2016/03/15

LŨ "ZÂN CHỦ CUỘI" QUAY SANG "CẮN" CÀN CỰU BINH GẠC MA LÊ HỮU THẢO


Cuộc tấn công xâm lược của Hải quân Trung Quốc (HQTQ) đánh chiếm các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xảy ra cách đây 28 năm. Cách đây 28 năm, ngày 14/3/1988, trên biển Đông, 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh cùng tàu HQ 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.Tại sao Trung Quốc (TQ) lại cố đánh chiếm bằng được đảo Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, Việt Nam? Bởi lẽ, đảo Gạc Ma nằm ở vị trí chiến lược, một tiền đồn quân sự quan trọng ở cửa ngõ dẫn từ đất liền Việt Nam ra Trường Sa.

Mưu kế thâm độc, chiến lược mà đất nước láng giềng tham lam này là muốn độc chiếm Trường Sa và hoàn toàn biển Đông. Và muốn chiếm biển Đông thì dã tâm của TQ là chiếm bằng được Gạc Ma để xây dựng hệ thống các sân bay quân sự trên các đảo chiếm trái phép của Việt Nam, đó là hệ thống đường băng sân bay tại đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), kết hợp với đường băng trên đá Chữ Thập, Vành Khăn và Gạc Ma ở Trường Sa sẽ tạo ra một địa thế vô cùng nguy hiểm. Vì thế, Gạc Ma là hòn đảo tiền tiêu của VN và phía TQ đã hèn hạ và hành xử thô bạo khi sử dụng vũ lực cưỡng chiếm trái phép đảo Gạc Ma của VN năm 1988. 
Chân dung "nhân chứng sống" Gạc Ma - cựu chiến binh Lê Hữu Thảo (thứ 2 từ trái sang) (Nguồn: Báo SGGP)

Sự kiện Gạc Ma 1988 hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi và đây cũng là "miếng mồi" cứ hàng năm đến ngày 14/3 là lũ núp bóng danh xưng "dân chủ", "nhân quyền" lại lu loa những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, thêu dệt về các thông tin liên quan. Chúng xuyên tạc rằng, Đảng và Nhà nước VN đã"dâng" Gạc Ma cho TQ nên lúc đó "bộ đội ta có lệnh không được nổ súng” khi đụng độ với HQTQ và các thông tin về vụ Gạc Ma đã bị bưng bít. Sự thật có đúng như lũ zân chủ zỏm này đang ra sức lu loa, lừa bịp và "lái" dư luận hay không?

"Chưa từng nghe ai lệnh cho tôi không được nổ súng"

Đầu tháng 3/1988, TQ huy động lực lượng của 2 hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên 9 đến 12 tàu chiến. Ngay sau đó, HQTQ cho quân chiếm đóng trái phép một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam): chiếm giữ đá Chữ Thập (31-1), đá Châu Viên (18-2), đá Ga Ven (26-2), đá Tư Nghĩa (Huy Gơ, 28-2), Xu Bi (23-3). Cùng thời điểm này, Hải quân Việt Nam đưa vũ khí, khí tài ra đóng giữ tại các đá Tiên Lữ (26-1), đá Lát (5-2), đá Lớn (6-2), đá Đông (18-2), đá Tốc Tan (27-2), đá Núi Le (2-3), bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của Hải quân Trung Quốc ra các đảo lân cận. Phía Việt Nam dự kiến Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và phía đông kinh tuyến 115°.
“Tôi chưa từng nghe ai lệnh cho tôi là không được nổ súng, và tôi không hề phát biểu về có lệnh hay không có lệnh nổ súng...”, đó là lời của cựu chiến binh Lê Hữu Thảo, khi đó là trung sĩ, tiểu đội trưởng thuộc phòng tham mưu lữ đoàn 146 ở trên tàu HQ - 604 của lữ đoàn 125, nhân chứng sống của sự kiện Gạc Ma, khẳng định (...) "Ở đây, nếu có thì chỉ là “không nổ súng trước”, bởi mình không bao giờ khiêu khích. Nhưng khi địch đã nổ súng vào đồng đội mình mà lại nói là không cho nổ súng thì không đúng. Không có bất cứ ông chỉ huy nào lại để lính mình làm bia cho quân địch bắn cả. Tôi mong rằng, những ai còn đưa thông tin này hãy suy nghĩ lại".
Những kẻ chống Cộng cực đoan, các cá nhân, tổ chức phản động trong và ngoài nước đã xuyên tạc nguyên tắc ứng xử của VN trước các hành động gây hấn của TQ năm 1988 là "không nổ súng trước" để"không mắc mưu khiêu khích của đối phương" thành “không được nổ súng”. Rõ ràng đây là thủ đoạn đánh tráo khái niệm, đánh lận con đen của những kẻ đội lốt"dân chủ", "nhân quyền" nhưng bản chất là những kẻ tội đồ, chống phá đất nước. Trả lời phỏng vấn của báo chí, từ trước tới nay, nhân chứng sống Gạc Ma, cựu chiến binh Lê Hữu Thảo vẫn khẳng định rằng, không có mệnh lệnh nào là "không được nổ súng cả". Bởi lẽ, thời điểm năm 1988 khi đó, theo cựu binh Lê Hữu Thảo thì "phương tiện thông tin liên lạc rất khó khăn, chúng tôi làm nhiệm vụ cách tàu một khoảng xa nên không có mệnh lệnh nào là không được nổ súng cả"

Thông tin trên bị bọn chúng thêu dệt, xuyên tạc hòng "lái" dư luận theo luận điệu vu khống Đảng, Nhà nước đã đưa những người lính làm "tấm bia đỡ đạn" tại Gạc Ma. Nực cười hơn, vẫn với luận điệu cũ, chúng lu loa rằng, Đảng và Nhà nước đã"bán" các đảo thuộc Trường Sa và Hoàng Sa cho "thiên triều" TQ!? Chúng lợi dụng tâm lý đám đông của VN là đa số ghét TQ nên bất cứ sự kiện nào, chúng cũng vịn vào luận điệu chống phá, gán ghép Đảng và Nhà nước "bị lệ thuộc" vào nước láng giềng TQ. 

Chúng còn vu cáo với giọng điệu rằng, sự kiện Gạc Ma 14/3/1988 đã bị "bưng bít". Rõ ràng, trong ngày 14-3-1988 sự kiện hải chiến xảy ra, Bộ ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố tố cáo Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền và đánh chiếm một số đảo của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông đại chúng của VN cũng đã lên tiếng phản đối hành động xâm phạm chủ quyền trắng trợn này của TQ. Ngày 25/3/1988, cựu binh lê Hữu Thảo cũng đã có mặt tại Đài Truyền hình Khánh Hòa, Đài Tiếng nói Việt Nam để nói về sự kiện này.

Chân dung "đứa con lạc loài" dòng họ Nguyễn Lân, Nguyễn Lân Thắng (Nguồn: FBNV)

Điều đáng nói ở đây, trong khi ngay cả "nhân chứng sống" Gạc Ma là cựu chiến binh Lê Hữu Thảo (Hà Tĩnh) khẳng định các thông tin trên là đúng sự thật thì lũ"zân chủ zỏm" quay sang tấn công với những ngôn từ xúc phạm cựu binh Lê Hữu Thảo không thương tiếc. "Đầu têu" của trò này là "đứa con lạc loài" Nguyễn Lân Thắng, trên mạng xã hội, y "khơi mào" cho đồng bọn nhảy vào tấn công cựu binh Lê Hữu Thảo bằng cách viết "Anh Lê Hữu Thảo nên đọc và cân nhắc phát biểu của mình trước báo chí, chuyện Gạc Ma đâu phải mỗi mình anh ở đó..."

Trả lời "tút" của "đứa con lạc loài" Nguyễn Lân Thắng, cựu binh Lê Hữu Thảo ôn tồn, nhẹ nhàng nói: "Mình chỉ là thằng lính tác chiến trên chiến trường chỉ phát biểu và mô tả thực tế hiện trạng". Thế nhưng, với những kẻ não phẳng, luôn sẵn máu hằn học, hận thù, chống phá thì những lời lẽ giải thích nhẹ nhàng, lối trả lời điềm tĩnh, trước sau như một của cựu binh Lê Hữu Thảo đã khiến chúng càng điên cuồng, tức tối. Những facer như Minh Tran đã xúc phạm tới cựu binh Lê Hữu Thảo khi bình luận rằng: "Bạn nói giống thịt bụng"; tên Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn gió) vẫn luận điệu vu khống, xuyên tạc cũ "Mô tả theo tuyên giáo định hướng à bạn Thảo"...

Ban đầu, với tinh thần tôn trọng, vui vẻ và hòa đồng, cựu binh Lê Hữu Thảo vẫn kiên nhẫn giải thích cho lũ "zân chủ cuội" này hiểu rằng, các video, clip trên mạng về sự kiện Gạc Ma năm 1988 là clip được ghép các cảnh với nhau trong thời gian ngắn ngủi là mấy phút, không thể miêu tả lại diễn biến sự kiện bi hùng Gạc Ma được. Cựu binh Lê Hữu Thảo nhấn mạnh: "Clip này là những ảnh diễn ra vào chiều ngày 14/3 chứ không phải buổi sáng và được ghi lại bởi một tàu Trung Quốc đứng cách xa nhiều hải lý".

Thứ nữa, bọn chúng cố lu loa rằng, sự kiện Gạc Ma 1988 là TQ thảm sát chứ không phải là cuộc hải chiến vì chỉ có TQ "nã đạn" vào quân Việt Nam chứ phía quân VN không hề phản kháng vì "có lệnh không được nổ súng". Về luận điệu này, xin thưa rằng:

Nếu các chiến sĩ hải quân VN "đứng yên" để quân TQ thu cờ Tổ Quốc thì chắc chắn Trung úy Trần Văn Phương đã không hy sinh anh dũng như vậy, binh nhất Nguyễn Văn Lanh đã không bị thương...khi cố gắng chống lại lũ quân khốn nạn TQ để bảo vệ được lá cờ Tổ Quốc trên đảo. Có lẽ, nếu các chiến sĩ hải quân VN "đứng yên" như lũ zân chủ rêu rao thì tất cả có lẽ chỉ bị bắt làm tù binh và đặc biệt, tàu HQ 604, 605, 505 không bị TQ nã súng (tàu HQ 604 và HQ 605 chìm hẳn, HQ 505 bị bắn cháy phần đuôi...). Những người lính VN đã thực sự chiến đấu hết sức mình, máu đã đổ, có hy sinh, có bị thương, mất mát đau thương bao trùm nhưng họ đã chiến đấu đến phút cuối cùng để giữ cho lá cờ Tổ Quốc không bị lọt vào tay giặc. 

Hải chiến (hải là biển; chiến là chiến đấu) là tên gọi đúng và chuẩn xác nhất, là những gì thế hệ sau này cần tri ân, tưởng nhớ và tôn vinh những người lính - thế hệ đi trước đã ngã xuống để giữ chủ quyền biển đảo. Những kẻ núp bóng danh xưng"dân chủ", "nhân quyền" cố tình lu loa gọi thảm sát phải chăng bọn chúng đang phủ nhận tinh thần quả cảm của những người lính Gạc Ma, phủ nhận sự hy sinh của họ? Phải chăng, bọn chúng đang phủ nhận tinh thần chống ngoại xâm của cả dân tộc, phủ nhận những cống hiến của các anh hùng liệt sĩ, thương binh - thế hệ đã ngã xuống để giữ vững độc lập, tự do, chủ quyền cho bọn chúng ngày nay sống trong hòa bình, sung sướng ngồi phòng máy lạnh, điều hòa để làm "anh hùng bàn phím" phủ nhận sạch trơn những thành quả của ông cha đi trước. 

Lời của cựu binh Lê Hữu Thảo khi trả lời báo Tiền Phong: "Sự thật là sự thật. Chúng tôi không đi làm bia đỡ đạn. Chúng tôi đi theo tiếng gọi bảo vệ biển đảo Tổ quốc" như gáo nước lạnh hắt thẳng vào bộ mặt của những kẻ luôn mồm kêu gào "đấu tranh dân chủ", "nhân quyền" nhưng thực chất là những kẻ tội đồ, chống phá sự an yên của đất nước cong cong hình chữ S này.

An Chiến

No comments:

Post a Comment