2016/01/24

Nỗi khổ của "những kẻ không thể làm người bình thường"!


http://molang0205.blogspot.com/2016/01/noi-kho-cua-nhung-ke-khong-lam-nguoi.html


Chiềng Chạ
Có lẽ đối với bất cứ con người Việt Nam nào Tết cũng là một khoảnh khắc có ý nghĩa đặc biệt; là thời điểm mà mỗi chúng ta sẽ tự quên đi những mối lo âu thường trực để đoàn tụ cùng gia đình và chuẩn bị một cái tết tươm tất và ấm cúng nhất. Ở Entry sau đây tôi xin được chỉ ra thêm một bằng chứng cho thấy kể cả những kẻ giả dối, "kinh doanh, kiếm chác bằng tình thương, bằng sự khổ đau của người khác"/ những kẻ đã chót nói bằng giọng giả nhân, giả nghĩa cũng không phải là ngoại lệ. Có chăng chúng luôn biết ẩn dấu, che lấp đi cái nhu cầu được làm một con người bình thường dưới lớp son phấn hết sức màu mè, khó hiểu của ngôn từ và những thủ thuật của nó! 
Ảnh minh họa (Internet). 

Tôi đang nói đến một hình thức hội nhóm mang màu sắc chính trị có tên "Cứu lấy Dân oan" do Mai Xuân Dũng (FB Dũng Mai) đứng đầu. Có thể ngay sau khi nhóm "Cứu lấy Dân oan" và những hội nhóm kiểu này ra đời, sẽ có người tự hỏi rằng, do đâu và tự bao giờ trên dải đất hình chữ S đã xuất hiện một bộ phận người mà với họ luôn phát đi những điều kiểu như bổn phận của họ là hỗ trợ, trợ giúp "đem lại cho bà con dân oan chút hơi ấm trong những ngày đi khiếu kiện đòi quyền làm người, đòi lại những gì mà họ bị cướp đoạt bằng bạo quyền". Và tôi xin cam đoan rằng nếu ai đó đã từng nghe qua "Hiến chương", "điều lệ" của nhóm này hẳn sẽ phải thốt lên rằng: "xã hội sẽ đẹp hơn nếu có một tổ chức và những con người như thế". Nghĩa là họ xem niềm vui của người khác là của chính mình để phấn đấu cho điều đó và họ cũng sẵn sàng quên đi những thứ niềm vui của bản thân để phấn đấu cho những điều họ nói ra, tuyên bố cho cộng đồng biết! 

Vậy nhưng đúng như câu: "Thức đêm mới thấy đêm dài/Ở lâu mới biết lòng người có nhân...". Và để xác thực xem những hội nhóm kiểu này thực hiện được bao nhiêu % những điều họ đã tuyên bố ra và thực chất cái gì đứng đằng sau những "động cơ rất đỗi tốt đẹp của họ" thì nên chăng hãy nhìn vào những điều họ làm trước những thời khắc yếu mềm nhất đối với một con người bình thường. Tết đến Xuân về là một trong những thời điểm như thế! Sự yếu mềm về mặt tình cảm cùng những nhu cầu thuộc về tinh thần sẽ khiến những mưu toan bất chấp không gian, thời gian phát lộ và trở nên trần trụi hơn bao giờ hết! 

Mai Xuân Dũng trong một lần tiếp cận "dân oan" Hồ Thị Niên (Nguồn: Internet). 

Để làm rõ hơn luận điểm này xin được lấy luôn một ví dụ từ "Thông báo tạm dừng nhận đóng góp" của "Nhóm Cứu lấy dân oan" do Mai Xuân Dũng khởi thảo và đăng tải. Không khiến người tiếp nhận cảm thấy đường đột bởi nội dung chính của bản thông báo, Mai Xuân Dũng đã dẫn dắt người nghe, đọc bằng cái "bảng vàng thành tích" của "Nhóm Cứu lấy dân oan": "Trong năm 2015, nhóm Cứu Lấy Dân Oan (CLDO) đã thay mặt bà con nhận được rất nhiều sự đóng góp, sẻ chia của những tấm lòng nhân ái khắp nơi. Cũng nhờ đó, gần 100 tấn gạo, hàng ngàn chai dầu ăn, hàng nghìn chiếc chăn ấm, áo rét mùa đông đã đem lại cho bà con dân oan chút hơi ấm trong những ngày đi khiếu kiện đòi quyền làm người, đòi lại những gì mà họ bị cướp đoạt bằng bạo quyền. 

Nhóm CLDO rất lo lắng và góp ý kiến cũng như đã chung tay để bà con ở những nơi còn đất, có cơ hội mua các con giống như bò, cá, gà...và mua máy công cụ cho bà con canh tác, tự lo dần đời sống. Mặt khác, nhóm đã lưu ý đến việc học của con em Dân oan, cố gắng cứu trợ tới các cháu và gia đình hàng trăm triệu tiền mua sách, đóng học phí...". 
Cùng với cái không gian, thời gian rất đỗi nhạy cảm: "Một năm đã sắp qua, hôm nay đã là 14 tháng Giêng. Tết Bính Thân đang gần tới và nhóm vui mừng báo tin tới bà con, anh chị em khắp nơi trong cộng đồng yêu thương: Quà Tết và bánh Chưng xuân năm nay đã được chuẩn bị chu đáo xong xuôi, chờ ngày đưa tới từng gia đình bà con bằng nhiều cách, nhiều con đường". Rồi Dũng cũng không quên rào trước, đón sau bằng giọng điệu của một người rất khiêm tốn: "Nhiệm vụ chưa phải đã hoàn thành" và mọi sự bỗng chốc có vấn đề đằng sau cái từ "nhưng": "... những ngày cuối năm việc nhận và chuyển đi những chuyến đò tình nghĩa sẽ gặp nhiều trục trặc về thông tin, rất dễ đem tới nhưng phiền nhiễu và hiểu lầm không đáng có. Chính vì vậy, nhóm CLDO xin thông báo với cộng đồng: Kể từ ngày 23/01/2016, nhóm sẽ tạm dừng việc đón nhận mọi sự đóng góp, chia sẻ vật chất tới nhóm cho tới ngày 5 Tết Bính Thân". 
Ở đây tin chắc là có rất nhiều đồng quan điểm, đánh giá tôi khi đọc cái lí do khiến "nhóm Cứu lấy dân oan" ra thông báo tạm dừng nhận đóng góp" là lí do đưa ra có cái gì đó chưa rõ ràng, khó hiểu và rất mập mờ. Tôi thực sự không hiểu cái ngữ nghĩa của "những ngày cuối năm việc nhận và chuyển đi những chuyến đò tình nghĩa sẽ gặp nhiều trục trặc về thông tin, rất dễ đem tới nhưng phiền nhiễu và hiểu lầm không đáng có" thực chất là gì? 
Đôi khi cái khó hiểu về mặt ngôn từ khi viết, nói ra lỗi phần nhiều thuộc về cách diễn đạt của chính cá nhân đó, tuy nhiên trong trường hợp này hoàn toàn khác; một kẻ có học thức như Mai Xuân Dũng sẽ không kém cỏi đến mức không thể diễn đạt được một cái lí do cho ra hồn. Cho nên, chúng ta hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi: Phải chăng Mai Xuân Dũng đang cố tình tạo ra sự khó hiểu trong lí do được nói ra bởi chính gã đang không thể tìm ra được một cái lí do cho ra hồn. Hay nói cách khác, sự bế tắc về mặt lí do chính đáng và phù hợp cộng với cái dụng ý cố tình tạo ra sự khó hiểu ở Dũng đã cho ra một cái lí do như trên. 
Dụng ý của từ việc dừng nhận đóng góp của Mai Xuân Dũng và đám người trong nhóm "Cứu lấy dân oan" sẽ không quá khó để suy luận; rằng họ cũng là con người, là những kẻ có gia đình thì nhu cầu chăm lo cho cái tết cho chính mình và gia đình là tất yếu. Song cái khó nhất ở đây là việc chúng đã đứng trong một "tổ chức" mà "Hiến chương', "điều lệ" của chúng không cho phép chúng được làm một con người bình thường. Và để làm một con người bình thường thì đương nhiên sẽ hết sức khó khăn và chúng sẽ tự biến mình trở thành trò cười cho thiên hạ! 

No comments:

Post a Comment