2021/06/23

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI ĐƯA RA CÁC YÊU CẦU VỚI CÁC NHÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ MẠNG XÃ HỘI

Ngày 17.06 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Bộ quy tắc ra đời nhằm điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Đồng thời, xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, góp phần tạo dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.

 

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI ĐƯA RA CÁC YÊU CẦU VỚI CÁC NHÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ MẠNG XÃ HỘI


Bên cạnh việc phải tuân thủ 4 quy tắc ứng xử chung: Tôn trọng, tuân thủ pháp luật; Lành mạnh; An toàn, bảo mật thông tin và Trách nhiệm; khuyến khích người dùng sử dụng họ, tên thật khi tham gia mạng xã hội… Thì Bộ quy tắc ứng xử còn đưa ra những yêu cầu rất cụ thể đối với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Cụ thể tại Điều 7 Bộ quy tắc yêu cầu:

1. Công bố rõ ràng các điều khoản sử dụng dịch vụ, bao gồm tất cả các quyền và nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng.

2. Ban hành và công khai các biện pháp phát hiện, thông báo và phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý, ngăn chặn và loại bỏ các nội dung thông tin vi phạm bản quyền, vi phạm pháp luật.

3. Khi nhận được thông báo yêu cầu loại bỏ các thông tin vi phạm bản quyền, vi phạm pháp luật từ cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phối hợp với tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội để xử lý theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Hướng dẫn người sử dụng mạng xã hội, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của “người yếu thế” trong xã hội (người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em, trẻ vị thành niên, người khuyết tật…) sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh nhằm tránh bị khai thác, lạm dụng, bạo lực về tinh thần trên mạng xã hội; có biện pháp để bảo đảm sự an toàn và phát triển lành mạnh của trẻ em, trẻ vị thành niên trên mạng xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Tôn trọng quyền được bảo vệ thông tin của người sử dụng, không thu thập thông tin cá nhân và cung cấp thông tin của người sử dụng dịch vụ cho bên thứ ba khi chưa được sự cho phép của chủ thể thông tin.

Như vậy, bên cạnh Luật An ninh mạng và các quy định pháp luật khác, Bộ quy tắc ứng xử đã tạo hành lang pháp lý đầy đủ để các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm cho việc phát triển một không gian ảo vừa có tính giải trí đáp ứng nhu cầu của ngườ dùng đồng thời trách việc lợi dụng mạng xã hội thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm các quy định đạo đức xã hội.

LOXEBEN

No comments:

Post a Comment