn có thể làm điều hữu ích. Nhưng nếu là đại biểu Quốc hội, sẽ có nhiều điều kiện để làm những điều đúng, điều hữu ích cho cộng đồng hiệu quả hơn”. Cũng như NSƯT Kim Tiến, ông Tuấn ý thức rất rõ ràng về mục đích tự ứng cử của mình chứ không úp úp, mở mở và thiếu rõ ràng như đám "dân chủ" đã chỉ ra ở trên: Hễ bị bóc mẽ là ngay lập tức biến đổi mục đích tự ứng cử. Ông Tuấn cho hay: "Tôi không quá thiếu thực tế. Kể cả nếu sau hiệp thương, tên tôi có trong danh sách để bầu, thì cơ hội trúng cử của tôi, một người tự ứng cử, khách quan mà nhìn nhận, là không nhiều. 

Dù vậy, tôi quyết định tự ứng cử, vì giờ đây tôi nghĩ rằng: Lấy lý do xác suất thành công quá nhỏ mà không làm điều gì đó cần làm, thường chỉ là cách biện hộ cho sự yếu đuối. Hướng đến mục tiêu trúng cử, nhưng tôi không để chuyện trúng hay không trúng cử thành áp lực. Tôi quyết định không bỏ qua cơ hội nhỏ làm những việc hữu ích lớn. Nếu cơ hội nhỏ đó không thành hiện thực, thì tôi sẽ vẫn luôn có những cơ hội lớn để làm các việc hữu ích nhỏ".

Cho đến thời điểm, không ít người đã bị bóc mẽ về sự giả tạo, thậm chí là lợi dụng hoạt động tự ứng cử Đại biểu Quốc hội để thực hiện những mục đích riêng của mình. Ví dụ như Tiến sỹ Nguyễn Quang A tham gia Đại biểu Quốc hội do không có việc gì để làm (với hành động này ông A đã xem Quốc hội như thể là nơi để ông tiêu khiển khi nhàn rỗi); và mới đây nhất người đàn ông này đã ráo hoảnh và trơ tráo đến khi tuyên bố "Tự ứng cử Đại biểu Quốc hội để tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 14”. Tiến sỹ Trần Đăng Tuấn tỏ ra không dấu giếm mục đích tự ứng cử Đại biểu Quốc hội và nếu xét đến tận cùng thì mục đích của ông Tuấn trong hành động này cũng là vì cá nhân ông: "Lấy lý do xác suất thành công quá nhỏ mà không làm điều gì đó cần làm, thường chỉ là cách biện hộ cho sự yếu đuối". Nghĩa là ông đang thông qua hành động này để đảm bảo rằng cá nhân ông sẽ không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để có thể làm được những công việc có ý nghĩa lớn hơn; ông cũng muốn chứng minh rằng mình không "yếu đuối" và cũng không biện hộ cho sự yếu đuối. 

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa ông Tuấn và những người đã từng nói thẳng, nói thật về mục đích tự ứng cử Đại biểu Quốc hội nhưng bị lên án trước đó là điểm xuất phát và tiếng tăm của bản thân. Bởi sẽ chẳng ai nghĩ rằng một người sẵn sàng "từ quan" để đến với những mảnh đời bất hạnh, với chương trình "cơm có thịt" như ông Tuấn lại không thể nhiệt thành nếu trúng cử Đại biểu Quốc hội? Cho nên, dù nói thẳng ra việc tự ứng cử Đại biểu Quốc hội xuất phát từ lí do cá nhân nhưng nó đủ để khiến người ta tin rằng dù ở cương vị nào thì ông Tuấn cũng có thể làm tốt, dù là cương vị Đại biểu Quốc hội! 

Tiếc rằng, những điều tương tự như thế chưa bao giờ được đám người Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Đình Hà... nói ra dù chỉ là một phát ngôn có tính không chính thức trên FB. Đó cũng là lí do lí giải tại sao dù nộp hồ sơ tự ứng cử vào những phút chót nhưng NSƯT Kim Tiến và ông Trần Đăng Tuấn nhanh chóng được chấp nhận! 

An Chiến

No comments:

Post a Comment