2016/01/05

Đức Hồng Y Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức đến Việt Nam để làm gì?

http://molang0205.blogspot.com/2016/01/uc-hong-y-hoi-ong-giam-muc-uc-en-viet.html

Mẹ Đốp


Thông báo của Hội đồng Giám mục Đức ngày 29-12-2015 công bố trên http://vi.radiovaticana.va//%C4%91%E1%BB%A9c_h%E1%…/1197728 cho hay: "Đức Hồng Y Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Đức, Prof.Dr. Reinhard Marx, sắp thăm Việt Nam, từ 08.-17.01.2016". Thông báo cũng nói thêm: "trong cuộc viếng thăm tại ”Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Đông Nam Á, ĐHY Marx muốn tìm hiểu về một Giáo hội đang lớn mạnh trong một tình trạng khó khăn”. ĐHY sẽ dừng lại tại thủ đô Hà Nội, giáo phận Vinh ở miền Trung, và Thành Phố Hồ Chí Minh, thủ đô kinh tế của Việt Nam".

Hồng y Prof.Dr. Reinhard Marx (Nguồn: Internet). 
Được biết đến là một trong 5 Hồng y trẻ nhất được Đức Giáo hoàng Benedicto XVI, dưới thời Đức Giáo Hoàng Fanxico Hồng y Prof.Dr. Reinhard Marx được tham gia vào Hội đồng cố vấn của Tòa thánh (thành viên Hội đồng 9 Hồng Y cố vấn của Đức Giáo hoàng) về việc cải tổ giáo triều Roma; Hồng y Prof.Dr. Reinhard Marx đồng thời cũng là "Chủ tịch Hội đồng kinh tế của Tòa thánh, gồm 8 HY và 7 giáo dân, có nhiệm vụ giám sát các hoạt động kinh tế và tài chánh của Tòa Thánh. Ngoài ra, ĐHY cũng là chủ tịch Ủy ban GM Liên hiệu Âu Châu gọi tắt là Comece". 

Với một vai trò lớn trong giáo hội như thế nên chuyến đi của Hồng y Prof.Dr. Reinhard Marx tới Việt Nam lần này được xem là chuyến thăm quan trọng nhất của một đại diện Tòa thánh (trước đó chủ yếu là các hoạt động của Đại diện không thường trú tại Việt Nam - Tổng Giám mục Leopoldo Girelli) tới một trong các Giáo hội Công giáo có đông tín đồ tại Châu Á. Không loại trừ chính Hồng y Prof.Dr. Reinhard Marx sẽ mang những thông điệp của Đức Giáo hoàng tới giáo hội Công giáo Việt Nam. 

Tuy nhiên, những ai quan tâm sự kiện này hẳn sẽ chú ý tới một nội dung trong Thông báo của Hội đồng Giám mục Đức (đã trích dẫn) đã nói rõ phần nào mục đích của chuyến thăm: "ĐHY Marx muốn tìm hiểu về một Giáo hội đang lớn mạnh trong một tình trạng khó khăn". Nghĩa là trong mắt Hồng y Marx và những nhà lãnh đạo của giáo hội Công giáo hoàn vũ thì Giáo hội Công giáo Việt Nam là một giáo hội lớn và thông thường tiêu chí để đánh gia điều này chủ yếu thông qua số lượng chức sắc và tín đồ của tôn giáo này tại các quốc gia đứng chân. Vậy nhưng, cái khó hiểu được nhất là sự đối lập trong cái mệnh đề nói về mục đích chuyến thăm của vị Hồng y đến từ Cộng hòa liên bang Đức này: "một Giáo hội đang lớn mạnh trong một tình trạng khó khăn". 

Dù cái "khó khăn" ở đây chưa được nói rõ trong Thông báo và cũng chưa hiểu nó ám chỉ điều gì nhưng sẽ không quá khó để đưa ra một đoán định cho riêng điều này. 

Giáo hội Công giáo Đức là một trong các giáo hội có tương đối đông chức sắc, tu sỹ, tín đồ đạo Công giáo gốc Việt Nam. Họ chủ yếu là những người ra đi sau những biến cố lịch sử trong nước hoặc đến Đức để mưu sinh (thông qua con đường xuất khẩu lao động). Các hoạt động thăm thân hàng năm về quê hương đã vô hình làm cho giáo hội Công giáo hai nước có những mối quan hệ khăng khít, mật thiết mà hiếm một giáo hội nào có được. Trên thực tế, chức sắc, tu sỹ và tín đồ Công giáo gốc Việt tại Đức cũng đã trở thành cầu nối cho các hoạt động hợp tác, tài trợ vật chất và tinh thần đối với trong nước. Đó cũng là lí do lí giải tại sao tại nhiều xứ, họ đạo Công giáo trong nước nhiều ngôi nhà thờ kiến trúc Phương Tây mọc lên ngày càng nhiều, quy mô lớn; đời sống giáo dân cũng được nâng lên do các hoạt động xuất khẩu sang làm việc tại các quốc gia này. 

Đáng chú ý hơn, Giáo hội Công giáo Đức thường xuyên theo dõi các diễn biến tình hình tôn giáo trong nước, nhất là những biến cố gắn với Giáo hội Công giáo Việt Nam. Thông tin họ được tiếp cận chủ yếu qua kênh là những con người bất đồng trong nước, những chủ thể là "nạn nhân" trong các biến cố ở hàng loạt các sự vụ lớn nhỏ như tại giáo xứ Tam Tòa (tại TP Đồng Hới, Quảng Bình), giáo xứ Cồn Dầu (TP Đà Nẵng), tại xã Yên Khê (huyện Con Cuông, Nghệ An)... và gần đây nhất là giáo họ Trại Gáo (xã Nghi Phương, Huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Và với những nguồn thông tin kiểu một chiều như thế nên thật dễ hiểu chất lượng, tính đúng đắn, sát thực trong các thông tin họ được tiếp nhận rất hạn chế. Đó là chưa nói với các dụng ý xấu, thậm chí là chống đối nên đám người truyền tải thông tin đã cố tình cắt xén và thêm thắt vào những điều chúng nghĩ ra! Nói như thế để thấy được tại sao trong nhận thức của vị Hồng y - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức và một số cộng đoàn Công giáo Đức trước khi thực hiện chuyến thăm diện mạo tình hình tôn giáo tại Việt Nam, trong đó có đạo Công giáo không được đẹp cho lắm. 

Thật may thay chuyến thăm của Hồng y Prof.Dr. Reinhard Marx tới Việt Nam lần này không phải là để xét đoán hay phê phán và đề nghị nhà chức trách phải làm một điều gì đó mà ông cùng đoàn đến để "tìm hiểu về một giáo hội lớn mạnh đang gặp khó khăn". Và đương nhiên, mọi kết luận và nhìn nhận của Hồng y Prof.Dr. Reinhard Marx cũng như của giáo hội Công giáo Đức và xa hơn là Giáo hội CÔng giáo hoàn vũ sẽ rõ ràng hơn sau chuyến thăm này.

Ấy vậy nhưng, mặc dù Hồng y Prof.Dr. Reinhard Marx chưa thực hiện chuyến thăm và các nhà chức trách tại Việt Nam vẫn chưa có trả lời chính thức về việc Đoàn đăng ký thăm và làm việc tại Việt Nam song đã có những tín hiệu cho thấy một bộ phận người theo đạo Công giáo tại Việt Nam đang cố tình khiến cho Hồng y Prof.Dr. Reinhard Marx hiểu sai về tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Họ sẽ cố gắng vẽ và thêu dệt nên những điều "chỉ có xấu, không có tốt" (toàn màu đen). Thông báo cho ĐHY Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức về Thiên An, Huế do Linh mục An tôn Lê Ngọc Thanh (Dòng chúa cứu thế 38, Kỳ Đồng, TP Hồ Chí Minh - Lm Le Ngoc Thanh) đứng ra dự thảo và dự định sẽ gửi tới tay Hồng y, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức là một ví dụ. 

Và theo thông tin mới nhất thì vị Linh mục Dòng chúa cứu thế này đã gửi tới địa chỉ email của Hồng y Reinhard Marx tại địa chỉ: pressestelle@erzbistum-muenchen.de và Linh mục này cũng đã phát đi lời khuyến cáo rằng: "Đây là mẫu thư gửi ĐHY Reinhard Marx. TGM điạ phận Munchen (Munich) Đức sẽ thăm VN trong thời gian từ 8.-12.01.2016, các bạn có thể copy nguyên văn, lấy tên tôi ra đề tên các bạn và gừi cho Ngài. Đây là lời tiếng Việt". Trong thư có đoạn viết: "Qua các sự kiện này, con xin Ngài hãy lên tiếng mạnh mẽ cho đan viện Thiên An, yêu cần chính quyền phải tôn trọng nới sinh sống và cầu nguyện của đan viện Benediktine VN". 

Đây có thể xem là một bằng chứng sinh động nhất cho cái gọi là những cuộc tiếp đón trọng thị và cái cách mà một bộ phận người Công giáo vẽ nên diện mạo tôn giáo Việt Nam trong mắt bạn bè thập phương: Cố tình tạo ra cái nhìn sai lệch, đối kháng giữa chính quyền trong nước và các giáo hội bên ngoài và mục đích cuối cùng là kêu gọi can thiệp, gây sức ép lên nhà chức trách trong nước. Và xin nói thêm rằng với những dấu hiệu như trên (từ Linh mục Lê Ngọc Thanh), các nhà chức trách tại Việt Nam hoàn toàn có quyền không đồng ý để đoàn của Hồng y Prof.Dr. Reinhard Marx vào thăm, làm việc tại Việt Nam như một lí do tự vệ chính đáng!

No comments:

Post a Comment