2016/03/16

Họ đi tưởng niệm Gạc Ma vì ai?

Loa Phường

Đến hẹn lại lên, ngày 14/3/2016, nhóm No-U lại hô hào tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma, rồi biến nó thành cuộc biểu tình, tuần hành trái phép bất chấp yêu cầu giữ gìn trật tự công cộng của lực lượng trật tự trị an khu vực Hồ Hoàn Kiếm. Theo dõi cuộc tưởng niệm-biểu tình này, dễ thấy ngay được ý đồ của họ

1. Ngay tại sân tượng đài Lý Thái Tổ, trong lời giới thiệu đầu tiên về lý do “tưởng niệm”, Lã Việt Dũng đại diện No-U tuyên bố rằng, họ ở đây “để nói lên sự thật và vì sự thật đó mà những người đấu tranh mạnh mẽ nhất là Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, chị Bùi Thị Minh Hằng và nhiều người khác bị bắt và chúng ta sẽ không quên họ”. Như vậy khỏi cần bàn cãi, thay vì những băng rôn, khẩu hiệu đòi trả tự do cho đồng bọn của họ đã thường xuyên làm trong các cuộc biểu tình trước đây đã khiến dư luận phản ứng, lên án họ núp dưới danh nghĩa biểu tình chống Trung Quốc để đòi chính quyền trả tự do cho những kẻ vi phạm pháp luật bị Công an bắt, xử lý thì nay họ “rút kinh nghiệm” chỉ thể hiện bằng “lời phát biểu”. Qua đó chúng ta có thể hiểu được thông điệp thống nhất trong khẩu hiệu “Đất nước không quên”, “Nhân dân không quên” của họ không chỉ hướng tới các liệt sỹ Gạc Ma
Những cá nhân họ “không quên” ấy có phải bị bắt, xử lý vì “đấu tranh mạnh mẽ cho sự thật” mà họ ám chỉ là Trung Quốc xâm lược Việt Nam không? Nguyễn Hữu Vinh Anh Ba Sàm bị bắt, khởi tố theo Điều 258 BLHS vì điều hành hàng loạt trang web phản động, tuyên truyền chống Nhà nước, như Ba Sàm, Chép Sử Việt, Dân Quyền, tiêu biểu là nội dung 24 bài viết xuyên tạc lịch sử, phí báng lãnh đạo Đảng, Nhà nước được nêu rõ trong Kết luận điều tra vụ án Nguyễn HỮu Vinh, tức không dính dáng đến hành vi biểu tình hay gây rối trật tự công cộng do biểu tình ở Bờ Hồ hay đi tưởng niệm này.
Trường hợp Bùi Hằng cũng vậy, bị bắt sau khi gây gổ với cảnh sát giao thông, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng tại tuyến giao thông huyết mạch nên bị cảnh sát Đồng Nai bắt giữ, khởi tố theo Điều 245 BLHS, càng không dính dáng một tí gì đến “tưởng niệm” hay “biểu tình” chống Trung Quốc!
2. Toàn bộ nội dung bài “diễn văn tưởng niệm anh hùng Gạc Ma” hầu như chỉ toát lên ý đồ lên án cuộc chiến này “bị lãng quên”, người còn sống sót và thân nhân họ “bị lãng quên”, “sống khổ sở”, “cay đắng” và đổ lỗi cho nhân viên công an, giới trẻ không biết đến vụ thảm sát Gạc Ma là lỗi, là ý đồ của nhà cầm quyền “cố ý khiến họ lãng quên” hay một cuốn sách còn gây nhiều tranh cãi, dữ liệu lịch sử thiếu căn cứ khoa học, khách quan của ông tướng Lê Mã Lương (quy kết 64 liệt sỹ Gạc Ma bị chết do lãnh đạo Đảng không cho nổ súng còn đang gây phản ứng gay gắt, lên án xuyên tạc lịch sử của chính những người lính Gạc Ma còn đang sống như ông Lê Hữu Thảo chẳng hạn) đã 13 lần bị từ chối xuất bản. Như vậy, mục đích tưởng niệm - biểu tình tiếp theo của họ là nhằm “phản ứng” với chính quyền, lên án chính quyền khiến dân chúng “lãng quên liệt sỹ chống quân xâm lược Trung Quốc”.
Trên thực tế, không gì hơn là nghe chính những người lính – cựu chiến binh (CCB) Gạc Ma nói, ông Lê Hữu Thảo (một trong 9 CCB Gạc Ma, tiểu đội trưởng nay được bầu là trưởng đoàn CCB Gạc Ma) phủ nhận cuốn sách của ông tướng bảo tang Lê Mã Lương rằng "Chúng tôi không phải bia đỡ đạn!” và mô tả, ta thua vì đây là cuộc chiến không cân sức, chứ không phải vì không được nổ súng: “Khi cờ của ta đã bay trên đảo Gạc Ma thì bắt đầu phía Trung Quốc nổ súng và hai bên lao vào đánh nhau. Cả hai bên đều bị thương và rồi phía bên Trung Quốc bỏ chạy. Tuy nhiên, chạy được khoảng 40-50m thì lính Trung Quốc quay lại nã súng vào quân ta.
Chúng tôi có 27 lính chiến đấu, trong khi đó Trung Quốc có đến hàng ngàn lính thủy quân, 3 tàu khu trục và 1 tàu hộ vệ tên lửa. Chúng ta chỉ có tàu vận tải nhỏ không trang bị vũ khí. Bởi vậy mà mình đã mất mát quá nhiều”...”
Còn về cuộc sống thiếu thốn, ông Lê Hữu Thảo cho rằng “Nếu có thiệt thòi cũng là vì Tổ quốc”. Nhìn lại cũng đâu có cựu binh Gạc Ma còn khó khăn khi hàng triệu thương binh và thân nhân liệt sỹ chống Pháp, chống Mỹ đâu có khác gì họ, đều phải bươn chải trong điều kiện kinh tế đất nước chưa dư dả. 
                           Thích Đàm Thoa đang phát tiền cho những người đi "tưởng niệm"
3. Vẫn như hàng trăm cuộc biểu tình, tụ tập, tuần hàng vì hàng trăm lý do khác nhau ở Hà Nội khác, vẫn tần đấy gương mặt quen thuộc “tưởng niệm”: các biểu tình viên No-U, zân chủ, dân khiếu kiện lâu năm, thân nhân tử tù khiếu nại đang được truyền thông lề trái lợi dụng, thành viên các hội nhóm chuyên “chăn dắt dân oan” mà không có mặt “nhân dân” nào mới là đã đủ nói lên, những thành phần sống nhờ tưởng niệm, sống nhờ biểu tình, sống nhờ quậy phá mà thôi. Những tuyên bố của “thủ lĩnh dân oan” Cấn Thị Thêu, Maria Thúy Nguyễn, hay những kẻ “chăn dắt dân oan chuyên nghiệp” đã cho thấy rõ, đi biểu tình mới có tiền “hỗ trợ dân oan”, không đi đừng mong có tiền. Bởi vậy, ngoài mấy chục biểu tình viên – dân chủ gia chuyên nghiệp, là mấy chục gương mặt “dân oan chuyên nghiệp” tưởng niệm với những mục đích, lý do nêu trên.
Phân tích này đã đủ để chứng minh, thêm một lần nữa, họ chỉ là những kẻ khoác áo tưởng niệm liệt sỹ, lợi dụng danh nghĩa cao quý này để biểu tình, để đạt ý đồ chống phá mà thôi.

No comments:

Post a Comment