Sáng 13/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 3. Theo dự kiến chương trình, phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kéo dài 9 ngày làm việc từ ngày 13 đến 22/9/2021 để cho ý kiến về các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 và quyết định một số nội dung theo thẩm quyền.
Sáng 14/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng đã đọc tờ trình dự án Luật điện ảnh. Phát biểu tại cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Thiếu tướng Lê Tấn Tưới đã đưa ra ví dụ : “Điển hình, VTV1 chiếu Người phán xử, sau khi chiếu bộ phim đó thì tình hình các băng ổ nhóm tội phạm xã hội đen xảy ra rất nhiều. Chúng ta đất nước quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng luật không giải quyết được mà đưa cho ông trùm làm người phán xử, kể cả phán xử cả lực lượng công an. Phán xử tất cả mà đưa vào đó mà chiếu trên giờ vàng thì ai chịu trách nhiệm về vấn đề này”. Phát biểu này khiến dư luận hiểu nhầm theo khía cạnh đổ hết trách nhiệm cho bộ phim “Người phán xử” đã ngầm kích động các đối tượng phạm tội trong xã hội.
Trước hết phải kể đến là nội dung bộ phim “Người phán xử”, phải nói đây là bộ phim truyền hình hay và cuốn hút người xem đến tập cuối cùng, nằm trong top phim hot thời điểm đó mà hầu hết người dân Việt Nam đều biết. Bên cạnh ý nghĩa tích cực không thể phủ nhận đến từ bộ phim thì đâu đó vẫn còn nhiều cảnh bạo lực thái quá không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, đồng thời phủ nhận vai trò của Nhà nước cùng các cơ quan chức năng, đề cao vai trò của ông trùm trong giới xã hội đen. Qua số liệu thống kê cho thấy có nhiều ổ nhóm tội phạm đã tổ chức và thực hiện theo cách thức tương tự như phim “Người phàn xử”, các clip livestream của những kẻ “giang hồ mạng” cho thấy phảng phất hơi thở của một số nhân vật xã hội đen trong phim.
Tiếp theo đó là phát biểu của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh trong buổi họp Dự thảo Luật điện ảnh sửa đổi, việc nói về phim “Người phán xử” chỉ là cách đưa ra một ví dụ mang tính chất điển hình trong nền điện ảnh nước nhà mà thôi, tầm ảnh hưởng lẫn tác động của tác phẩm điện ảnh đến đời sống xã hội, còn nếu có thời gian hơn chắc hẳn các vị đại biểu như ông Tới còn liệt kê ra rất nhiều phim khác nữa. Việc viện dẫn phim “Người phàn xử” để phản ánh những tác phẩm điện ảnh có nội dung tương tự về bạo lực hay xã hội đen, từ đó nghiên cứu mức độ tác động để điều chỉnh quy định pháp luật cho phù hợp, bảo đảm ý nghĩa của điện ảnh với đời sống xã hội được trọn vẹn nhất.
Không chỉ riêng ở Việt Nam, trên thế giời từng chứng kiến rất nhiều cảnh các cá nhận học đòi làm theo hành động ở các tác phẩm điện ảnh. Chẳng hạn vụ thảm sát trong buổi ra mắt bộ phim Kỵ sĩ bóng đêm trỗi dậy (The Dark Night Rises) là minh chứng cụ thể cho kiểu hành động bắt chước nhân vật trong phim. Theo Wikipedia thì: "Ngày 20-7-2012, một vụ xả súng tại buổi công chiếu bộ phim The Dark Night Rises ở TP Aurora, tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ khiến ít nhất 12 người thiệt mạng và 58 người khác bị thương... Một tay súng đeo mặt nạ chống độc mô phỏng hình tượng nhân vật phản diện Bane của phần này và mặc áo chống đạn, ném lựu đạn hơi cay, bắn về phía khán giả, giết chết 12 người và làm bị thương 58 người khác".
Cho nên, phát biểu của ông Lê Tấn Tới chẳng có gì là sai cả, đó là sự phản ánh chân thực từ phía các cơ quan chức năng, mà đã thật thì sẽ đụng chạm đến tư tưởng của khá nhiều cá nhân có liên quan, nhất là các nhà làm phim hay nhà đầu tư điện ảnh. Phát biểu của ông Tới đã đụng chạm đến góc khuất cảu một số kẻ làm phim bẩn chạy theo xu hướng, chạy theo lợi nhuận mà bất chấp hậu quả xấu do một số bộ phim điện ảnh để lại.
Bản thân các sản phẩm điện ảnh luôn mang trong mình sứ mệnh bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm tính nhân văn, thẩm mỹ và giải trí, đặc biệt là tính giáo dục định hướng cho người xem. Ðiện ảnh là một phương tiện nghệ thuật giúp con người đến với chân - thiện - mỹ nên cần luôn hướng tới mục tiêu đó.
Công Lý
No comments:
Post a Comment