2016/01/20

Đánh giá về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Loa Phường
Kết quả hình ảnh cho nguyen tan dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong số lãnh đạo Đảng hiện gây nhiều tranh cãi, tốn giấy mực và công lực đánh phá, hạ bệ nhiều nhất từ phe “đấu tranh dân chủ” (gồm cả cờ vàng, rận chủ trong nước, nhơn sỹ chấy thức và các cụ lão thành cách mạng bất mãn, thiếu thông tin) từ hàng chục năm qua khi ông xuất hiện với vai trò Thủ tướng Chính phủ. Đây là quy luật hiển nhiên của thế lực luôn tìm mọi cách để lật đô một chính thể đang tồn tại.

Lập luận thường thấy của phe rận chủ và cờ vàng là, ngoài việc “sáng chế” ra rất nhiều thể loại “tin vịt” nhằm vào ông kiểu như có lâu đài, nhà thờ họ, có nhà ở Mỹ, có tài khoản bí mật, giàu gấp ba lần Thaksin, kết giao thông gia với đại tá tình báo ngụy VNCH..., chúng tập trung đánh ông xuất thân từ một y tá không đủ trình độ được làm Thủ tướng, cho ông tham nhũng qua việc thổi phồng khối tài sản trong các công ty, ngân hàng mà con gái ông tham gia, rằng o bế cho các con trai lên làm “thái tử đảng”, đại diện cho phe thân Mỹ nên đấu đá, tranh giành quyền lực với phe thân Tàu...
Nhóm lão thành, cán bộ nghỉ hưu bất mãn thiếu thông tin và bị tác động bởi các loại “tin vịt” trên, nhất là lo ngại từ việc con gái ông kết thông gia với “tướng ngụy” nên đã thổi phồng nguy cơ ông Thủ tướng lên Tổng Bí thư sẽ thay đổi thể chế chính trị, từ đó bị dắt mũi theo thông tin bịa đặt đến mức đi chất vấn như thư tố cáo của ông Trịnh Văn Lâu (Tư Cẩn), xoi mói mọi phát ngôn để suy diễn, thổi phồng nguy cơ theo đúng “định hướng”của đám rận chủ, cờ vàng.
Đột nhiên, trước thềm Đại hội XII, một bộ phận trong cái gọi là nhóm “nhơn sỹ chấy thức” dẫn dắt "phong trào dân chủ quốc nội" cho rằng, phong trào dân chủ không còn hy vọng gì với khả năng lật đổ chế độ trong mấy chục năm nữa, họ thể hiện thái độ ủng hộ Thủ tướng với lập luận ông Thủ tướng là người thân phương Tây, có phong cách chính trị gia chuyên nghiệp, có uy và lực trong bộ máy, nếu làm Tổng Bí thư và Chủ tịch nước biết đâu ông sẽ xoay chuyển chế độ sang đa đảng, là bước đệm theo Mỹ, thoát Trung...nên lại hô hào “chọn phương án đỡ xấu hơn trong các phương án xấu”, từ đây dẫn đến nội bộ số “dân chủ” chia bè cánh, chém nhau tơi bời xuốt ngày chỉ vì cái lập luận ủng hộ hay không ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư!!!
Có thể nói, nhìn vào bức tranh tổng thể thành quả kinh tế, xã hội trong nhiệm kỳ Chính phủ 5 năm vừa qua, dấu ấn và thành tựu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không hề nhỏ, tiêu biểu:
- Sự phục hồi kinh tế ấn tượng sau thời gian khủng hoảng, được sự nhìn nhận của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, đặc biệt khủng hoảng về tài chính, ngân hàng có lúc tưởng như “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Ngoại giao phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế, nâng tầm địa vị quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Câu nói "Không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông" của ông đã  được giật tít nóng trên mọi diễn đàn chính trị, nhận được sự tán thưởng chưa từng có.
- An ninh quốc phòng được giữ vững, dù bốn bể, ba “tây” (Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ) đều “khó khăn”, những nguy cơ “tồn vong chế độ” luôn hiện hữu trong bối cảnh thế giới đầy biến động, xung đột, vũ trang, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh giành lợi ích, ảnh hưởng giữa các “nước lớn” luôn thường trực tác động vào Việt Nam.
Đến nay mọi người dân đều có chung nhận xét và đánh giá cao những thành quả của nước ta giành được trong 5 năm vừa qua về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại. Dù phân tích kiểu gì đi nữa cũng khó có thể phủ nhận được vai trò của Đảng,  Chính phủ, trong đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các cộng sự của ông được đánh giá cao. Bởi vậy trong giới truyền thông và quan sát quốc tế đều có những đánh giá, “Thủ tướng là một lãnh đạo sáng giá, có bản lĩnh, có tầm nhìn chiến lược và năng lực lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là lãnh đạo kinh tế và những hoạt động đối ngoại , năng động nhạy bén trong điều hành công việc của đất nước..”
Đã là thực tế thì không thể đánh lận, phủ nhận được. Tiểu biểu vừa qua, Osin Huy Đức bằng bài “Bộ tứ” định dùng một vài dữ liệu “võ đoán qua lăng kính chủ quan” hy vọng đánh đổ ngưỡng vọng và ảo tưởng của giới “trí thức zân chủ” vào kỳ vọng Thủ tướng sẽ tái cử ở vị trí cao hơn “để làm sụp đổ thể chế này” vì “hào kiệt làm sao có thể xuất hiện trong một môi trường chính trị không minh bạch”. Ngay lập tức, thay vì phong trào tấn công nhân sự Đại hội XII, đám zân chủ quay sang ném đủ gách đá vào Osin Huy Đức, vô tình để lộ ra đủ sự ngưỡng mộ của họ dành cho Thủ tướng bất chấp đối lập về quan điểm, tư tưởng, tiêu biểu như một số bài viết “Đôi lời với ông Huy Đức” và “Nhà báo Huy Đức và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” ... Qua sự kiện này cho thấy, dù luôn chống đối chế độ, tham vọng thay đổi thể chế chính trị, nhưng phần đông giới trí thức, zân chủ chống đối đều thừa nhận năng lực và bản lĩnh lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho dù bản thân họ không chịu/dám công khai thừa nhận.
Và thay vì đồn đoán này nọ, điều đơn giản nhất có thể thấy: thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và lẽ dĩ nhiên ông ấy phục vụ lợi ích của đất nước và Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy nên đám cờ vàng đừng ảo tưởng chỉ với vài chiêu tung tin thất thiệt là có thể bôi nhọ được lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

No comments:

Post a Comment