2016/01/06

Ả rập Xê út, liệu có xảy ra chiến tranh?

http://molang0205.blogspot.com/2016/01/a-rap-xe-ut-lieu-co-xay-ra-chien-tranh.html


Mõ Làng

Cuộc hành quyết 47 người, trong đó có cả giáo sỹ Hồi giáo tên tuổi đã làm căng thẳng mối quan hệ quốc gia dầu mỏ giàu có Arab Saudi với Iran. Lo ngại về xung đột lại bùng lên Trung Đông. Liệu nó có thể khơi mào thêm một cuộc chiến tranh nữa?

Nhìn vào cách hành xử của nhà cầm quyền Arab Saudi thì có vẻ như họ đang tỏ ra tự tin vào sức mạnh của mình. Các phạm nhân bị xử bắn và treo cổ tại nhiều địa điểm trên khắp Arab SaudiSheikh Nimr al-Nimr, thủ lĩnh nhóm Hồi giáo Shi'ite thiểu số tại Arab Saudi, bị xử tử vì "chỉ trích" mạnh mẽ hoàng gia và lên án sự thất bại của các lãnh đạo tiền nhiệm Arab Saudi trong việc đối xử không công bằng đối với nhóm người Hồi giáo Shi'ite thiểu số của người Hồi giáo dòng Sunni chiếm đa số. Phần lớn trong số 47 người bị xử tử là người Hồi giáo dòng Sunni, bị kết án tham gia với nhóm al Qaeda tổ chức các cuộc tấn công khủng bố tại Arab Saudi.
Vụ xử tử đã làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Ả rập Xê út với đa số dân là người Sunni, và quốc gia Hồi giáo Shi'ite Iran, vốn tôn vinh thủ lĩnh Nimr là người hùng của nhóm Hồi giáo thiểu số dòng Shi'ite tại Arab Saudi.
Hàng trăm người Hồi giáo dòng Shi'ite tham gia biểu tình khắp huyện Qatif, tỉnh Eastern Province (Arab Saudi) để phản đối việc xử tử Thủ lĩnh Hồi giáo dòng Shi'ite Nimr al-Nimr và hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo Al Saud!” (tên hoàng gia cầm quyền Arab Saudi).
Trang chủ của nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã đăng tải bức ảnh một đao phủ Arab Saudi bên cạnh bức ảnh phiến quân khét tiếng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS Jihadi John với câu hỏi: “Có gì khác biệt giữa họ?”. Lực lượng vệ binh cách mạng Iran tuyên bố sẽ báo thù, coi Arab Saudi là “chế độ ủng hộ khủng bố và chống Hồi giáo”.

Không riêng gì Iran, các quốc gia có người Hồi giáo dòng Shi'ite cũng đã lên tiếng. Đáp lại, Arab Saudi đã tuyên bố cắt đứt ngoại giao, rút nhân viên sứ quán ở Tê hê ran về nước, cấm công dân đi du lịch sang Iran.
Từ sau cuộc chiến với Iraq dưới thời Saddam Hutsein, Arab Saudi đã phục hồi nhanh chóng và giàu có nhờ giá dầu tăng cao. Tuy nhiên, thời hoàng kim đã qua, Arab Saudi đang chìm vào khủng hoảng kinh tế.

Thâm hụt ngân sách kỷ lục lên đến gần 100 tỷ $ vào 2015, Arab Saudi đã phải đưa các biện pháp để cứu vãn nền kinh tế khi quyết định giảm mức trợ cấp nhiên liệu vào đầu tuần này cũng như chuẩn bị rao bán các tài sản nhà nước nhằm cân bằng lại ngân sách khi giá dầu giảm thậm tệ. Các cơ quan báo chí của Arab Saudi cho biết , chính phủ quốc gia này đã chi ngân sách đến 975 tỷ riyal (260tỉ $) trong 2015 nghĩa là tăng 13% so với năm ngoái nên phải quyết định chính sách thắt lưng buộc bụng vào 2016 khi chi ngân sách sẽ phải giảm 14% xuống còn 840 tỷ riyal. Trong một bài phát biểu trên truyền hình nhà nước , vua Salman đăng quang vào giữa năm nay khi vua cha Abdullah băng hà chỉ còn biết cầu Allah để Arab Saudi tránh bị suy thoái kinh tế , giá dầu đã giảm chóng mặt đến dưới 40 $/ thùng , tuy nhiên bất chấp sự cầu khẩn của các quốc gia OPEC, Arab Saudi vẫn quyết chơi đến cùng khi tăng tốc sản xuất dầu mỏ để đánh bại các đối thủ từ dầu đá phiến Mỹ , dầu mỏ Nga đến đối thủ tiềm tàng Iran chuẩn bị được dỡ bỏ cấm vận.

Nhờ được hưởng nguồn lợi khổng lồ từ năng lượng hóa thạch trong nhiều thập kỷ qua, vương triều Arab Saudi đã duy trì một chính sách phúc lợi xã hội đủ đánh gục mọi chống đối từ các thành phần thấp hơn dẫu họ duy trì chế độ cai trị hà khắc và ngột ngạt. Arab Saudi vẫn là quốc gia không có Hiến pháp. Cai quản đất nước bằng "gia đình nhà vua" và kinh koran.

Mới đây, IMF đã khuyến cáo nền kinh tế Riyadh nếu giá dầu vẫn loanh quanh mốc 40$ mà không có chính sách cải tổ kinh tế thì 5 năm tới Arab Saudi sẽ chỉ nhìn khối dự trữ ngoại tệ 600 tỷ $ từ từ giảm dần và không thể cân bằng nổi ngân sách quốc gia với chi phí an sinh xã hội cao.

Cùng với đó, gánh nặng cuộc chiến Yemen do Arab Saudi bảo hộ đang tỏ ra không hiệu quả. Có lẽ cuộc nội chiến tại Yemen sẽ có biến chuyển trong ít tháng tới khi Arab Saudi không thể chịu nổi chi phí tài trợ quân sự cho chính quyền lưu vong Hadi cũng như mướn lính đánh thuê Đông Phi. Ở các tỉnh miền Nam khi quân Houthis đang giành ưu thế và đang nống lên phía bắc.

Nhìn rộng ra , các nhà tài trợ hậu hĩnh thế giới Arab sẽ khó khăn giúp đỡ phe nổi dậy tại Syria cũng như chống lưng chính quyền Ai Cập, có thể nói ván bài chính trị không chỉ là tiền bạc mà còn là toan tính được mất , Arab Saudi đã quá tham vọng trở thành cường quốc thống trị Trung Đông? Vua Salman nên nhớ đến Nasser, Saddam hay Gaddafi ai mà không có ước mơ cháy bỏng này và kết cục thảm hại thế nào?

Tuy nhiên, kịch bản đó khó có thể xảy ra bởi nhà Saud vẫn đang có chiếc ô bảo trợ của Mỹ. Iran kẻ thù lớn nhất của họ thì mới bắt đầu thoát ra khỏi lưới cấm vận làm kinh tế kiệt quệ. Các nước Trung Đông bất đồng chính kiến với họ thì đang chìm trong nội chiến và rối ren. Mặc dầu vậy, hành động "gây thù chuốc oán" với người Hồi giáo dòng Shi'ite có thể sẽ thổi bùng lên đám cháy mới.

No comments:

Post a Comment