2015/11/25

Tổng quan vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga

http://molang0205.blogspot.com/2015/11/tong-quan-vu-tho-nhi-ky-ban-ha-may-bay.html?m=1


Kính Chiếu Yêu


















Bộ Quốc phòng Nga khẳng định chiến đấu cơ Su-24 bị bắn rơi trong khi đang bay trở về căn cứ không quân Khmeimim, không xâm phạm không phận Thổ.

"Một chiếc Su-24 trong lúc trên đường trở về căn cứ không quân Khmeimim đã bị chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi trên lãnh thổ của Cộng hòa Arab Syria. Dữ liệu giám sát khách quan cho thấy máy bay này không hề xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ".

Ngay sau đó không quân Nga đã cử máy bay trực thăng MI-24 đến tìm kiếm và giải cứu phi công thì lại bị IS bắn tên lửa TOW làm nổ tung một trực thăng và chết lính Nga.

Phản ứng về vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Nga ngày 24/11, trong cuộc họp báo với Quốc vương Jordani trong khi đang có chuyến thăm chính thức nước này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng đây là hành động"đâm sau lưng" và hành động này "đồng lõa với khủng bố".

Bộ quốc phòng Nga nói thêm, SU-24 của Nga đã bị bắn bằng tên lửa với đầu tầm nhiệt mà không có báo trước. Vì vậy BQP Nga đã đưa ra phương pháp bảo vệ các cuộc không kích của Nga:

1. Tất cả các máy bay ném bom khi thực hiện không kích sẽ có máy bay tiêm kích yểm trợ.

2. Tất cả mục tiêu gây nguy hiểm cho không quân Nga sẽ bị tiêu diệt, với mục tiêu như vậy thì tàu tuần dương hạm mang tên lửa Matxcva đã đưa hệ thống tên lửa phòng không tương tự s300 vào trực chiến, như vây bất kỳ máy bay nào xâm phạm vùng bảo vệ của nó sẽ bị bẮn hạ

BQP Nga cảnh báo: Chúng tôi cảnh cáo, rằng tất cả mọi mục tiêu tiềm tàng hiểm nguy, theo như đánh giá của chúng tôi, sẽ bị tiêu diệt.

3, chấm dứt liên lạc quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi các phi công Nga nhảy dù, từ dưới mặt đất phiến quân IS đã dùng vũ khí bộ binh tấn công họ.

Theo Điều 42, Biên bản I của Công ước Geneva năm 1949 (được bổ sung vào năm 1977) có quy định:

1. Không được phép tấn công phi công đang nhảy dù từ máy bay gặp nạn.

2. Phi công nhảy dù từ máy bay gặp nạn khi tiếp đất phải được trao quyền đầu hàng trước khi bị biến thành mục tiêu, trừ khi phi công này có hành vi thù địch rõ ràng.

3. Các lực lượng đổ bộ không có được quyền bảo vệ này.

Sau khi vụ việc xảy ra, phía Thổ Nhĩ Kỳ không cố gắng liên hệ với Nga mà lại vội vã kêu gọi triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của NATO. Điều này cho thấy họ chỉ cố tập hợp lực lượng để chống Nga chứ không có thiện chí phối hợp chống IS. Dường như là Thổ Nhĩ Kỳ muốn NATO phục vụ lợi ích của IS.

Từ lâu nay Thổ là nước nhận dầu lậu từ IS, chuyển hóa thành nguồn cấp tài chính chủ yếu cho IS và là nơi mở trại huấn luyện trá hình, cung cấp vũ khí cho lực lượng "nổi dậy ôn hòa". Những vũ khí hiện đại mà IS có được chủ yếu được cung cấp từ Mỹ qua con đường này.

Một thượng nghị sỹ Nga Kosachev đã viết trên FB của mình rằng: "Trong một khoảnh khắc đã phá tan tất cả những gì xây đắp nhiều năm qua trong quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: sự tin cậy và đối tác. Đã trở lại sự ngờ vực và thù địch". Theo lời ông, không có hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ xin lỗi — và bây giờ Matxcơva đang chờ đợi phản ứng của các đối tác tiềm năng về liên minh toàn cầu chống khủng bố.

"Còn tất cả các tiếp xúc liên quốc gia với Thổ Nhĩ Kỳ, theo tôi nghĩ, cần bãi bỏ cho đến thời gian tốt lành hơn", — ông Kosachev kết luận.

Động thái mới nhất là Nga đã khuyến cáo công dân của mình nên rời Thổ Nhĩ Kỳ để đảm bảo an toàn. Điều này đồng nghĩa với Nga coi Thổ Nhĩ Kỳ là đất hứa cho khủng bố.

Chưa rõ NATO phản ứng như thế nào với vụ này, song người ta có thể dự đoán về một diễn biến xấu nếu xung đột lan sang cả Thổ trong bối cảnh người Kurd đang muốn độc lập và vừa trải qua một vụ khủng bố thù địch. 

No comments:

Post a Comment