2015/11/10

TRUYỀN HÌNH MỸ: TỘI ÁC CỦA VIỆT TÂN QUA PHÓNG SỰ "KHỦNG BỐ Ở LITTLE SAIGON" (PHẦN II)

http://vietnamngayve.blogspot.com/2015/11/truyen-hinh-my-toi-ac-cua-viet-tan-qua_10.html


PHẦN II: THỊT BA RỌI MANG TÊN NGUYỄN XUÂN NGHĨA

Nguyễn Xuân Nghĩa từng làm chức Vụ trưởng Vụ Tuyên vận của Việt Tân. Trong thành phần lãnh đạo của Mặt Trận, ký giả A.C. Thompson cho biết đã phỏng vấn ba người mà ông gọi sáng lập viên, trong đó có Nguyễn Xuân Nghĩa, người duy nhất xuất hiện trong phim. 

Theo các nguồn thông tin, đầu năm 1985, Nguyễn Xuân Nghĩa mới bắt đầu giữ vai trò, trách nhiệm cao của MT. Sau đó, Nguyễn Xuân Nghĩa vận dụng phe cánh của mình để gây áp lực đến Nguyễn Kim Hườn, thành lập một Vụ mới lấy tên là Vụ Kế hoạch, do chính Nguyễn Xuân Nghĩa nắm quyền Vụ trưởng. Với quyền cao chức trọng trong tay, Nguyễn Xuân Nghĩa là một trong những trợ thủ đắc lực của dòng họ Hoàng Cơ. Trong chiến dịch thanh trừng, Nguyễn Xuân nghĩa là người "tích cực" tiếp tay trong vai trò chiến lược then chốt và sau này khi biết được những điều khuất tất ẩn đằng sau của Việt Tân thì y mới dằn vặt bản thân khi phát hiện mình là nạn nhân của một cuộc lường gạt vô tiền khoáng hậu của cả cá nhân lẫn tổ chức?!
Chân dung "thịt ba rọi" (thịt ba chỉ) Nguyễn Xuân Nghĩa (Nguồn: Internet)

Ngoài “Terror in Little Saigon” (Khủng bố ở Little Saigon), kết quả cuộc điều tra còn được đúc kết trong một tài liệu dài 72 trang đi kèm, có tên “Terror in Little Saigon, an Old War comes to a New Country,” do phóng viên A.C. Thompson biên soạn, do trang mạng Frontline công bố hôm 3 tháng 11, trước khi phim được trình chiếu buổi tối cùng ngày. Một đoạn trong tài liệu 72 trang này viết: “Ông Nguyễn Xuân Nghĩa xưa kia là thành viên của Mặt Trận và giờ đây ông nói về thập niên đó trong tư thế bào chữa pha lẫn niềm ân hận...” 
“Trong những lần trò chuyện sau, khi phải đối mặt với những bằng chứng về bạo lực của Mặt Trận, ông đổi giọng. Trong một cuộc phỏng vấn có thu hình, ông Nghĩa nói rằng ‘rất có thể’ là các thành viên Mặt Trận đứng đằng sau vụ ám sát ký giả (Nguyễn) Đạm Phong và có thể đã gây ra những tội ác khác”. “Trong Mặt Trận, ông Nghĩa thừa nhận, có một nhóm rất hung bạo, và khi người quay phim tắt máy, ông Nghĩa thú nhận đã tham gia một buổi họp của Mặt Trận, trong đó các thành viên thảo luận việc ám sát biên tập viên của một nhật báo nổi tiếng ở Quận Cam. Ông Nghĩa nói, ông đã thuyết phục được chiến hữu của mình đừng giết người đó”. “Đó là một chương đen tối trong cuộc đời tôi,” ông Nghĩa nói”
Tuy nhiên, khi vấp phải phản ứng ngược từ những kẻ đồng đảng Việt Tân, Nguyễn Xuân Nghĩa ngay lập tức trở mặt. Y nói rằng, nhóm làm phim tài liệu đã cắt xén phần trả lời của y. Nguyễn Xuân Nghĩa trả lời các trang mạng rằng, y không hề nói với A.C. Thompson rằng bản thân “đã tham gia một buổi họp của Mặt Trận, trong đó các thành viên thảo luận việc ám sát một biên tập viên của một nhật báo nổi tiếng ở Quận Cam". Nguyễn Xuân Nghĩa còn trả lời các trang mạng không chính thống khi cho rằng nhóm A.C. Thompson là "thiếu đạo đức và chuyên nghiệp". Y kể rằng, trước đó A.C.Thompson không nói mục đích rõ ràng cuộc phỏng vấn nên y mới đồng ý nhận lời tiếp chuyện. Nhưng sau đó những câu hỏi của A.C. Thompson đều xoáy sâu vào các nghi vấn Việt Tân giết những nhà báo Mỹ gốc Việt để nhằm bịt miệng họ thì Nguyễn Xuân Nghĩa dường như đang đi lạc đề khi nói: "Vì sao họ không điều tra tìm hiểu những chuyện khác, như ai trong Chính quyền JFKennedy quyết định về số phận của Tổng Thống Diệm? Ai thật sự giết Kennedy hay Mục Sư Martin Luther King?"

Trước luận điệu Nguyễn Xuân Nghĩa nói rằng, nhóm A.C. Thompson phỏng vấn y hơn 04 giờ đồng hồ nhưng khi lên hình thì chỉ vài phút ngắn ngủi, không lột tả, phản ánh trung thực các phần trả lời của y. Về phần này, đa số cư dân mạng đều thống nhất cách giải thích đơn giản rằng, đó là cách tác nghiệp của các phóng viên báo chí. Thường thì các thước phim sẽ kèm hình ảnh đi cùng là các tập tài liệu được dùng để giải thích thêm những gì các nhân vật phát biểu, để để làm rõ hơn câu chuyện, vì thời lượng của phim rất giới hạn. 

Cũng theo các nguồn tin, năm 1991, 03 kẻ cầm đầu của Việt Tân là Hoàng Cơ Định (Dean Nakamura), Trần Xuân Ninh, và cả Nguyễn Xuân Nghĩa, đã kiện ra toà San Jose các nhà báo Cao Thế Dung, Vũ Ngự Chiêu, Nguyễn Thanh Hoàng về tội vu khống, mạ lỵ qua hai cuốn sách "Mặt Trận, những sự thật chưa hề được kể".Qua cuốn sách này đã minh chứng Việt Tân đã mưu sát vợ chồng ký giả Lê Triết vào ngày 22/9/1990 tại Washington DC và đòi bồi thường 550.000$. Qua phiên tòa kéo dài 03 tuần lễ vào T12/1994, trớ trêu và đớn hèn thay, 03 kẻ cầm đầu Việt Tân đã bị xử thua kiện. Và những kẻ này đã phải muối mặt khi nhục nhã trả tốn phí 150 ngàn Đô- la. 

Trước thông tin Nguyễn Xuân Nghĩa trở mặt khi không nhận trách nhiệm khi xuất hiện trong đoạn phóng sự dài hơn 60 phút của nhóm phóng viên Mỹ A.C. Thompson và còn quay trở lại thiếu tôn trọng và vu khống nhóm phóng viên, đại diện A.C. Thompson lên tiếng. A.C. Thompson cho rằng, khi tiến hành quay phim và phỏng vấn Nguyễn Xuân Nghĩa thì ngoài tác giả và nhân vật ra thì còn có sự hiện diện trực tiếp của ba người khác, đó là ông Joseph Sexton, ông Cliff Parker và ông Richard Rowley. Tất cả những người trực tiếp vào thời điểm ấy đều nghe rõ ràng lời của Nguyễn Xuân Nghĩa trả lời phỏng vấn. 

Trước luận điệu Nguyễn Xuân Nghĩa nói rằng, những câu trả lời của y khi nghi vấn rằng Việt Tân đứng đằng sau cái chết của 05 nhà báo nói trên là khi nhóm tác giả A.C. Thompson đang "off the record" (thảo luận không ghi âm) nên Nguyễn Xuân Nghĩa mới bật lên những điều thầm lặng vậy. A.C. Thompson trả lời rằng, nhóm tác giả "chỉ tháo cái microphone ra, tắt đèn của máy ảnh" thì "câu nói đó bật ra từ ông Nghĩa". A.C. Thompson còn nói rằng, anh còn lưu bản notes mà anh ghi chú ngày hôm ấy, nếu cần thiết thì anh sẽ đưa ra đối chứng để buộc Nguyễn Xuân Nghĩa phải tôn trọng sự thật và có trách nhiệm với những lời mà mình đã nói ra. 
"Theo thiển ý của chúng tôi, bộ phim này có lợi cho Việt Tân là khác. Tiếng tốt cũng được, tiếng xấu cũng được, miễn sao Việt Tân được nổi tiếng: đây là mục đích mà họ đeo đuổi suốt hơn 30 năm để hiện hữu".
Lời của Mẹ Nấm Gấu Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đăng tải trên trang mạng xã hội của thị về bộ phim tài liệu "Khủng bố ở tiểu Sài Gòn" đang khiến cho những kẻ cầm đầu Việt Tân nháo nhào, lúc nhúc lo sợ xóa dấu vết. 

Xem thêm: Phần I: Danh sách các nhà báo Mỹ gốc Việt bị Việt Tân ám sát

(Còn nữa)

An Chiến

No comments:

Post a Comment